Danh mục

Điều tra hoạt động chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tại các trường tiểu học tp. HCM năm 2015

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.94 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá thực trạng và hiệu quả thực hiện chương trình nha học đường tại các trường tiểu học TP Hồ Chí Minh năm học 2014-2015; Xác định mong muốn của ban giám hiệu (BGH) và phụ huynh học sinh (PHHS) đối với việc thực hiện chương trình nha học đường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều tra hoạt động chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tại các trường tiểu học tp. HCM năm 2015 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TP. HCM NĂM 2015 Lê Hồng Hà*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và hiệu quả thực hiện chương trình nha học đường tại các trường tiểu học TP Hồ Chí Minh năm học 2014-2015; Xác định mong muốn của ban giám hiệu (BGH) và phụ huynh học sinh (PHHS) đối với việc thực hiện chương trình nha học đường. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: (1) nghiên cứu hồi cứu trên số liệu báo cáo của tất cả các trường tiểu học TP. HCM 2001 – 2015 và (2) nghiên cứu cắt ngang mô tả khám điều tra SKRM, kiến thức và hành vi 1093 học sinh theo các tiêu chuẩn đánh giá của WHO (1997), ý kiến của 1093 phụ huynh học sinh, 16 ban giám hiệu về hoạt động chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tại trường học. Sử dụng phép kiểm χ2, kiểm định phi tham số Wilconxon rank sum để phân tích kết quả. Kết quả: Năm học 2015, 100% số trường mẫu giáo, tiểu học được giảng dạy các bài giảng về sức khỏe răng miệng, 84% số trường tiểu học thực hiện chương trình chải răng sau khi ăn. 79,2% số học sinh được khám răng và 22,3% số học sinh được điều trị. Hiện nay, số phòng nha học đường trong trường học giảm xuống rõ rệt và còn duy trì 143 phòng. Kiến thức chung đúng của học sinh về chăm sóc răng miệng ở mức trung bình với 53,6%.Thái độ đúng của học sinh về chăm sóc răng miệng chiếm tỉ lệ cao với 92,2%.Tỉ lệ thực hành chung đúng của học sinh rất thấp, chỉ đạt 25,9%. Về tình trạng bệnh sâu rang: Theo phân loại của WHO, tỉ lệ sâu răng học sinh 10 tuổi tại các trường tiểu học TP. HCM là 64% và xếp vào nhóm sâu răng trung bình; Chỉ số SMTR của mẫu khảo sát nằm ở mức thấp 2,5. Về tình trạng VSRM: Trước chải răng, chỉ số QHI đa số ở mức 3,1-5,0, không có phân phối bình thường, trung vị là 3,6, thể hiện tình trạng VSRM kém (chiếm 63,2%); Sau chải răng, chỉ số QHI giảm, Chỉ số QHI trung bình của học sinh là 2,61, thể hiện tình trạng VSRM trung bình (chiếm 54,3%). Về ý kiến của PHHS: Phần lớn PHHS thấy cần thiết phải có phòng NHĐ tại trường học và đồng ý đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng nha học đường; Ý kiến BGH: Hầu hết Ban Giám Hiệu thấy cần thiết tăng thêm bài giảng trong sách giáo khoa và thành lập phòng NHĐ tại các trường có trên 1000 học sinh. Kết luận : Chương trình nha học đường tại các trường tiểu học TP Hồ Chí Minh năm học 2014-2015 đem lại hiệu quả to lớn giúp giảm tình trạng sâu răng. Tuy nhiên , do nguyên nhân chủ quan và khách quan, một số nội dung thực hiện còn chưa chuẩn, chưa thống nhất, khó khăn khi thực hiện vì vậy cần phải nghiên cứu , chỉnh sửa để phù hợp với tình hình hiện nay. Từ khóa: chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tại trường học. ABSTRACT THE SCHOOL-BASED ORAL HEALTH CARE ACTIVITY SURVEY OF PRIMARY SCHOOLS IN HO CHI MINH CITY IN YEAR 2015 Le Hong Ha, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 255 - 262 Objective: to assess the situation and the effestiveness of the school based oral health care program in Ho Chi * Khóa CKII 2013-2015 - Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH YD TPHCM. **Bộ môn Nha Khoa Cơ Sở - Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH YD TPHCM Tác giả liên lạc: BS CK II Lê Hồng Hà ĐT: 0916790602 Email: Habao012@gmail.com Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 255 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Minh City in school year 2014-2015; and to determine demands of school principals and parents regarding implementation of the school progam. Methods: (1) Retrospective study was conducted by using the reported data from all primary schools in HCMC in the school-year 2001 – 2015; and (2) cross-sectional study was designed to exam oral health, and to collect data regarding knowledge and behavior among 1093 school children according to WHO criteria (1997). In addititon, in the cross-sectional study, the opinions of their parents regarding the school program was collected, 16 school principals was interviewed to gather data related to be activities of their program at the school. Χ2-test and Wilcoxon rank sum were applied Result: In school year 2015, 100% of primary schools were raised oral health education lectures, 84% of the primary schools was implemented the tooth-brushing program after meal. 79.2% of the schools was used to do dental examination for their students and 22.3% of the school-children was received the dental treatment, number of the schools w ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: