Danh mục

Điều tra tình hình phân bố và khả năng tái sinh tự nhiên của một số loài trong chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 597.65 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết tiến hành điều tra tình hình phân bố và khả năng tái sinh tự nhiên của một số loài ở Việt Nam, nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu làm tăng nguồn dược liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều tra tình hình phân bố và khả năng tái sinh tự nhiên của một số loài trong chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt NamHỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH TỰ NHIÊNCỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI NHÀU (Morinda L.) Ở VIỆT NAMVŨ HƢƠNG GIANG, NINH KHẮC BẢN,TRẦN MỸ LINH, LÊ QUỲNH LIÊNViện Hóa sinh biển,Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamChi Nhàu (Morinda L.), thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), trên thế giới có khoảng 40 loài [6], ởViệt Nam hiện đã biết 9 loài và 3 thứ [3]. Các loài trong chi Nhàu phân bố ở hầu hết các khuvực của Việt Nam. Trong dân gian, chi Nhàu được sử dụng phổ biến để chữa một số bệnh nhưcao huyết áp, nhức mỏi tay chân, đau lưng, sài uốn ván, chữa lỵ, ỉa chảy, cảm sốt, bồi bổ sứckhỏe, chữa lành vết thương, vết loét…. Ngoài ra chi Nhàu còn được sử dụng để nhuộm vải [4].Cho đến nay, các loài trong chi Nhàu chủ yếu phân bố và phát triển tự nhiên trong các khurừng tái sinh hoặc những vùng đất trống. Số ít loài được nghiên cứu về khả năng nhân giốngnhằm tăng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược như: Morinda citrifolia, Morindaofficinalis [5,7], trong khi các loài khác thuộc chi Nhàu cũng được sử dụng khá phổ biến ở cộngđồng dân tộc Cơ tu, Vân Kiều như M. umbellata, M. longifolia trong việc phòng và điều trị bệnh[1, 2]. Thấy được tiềm năng của chi Nhàu trong đời sống con người, chúng tôi đã tiến hành điềutra tình hình phân bố và khả năng tái sinh tự nhiên của một số loài ở Việt Nam, nhằm làm cơ sởcho các nghiên cứu làm tăng nguồn dược liệu.I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU+ Khảo sát điều tra sự phân bố của các loài trong chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam.+ Giám định tên mẫu bằng phương pháp hình thái so sánh.+ Đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của một số loài thuộc chi Nhàu thông qua quá trìnhquan sát, ghi chép từ các đợt khảo sát thực địa nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụngtăng nguồn nguyên liệu.+ Lập 2 ô tiêu chuẩn (OTC) ngẫu nhiên cho mỗi loài (loài M. tomnetosa tại Nha Trang –Khánh Hòa và loài M. longifolia tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên-Huế) với diện tích 1OTC là 1000m2 (25 m x 40 m), trong mỗi OTC lập các ô dạng bản (ODB), mỗi ODB có diệntích 6m2 (2 m x 3 m), trong mỗi OTC được xác định vị trí của 15 ODB, cây tái sinh được điềutra trong các ODB là những cây có chiều cao < 1 m, tổng diện tích điều tra là 9% diện tích OTCtương ứng với 30 ODB đối với mỗi loài và được phân bố như sau:1357HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6Tiến hành đo đếm số cây tái sinh và so sánh khả năng tái sinh tự nhiên giữa hai loài Nhàunghiên cứu (theo dõi từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2014).II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Sự phân bố của các loài trong chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt NamQua quá trình khảo sát thực địa về sự phân bố các loài thuộc chi Nhàu (Morinda L.) chúngtôi thấy rằng, các loài Nhàu thường mọc hoang dại ở khắp nơi. Dựa vào những ghi nhận tại cácđịa danh thu mẫu, tọa độ (kinh độ Đông, vĩ độ Bắc) và điều kiện sinh thái của khu vực, nơi cócác loài thuộc chi Nhàu sinh trưởng phát triển, cũng như thu thập các mẫu tiêu bản của một sốloài trong chi Nhàu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong tự nhiên các loài Nhàu phân bố ởkhu vực phía Bắc (Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ninh...) đến khu vực BắcTrung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế...) nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất trong cảnước, vùng này có thời tiết lạnh và có những lúc khô nóng do ảnh hưởng của gió Tây Nam(nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 39-40oC, độ ẩm thấp nhất khoảng từ 20-25%); các vùng venbiển (Khánh Hòa, Ninh Thuận) nơi có khí hậu nhiệt đới ôn hòa, vừa chịu sự chi phối của khíhậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương, vì vậy mùa đông ít lạnh vàmùa khô kéo dài (mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, nhiệtđộ trung bình năm là 25-26,5oC) đến các khu vực Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk), nơi có khíhậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô khí hậu khô và lạnh,độ ẩm thấp, mùa mưa khí hậu ẩm và dịu mát. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 240C;lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.900-2.000 mm, tập trung chủ yếu trong mùa mưa).Chúng tôi cũng tìm thấy các loài Nhàu sinh trưởng ở một số tỉnh ven biển, nơi có độ cao từ30 m so với mặt nước biển (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Ninh) đến các vùng núi caonguyên như Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng với độ cao khoảng 1.200 m so với mặt nước biển.Theo các kết quả đã có trên thế giới (Bhutan, Banglades, Thái Lan, Mianma, Malaixia Ấn Độ,Trung Quốc, Úc) cho thấy các loài thuộc chi Nhàu sinh trưởng ở độ cao từ 0,5-1.300 m so vớimặt nước biển.Những kết quả thu được trong Bảng 1 cho thấy, loài Ba kích (M. officinalis) chỉ phân bố từvùng Đông Bắc Bộ (Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ninh) nơi có khí hậu cận nhiệtđới ẩm, điển hình là mùa đông lạnh, cuối mùa có hiện tượng mưa phùn đặc t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: