Danh mục

Điều tra về gián ở Thành Phố Hồ Chí Minh và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ bằng phương pháp sinh học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 238.67 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát mức độ phổ biến của gián, xác định thành phần các loài gián ở một số quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh và một số loài thực vật có tiềm năng xua đuổi gián. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều tra về gián ở Thành Phố Hồ Chí Minh và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ bằng phương pháp sinh học ĐIỀU TRA VỀ GIÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC Trần Thị Thùy Dương, Phạm Trần Yến Nhi, Trần Tuấn Tông, Đoàn Xuân Trang Viện Công nghệ Việt  Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Hai TÓM TẮT Gián là loài côn trùng gây hại ở đô thị thông qua việc làm ô nhiễm thực phẩm, gây mùi hôi, lây nhiễm nhiều loại bệnh nguy hiểm và nhiều phiền toái khác cho con người. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát mức độ phổ biến của gián, xác định thành phần các loài gián ở một số quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh và một số loài thực vật có tiềm năng xua đuổi gián. Kết quả thu được cho thấy gián có mặt mặt ở khắp mọi nơi, kể cả ở những quận trung tâm cho đến những quận, huyện ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh và có sự khác biệt ở các phân cấp nhà ở khác nhau. Thành phần gián chủ yếu là 2 loài gián Mỹ (Periplaneta americana) và gián Đức (Blattella germanica). Một số loài thực vật có tiềm năng xua đuổi gián đã được xác định là đinh hương, chanh thái, neem, nghệ và sầu đâu. Từ khóa: Xua đuổi, gián, PC, thuốc trừ dịch hại. ABSTRACT Cockroaches are urban pests through contamination of food, odors, vector of many dangerous diseases and other human troubles. This study was conducted to investigate the repellent of cockroaches, identify the composition of cockroach species in some districts in Ho Chi Minh City and some plant species that have the potential to repel cockroaches. The results showed that cockroaches are present everywhere, including the central districts to the suburban districts and Ho Chi Minh City and there are differences in different housing hierarchies. The composition of cockroaches is mainly 2 species of American cockroach (Periplaneta americana) and German cockroach (Blattella germanica). Some plants that have the potential to repel cockroaches have been identified as cloves, kaffir lemon, neem, turmeric and melancholy. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Gián là một loài côn trùng gây hại ở nhiều nơi trên thế giới. Gián là vật mang vi sinh vật gây bệnh bao gồm khoảng 40 loài vi khuẩn, gần 12 loài giun sán gây bệnh, động vật nguyên sinh, nấm, vi khuần và virus gây bệnh cho người [1, 3, 5]. Các mầm bệnh sẽ bám lên gián khi chúng bò khắp nơi trong môi trường sống bẩn sau đó nhiễm vào nguồn thức ăn [2, 4]. Hiện nay ở Việt Nam, biện pháp phòng trừ gián chủ yếu vẫn sử dụng hóa chất để phun, xịt vì tính tiện dụng và có hiệu quả nhanh. Trong khi đó, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và phát triển các chế phẩm sinh học có 302 nguồn gốc từ thực vật để phòng trừ gián. Có thể tìm thấy các báo cáo khoa học về việc thử nghiệm các hoạt chất có nguồn gốc từ thực vật để trừ gián ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng ở nước ta, việc phòng trừ gián bằng các phương pháp an toàn sinh học chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ xã hội và các nhà khoa học. Bài báo này trình bày kết quả điều tra thành phần gián ở Việt Nam và hiệu quả xua đuổi gián của các loài thực vật. 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu: Các quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8. Phân cấp nhà của các hộ gia đình tham gia khảo sát gồm nhà cấp 2, nhà cấp 3 và chung cư. 2.1 Thu thập mẫu Theo Lee và Heng (2000): Sử dụng bẫy dạng lọ nhựa có đường kính 10 cm và chiều cao 15 cm, bên trong đặt bánh mì và 1 chút bia làm mồi nhử. Bên ngoài bẫy dán 3 mảnh giấy có chiều rộng 2,5 cm và chiều dài bằng với chiều cao của hộp để cho gián dễ dàng chui vào hộp, phía trong miệng lọ được bôi vaseline để ngăn không cho gián thoát ra ngoài. Tùy thuộc từng đơn vị khảo sát, bố trí các bẫy tại các địa điểm thường gặp gián như trong tủ bếp, dưới chậu rửa, bên cạnh và dưới tủ lạnh, đường thoát nước, ngăn kéo tủ,... bẫy được thu lại vào sáng ngày hôm sau. 2.2 Xử lý và định loại mẫu Các mẫu gián được giữ sống và được nuôi trong các hộp nhựa. Mỗi hộp chứa 10 mẫu gián, cung cấp bột bánh quy, nước uống và nuôi trong nhiệt độ phòng. Công tác định loại gián bằng phương pháp hình thái với tài liệu định loại của WHO (1999). 2.3 Chuẩn bị bột thực vật Lá của cây neem, chanh thái, nghệ và nụ đinh hương được phơi trong bóng râm. Sau đó sẽ dùng máy xay sinh tố để xay các loại lá này thành bột và lưu trữ trong hộp nhựa kín. 2.4 Thiết lập thí nghiệm xác định loài thực vật có khả năng xua đuổi gián Chuẩn bị bộ dụng cụ gồm 3 hũ nhựa hình trụ (kích thước 9 cm, 9.5 cm, 14 cm), 2 ống nhựa trắng (Dài 10 cm và đường kính 3 cm). Đục 2 lỗ trên thân của 1 hũ nhựa, 2 lỗ dưới đáy của 2 hũ nhựa còn lại và đánh dấu lên nắp của 2 hũ nhựa này ký hiệu A và B, nối ống nhựa trắng vào để 3 hũ nhựa được nối với nhau. Dùng sơn xịt màu đen sơn lên 3 bề mặt hũ nhựa để tạo môi trường tố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: