Thông tin tài liệu:
Bệnh cấp tính lây qua đường hô hấp, có thể gây dịch do virus gây ra. Bệnh có biểu hiện sốt, ho viêm kết mạc và nổi ban đặc trưng. Bệnh tạo ra một trạng thái miễn dịch bền vững suốt đời, điều đó giải thích tại sao bệnh phổ biến ở trẻ em, ít thấy ở người lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều trị Bệnh sởi Bệnh sởi 1. Định nghĩa : Bệnh cấp tính lây qua đường hô hấp, có thể gây dịch do virus gây ra. Bệnhcó biểu hiện sốt, ho viêm kết mạc và nổi ban đặc trưng. Bệnh tạo ra một trạng tháimiễn dịch bền vững suốt đời, điều đó giải thích tại sao bệnh phổ biến ở trẻ em, ítthấy ở người lớn. 2. Dịch tễ 2.1. Mầm bệnh - Virus sởi là thành viên nhóm Morbilivirus thuộc họ Paramyxoviridae.Đây cũng là loại virus liên quan đến căn nguyên gây bệnh dịch nhiễm khuẩn súcvật và bệnh dịch hạch gia súc. - Tiểu thể virus sởi có cấu trúc cầu đa dạng, đường kính 100 - 250mm vàgồm 6 protein. Bên trong vỏ gồm dây xoắn ARN và 3 protein và bao bên ngoàigồm protein gắn 2 loại protein- glyco nhỏ lồi ra hay các mấu. Chính các mấu nàylà ngưng kết hình nón hay protein liên kết hình tròn. - Virus sởi lây mạnh nhất từ một đến hai ngày trước khi có mọc sởi và tận 4ngày sau khi có triệu chứng phát ban 2.2. Nguồn bệnh - Bệnh nhân sởi là ổ chứa virus sởi. 2.3. Cơ thể cảm thụ - Phần lớn là trẻ em. - Trẻ sơ sinh khi mới lọt lòng có miễn dịch thụ động do mẹ truyền và miễndịch này tồn tại khoảng 4 - 6 tháng. - Sau khi bị sởi trẻ có miễn dịch bền vũng suốt đời với bệnh này. - Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân. + Theo tổ chức ytế thế giới( WHO )ước tính vào năm 1997 ,trên thế giới cókhoảng 36 triệu trường hợp mắc sởi trong đó có 1 triệu ttrường hợp chết .Hầu hếtcác trường hợp chêt đều là trẻ nhỏ sống ở các nước đang phát triển , chỉ có 10% làtrẻ < 5 tuổi ,còn lại là trẻ < 1 tuổi ( Nguồn Tropical infectious diseasesprinciples,patholgens,& practice p 1059-65) . + ở Việt Nam có 11942 trường hợp mắc sởi , tỉ lệ 15,18 trường hợp trên100.000 dân năm 2001, chỉ có 3 trường hợp chết . (Nguồn số liệu thống kê của BộY tế 2001) 2.4.Đường lây - Lây trực tiếp qua đường hô hấp 3. Sinh bệnh học và giải phẫu bệnh Virus sởi xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp và lan theo dòng máu đếnhệ thống liên võng nội mô, từ đó xâm nhiễm vào các tế bào bạch cầu sau đó nhiễmtrùng xẩy ra ở da, đường hô hấp và các nội tạng khác. Cả virus trong máu và virusở tế bào đều phát triển. Tổ chức Lympho đóng vai trò ức chế tạm thời miễn dịch tếbào và gây nên bệnh sởi. Nhiễm trùng mở đầu ở đường hô hấp với đặc điểm ho,chảy nước mũi, ít khi có biểu hiện viêm thanh quản, viêm phế quản hay viêm phổi.Nguy cơ thường gặp ở đường hô hấp do hậu quả mất lông mao gây ra bội nhiễmvi khuẩn như viêm phổi hay viêm tai giữa. Kháng thể đặc hiệu không phát hiện được trước khi ban xuất hiện. Miễndịch tế bào (bao gồm tế bào độc T và có thể cả tế bào kháng nguyên (Natural killercelles)) đóng vai trò ưu thế bảo vệ vật chủ và bệnh nhân là người thiếu hụt miễndịch có nguy cơ bị sởi nặng.. Phản ứng miễn dịch đối với virus ở tế bào nội môhay ở mao mạch da đóng vai trò đáng kể hình thành hạt Koplik (nội ban đặc trưng)cũng như dạng ban khác. Những cá thể thiếu hụt miễn dịch sẽ bị sởi nặng mặc dùmất các dấu hiệu ban trên. Kháng nguyên sởi đã được tìm thấy trong tổn thươngda ở thời kỳ khởi phát của bệnh. 4. Lâm sàng 4.1. Lâm sàng thể điển hình 4.1.1.Thời kỳ nung bệnh Thời kỳ này chừng 11 - 12 ngày . Có khi rút ngắn xuống 7 ngày hoặc kéodài tới 20 ngày. Trẻ sơ sinh phần nhiều kéo dài 14 - 15 ngày. - Trên nguyên tắc thời kỳ này hoàn toàn yên lặng nhưng theo dõi kỹ thấytrẻ có thế sốt nhẹ 5 - 6 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân sởi hoặc có rối loạntiêu hoá nhẹ và nhất thời. 4.1.2. Thời kỳ khởi phát - Chừng 4 - 5 ngày từ lúc bắt đầu sốt đến lúc bắt đầu mọc sởi có thể ngắn 2ngày, đặc biệt có thể tới 7 - 8 ngày. - Hai biểu hiện đặc biệt của thời kỳ này là sốt và viêm long. + Sốt đột ngột 39 - 400C, ít khi sốt nhẹ, ở trẻ sơ sinh có thể có co giật. + Viêm long : là dấu hiệu đặc biệt thường gặp từ những giờ phút đầu ởniêm mạc mắt, mũi. Viêm long niêm mạc mũi : Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, sau chảy nướcmũi có khi chảy máu cam ngày sau nặng hơn có viêm thanh quản : ho khàn hoặcnhư chó sủa. Viêm long mắt : Mắt đỏ, chảy nước mắt, viêm kết mạc đỏ, mi mắt sưnglên, có dử mắt. Hiện tượng sưng vù kết mạc và mi mắt gọi là dấu Brown. - Khám miệng họng thấy dấu hiệu Koplick. Các nốt này thường xuất hiệnquanh lỗ tuyến Stenon có từ vài nốt đến 20 nốt màu trắng4.1.3. Thời kỳ toàn phát (Hay thời kỳ mọc sởi) - Trước thời kỳ này các triệu chứng nặng hẳn lên, sốt có thể lên tới 400C, holiên tục, co giật, mê sảng. - Sau đó thì ban xuất hiện : Ban dạng dát sần, màu đỏ tía, sờ mịn nhưnhung, hình tròn hay bầu dục, xung quanh ban có da bình thường. Ban có thể kếtlại thành vầng, ban mọc tuần tự trong 3 ngày Trong khi mọc sởi sốt lui dần, khi ban mọc đến chân thì hết sốt ...