Danh mục

ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG DO LỚN TUỔI

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.77 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh thoái hóa điểm vàng do lớn tuổi (DMLA) gây bệnh cho một số càng ngày càng nhiều người. Ở Pháp, đó là nguyen nhân chủ yếu của mất thị giác trung tâm không hồi phục được. DMLA được đặc trưng bởi một sự thoái hóa dần dần vùng trung ương của võng mạc. Vùng này cho phép thị giác chi tiết, đặc biệt cần thiết để đọc và để nhận biết những khuôn mặt. Ở giai đoạn đầu, thường nhất là không có triệu chứng, bệnh nhân có thể thấy những biến dạng của các đường thẳng (métamorphopsies)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG DO LỚN TUỔI ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG DO LỚN TUỔIBệnh thoái hóa điểm vàng do lớn tuổi (DMLA) gây bệnh cho một số càngngày càng nhiều người. Ở Pháp, đó là nguyen nhân chủ yếu của mất thị giáctrung tâm không hồi phục được. DMLA được đặc trưng bởi một sự thoái hóadần dần vùng trung ương c ủa võng mạc. Vùng này cho phép thị giác chi tiết,đặc biệt cần thiết để đọc và để nhận biết những khuôn mặt.Ở giai đoạn đầu, thường nhất là không có triệu chứng, bệnh nhân có thể thấynhững biến dạng của các đường thẳng (métamorphopsies) và sự xuất hiệncủa những vết mờ. Ở đáy mắt lúc đó xuất hiện những chất đọng màu trăngtrắng (drusen) dưới vùng trung tâm của võng mạc. Ở giai đoạn này, bệnhkhông kèm theo thoái hóa, nghĩa là một sự đánh mất những tế bào thần kinh.Khi đó ta nói là bệnh hoàng điểm do lớn tuổi (MLA hay DMLA sớm).DMLA thường nhất xuất hiện sau 50 tuổi, và nhất là bắt đầu từ tuổi 65.Bệnh ảnh hưởng lên 20% những người trên hơn 75 tuổi. Trong một nửa cáctrường hợp, DMLA vẫn ổn định, không gây nên trở ngại thị giác, hay ngaycả có thể biến mất một cách ngẫu nhiên. Ngược lại 50% các bệnh nhân sẽphát triển một dạng tiến triển của bệnh bởi sự đánh mất các quang thụ thể(photorécepteur). Có hai dạng DMLA : dạng teo (forme atrophique), tiếntriển từ từ và hiếm khi gây nên mất thị giác đột ngột, và dạng ẩm ướt (formehumide), cũng được gọi là xuất tiết (forme exudative) hay tân huyết quản(néovasculaire). Dạng ẩm ướt được đặc trưng bởi một sự gia tăng bất thườngcác huyết quản, khi đó để đi qua các chất dịch và máu vào trong vùng trungtâm của võng mạc. Dạng ẩm uớt có thể tiến triển nhanh chóng và ảnh hưởngthị giác trong vài tuần hay vài ngày. DMLA nói chung không ảnh hưởng thịgiác ngoại biên hay bên và gây nên một sự suy yếu quan trọng các khả năngthị giác mà không dẫn đến sự mù lòa hoàn toàn.Từ vài năm này, điều trị DMLA dạng ẩm ướt đã được cải thiện một cáchngoạn mục với sự hiệu chính một liệu pháp chống tăng sinh huyết quản(thérapie antiangiogénique), đã nhờ đến những loại thuốc ngăn cản sự tạothành các tân huyết quản. Điều trị này nhằm vô hiệu hóa tác dụng của yếu tốtăng trưởng của nội mô huyết quản (VEGF : vascular endothelial growthfactor), có can dự trong sự điều hòa tính thẩm thấu và sự tăng trưởng của cáchuyết quản. Những loại thuốc này có khả năng làm ổn định căn bệnh, vàtrong vài trường hợp cải thiện thị lực, đối với hầu hết các bệnh nhân bị dạngẩm ướt khi thuốc được cho kịp thời. Trong trường hợp những người bịDMLA dạng teo, các ông trình nghiên cứu đã cho thấy rằng sự tiêu thụ cácvitamine E và C, beta-carotène và kẽm làm chậm lại, nhưng bất hạnh thay,không làm ngưng s ự tiến triển của căn bệnh.Hiện nay không có điều trị phòng ngừa nói riêng. Tuy nhiên một sự pháthiện sớm bởi thầy thuốc nhãn khoa cho phép nhận diện những người bị bệnhDMLA và thông tin cho họ về việc làm giảm các yếu tố nguy cơ (chứngnghiện thuốc lá, sự tăng thể trọng). Ngoài ra, chẩn đoán DMLA dạng ẩm ướtở giai đoạn sớm là thiết yếu đê điều trị sự tân sinh huyết quản(néovascularisation) trước khi gây nên biến chứng.CUỘC CHIẾN VỚI CÁC ĐẠI THỰC BÀOThách thức của những năm đến trong nghiên cứu về bệnh DLMA là tìm ramột điều trị đối với dạng teo (forme atrophinique) và những chất ức chế sựtăng sinh mạch máu khác đối với những bệnh nhân không đáp ứng haykhông đáp ứng nữa với những điều trị VEGF. Những nghiên cứu được tiếnhành trong phòng thí nghiệm của chúng tôi đã phát hiện một sự tích tụ củanhững tế bào viêm (những đại thực bào) trong lớp các quang thụ thể (couchedes photorécepteurs) của võng mạc, đi trước sự tăng sinh huyết quản và sựthoái hóa neurone. Dường như một tố bẩm di truyền (prédispositiongénétique) nơi các bệnh nhân ngăn cản sự loại bỏ các đại thực bào tích tụ vớithời gian này. Là nguồn gốc của những yếu tố độc đối với thần kinh và sinhhuyết quản (facteurs neurotoxique et angiogénique), những đại thực bào nàycó thể làm dễ sự tăng sinh huyết quản và sự thoái hóa neurone.Khái niệm đổi mới này đã cho phép chúng ta phát triển những liệu phápdược liệu mới nhằm ngăn cản sự tích tụ của các đại thực bào trong lớp cácquang thụ thể (couche des photorécepteurs) của võng mạc. Ở động vật,những điều trị này có khả năng ngăn cản sự thoái hóa của các quang thụ thểcũng như sự tăng sinh huyết quản (neovascularisation). Trong một tương laitương đối gần chúng có thể là một điều trị mới đối với những dạng teo vàướt của bệnh DMLA. ...

Tài liệu được xem nhiều: