Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 17: MẠCH ĐỘ
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 108.65 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe về vấn đề mạch độ”[1]. Kỳ Bá đáp : “Lục dương kinh của Thủ đi từ tay đến đầu, dài 5 xích, 5 lần 6 là 3 trượng[2]. Lục âm kinh của Thủ đi từ tay đến giữa ngực dài 3 xích 5 thốn. 3 lần 6 là 1 trượng 8 xích, 5 lần 6 là 3 xích, hợp lại là 2 trượng 1 xích[3]. Lục dương kinh của Túc đi từ chân lên trên đến đầu dài 8 xích, 6 lần 8 là 4 trượng 8 xích[4]. Lục Âm kinh của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 17: MẠCH ĐỘ THIÊN 17: MẠCH ĐỘ Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe về vấn đề mạch độ”[1]. Kỳ Bá đáp : “Lục dương kinh của Thủ đi từ tay đến đầu, dài 5 xích, 5 lần 6 là 3 trượng[2]. Lục âm kinh của Thủ đi từ tay đến giữa ngực dài 3 xích 5 thốn. 3 lần 6 là 1 trượng 8 xích, 5 lần 6 là 3 xích, hợp lại là 2 trượng 1 xích[3]. Lục dương kinh của Túc đi từ chân lên trên đến đầu dài 8 xích, 6 lần 8 là 4 trượng 8 xích[4]. Lục Âm kinh của Túc đi từ chân lên đến giữa ngực dài 6 xích 5 thốn, 6 lần 6 là 3 trượng 6 xích, 5 lần 6 là 3 xích, hợp lại là 3 trượng 9 xích[5]. Kiểu mạch đi từ chân lên đến mắt dài 7 xích 5 thốn, 2 lần 7 là 1 trượng 4 xích, 2 lần 5 là 1 xích, hợp lại là 1 trượng 5 xích[6]. Đốc mạch, Nhậm mạch mỗi mạch dài 4 xích 5 thốn, 2 lần 4 là 8 xích, 2 lần 5 là 1 xích, hợp lại là 9 xích, hợp lại là 9 xích, tất cả hợp lại là 16 trượng 2 xích[7]. Đây là đại kinh toại của khí[8]. Kinh mạch thuộc về lý, phần nhánh và lạc ngang là thuộc về lạc[9]. Biệt của lạc là tôn (lạc, tôn lạc) nếu thịnh thì thành huyết, nên mau mau châm trừ bỏ nó đi[10]. Nếu khí thịnh thì dùng phép châm tả, nếu khí hư thì nên cho uống thuốc để bổ nó[11]. Ngũ tạng thường thông với thất khiếu ở trên[12]. Cho nên Phế khí thông với mũi, nếu Phế lợi thì mũi có thể biết được mùi thối hoặc thơm[13]. Tâm khí thông với lưỡi, nếu Tâm hòa thì lưỡi có thể biết được ngũ vị[14]. Can khí thông với mắt, nếu Can hòa thì mắt có thể phân biệt được ngũ sắc[15]. Tỳ khí thông với miệng, nếu Tỳ hòa thì miệng có thể biết được ngũ cốc[16]. Thận khí thông với tai, nếu thận hòa thì thì tai có thể nghe được ngũ âm[17]. Ngũ tạng bất hòa thì thất khiếu bất thông, lục phủ bất hòa thì khí sẽ bị giữ lại và thành chứng ung[18]. Cho nên, nếu tà khí ở tại phủ thì Dương mạch bất hòa, Dương mạch bất hòa thì khí bị giữ lại, khí bị giữ lại thì Dương khí bị thịnh[19]. Nếu Dương khí quá thịnh thì âm bị bất lợi, Âm mạch bất lợi thì huyết bị giữ lại, huyết bị giữ lại thì Âm khí bị thịnh[20]. Nếu Âm khí quá thịnh thì Dương khí không thể tươi, gọi là quan[21]. Nếu Dương khí quá thịnh thì Âm khí không thể tươi, gọi là cách[22]. Nếu cả Âm Dương đều thịnh không cùng làm vinh cho nhau, gọi là Quan Cách[23]. Khi bị Quan Cách thì sẽ không sống được trọn đời mình mà đã chết rồi vậy[24]. Hoàng Đế hỏi: “Kiểu mạch khởi lên như thế nào và chấm dứt như thế nào ? Khí nào đã làm vinh nhau ?”[25]. Kỳ Bá đáp : “Kiểu mạch là 1 biệt mạch của kinh Thiếu Âm, khởi lên ở sau xương Nhiên cốt, lên trên khỏi mắt cá trong lên thẳng tuần hành theo phía trong đùi, nhập vào Âm khí, lên trên tuần hành theo trong ngực, nhập vào Khuyết bồn, lên trên, xuất ra ở trước huyệt Nhân Nghênh, nhập vào phía dưới mắt rồi thuộc vào khoé mắt trong, hợp với kinh Thái dương và mạch Dương kiểu rồi lên trên nữa; (Âm kiểu và Dương kiểu) cùng giao khí với nhau thì sẽ làm trơn ướt cho mắt; Nếu khí này không làm thông (tươi) cho nhau thì mắt sẽ không nhắm lại được”[26]. Hoàng Đế hỏi:“Khí chỉ độc hành ở ngũ tạng mà không làm vinh ở lục phủ, tại sao thế?”[27]. Kỳ Bá đáp : “Khí không thể không vận hành, nó ví như nước phải chảy, nhật nguyệt phải vận hành không ngừng[28]. Cho nên Âm mạch làm vinh cho tạng, Dương mạch làm vinh cho phủ, như chiếc vòng ngọc không đầu mối, không biết cái kỷ ở chỗ nào, chung rồi lại thỉ[29]. Khí tràn ngập của nó, bên trong nó tưới ướt tạng phủ, bên ngoài nó làm trơn ướt tấu lý”[30]. Hoàng Đế hỏi: “Kiểu mạch có Âm, có Dương, vậy mạch nào tính theo con số nào ?”[31]. Kỳ Bá đáp: “Người con trai phải tính vào số Dương, người con gái phải tính vào số Âm, tính tới con số nào thì đó là kinh, con số không tính gọi là lạc”[32].
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 17: MẠCH ĐỘ THIÊN 17: MẠCH ĐỘ Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe về vấn đề mạch độ”[1]. Kỳ Bá đáp : “Lục dương kinh của Thủ đi từ tay đến đầu, dài 5 xích, 5 lần 6 là 3 trượng[2]. Lục âm kinh của Thủ đi từ tay đến giữa ngực dài 3 xích 5 thốn. 3 lần 6 là 1 trượng 8 xích, 5 lần 6 là 3 xích, hợp lại là 2 trượng 1 xích[3]. Lục dương kinh của Túc đi từ chân lên trên đến đầu dài 8 xích, 6 lần 8 là 4 trượng 8 xích[4]. Lục Âm kinh của Túc đi từ chân lên đến giữa ngực dài 6 xích 5 thốn, 6 lần 6 là 3 trượng 6 xích, 5 lần 6 là 3 xích, hợp lại là 3 trượng 9 xích[5]. Kiểu mạch đi từ chân lên đến mắt dài 7 xích 5 thốn, 2 lần 7 là 1 trượng 4 xích, 2 lần 5 là 1 xích, hợp lại là 1 trượng 5 xích[6]. Đốc mạch, Nhậm mạch mỗi mạch dài 4 xích 5 thốn, 2 lần 4 là 8 xích, 2 lần 5 là 1 xích, hợp lại là 9 xích, hợp lại là 9 xích, tất cả hợp lại là 16 trượng 2 xích[7]. Đây là đại kinh toại của khí[8]. Kinh mạch thuộc về lý, phần nhánh và lạc ngang là thuộc về lạc[9]. Biệt của lạc là tôn (lạc, tôn lạc) nếu thịnh thì thành huyết, nên mau mau châm trừ bỏ nó đi[10]. Nếu khí thịnh thì dùng phép châm tả, nếu khí hư thì nên cho uống thuốc để bổ nó[11]. Ngũ tạng thường thông với thất khiếu ở trên[12]. Cho nên Phế khí thông với mũi, nếu Phế lợi thì mũi có thể biết được mùi thối hoặc thơm[13]. Tâm khí thông với lưỡi, nếu Tâm hòa thì lưỡi có thể biết được ngũ vị[14]. Can khí thông với mắt, nếu Can hòa thì mắt có thể phân biệt được ngũ sắc[15]. Tỳ khí thông với miệng, nếu Tỳ hòa thì miệng có thể biết được ngũ cốc[16]. Thận khí thông với tai, nếu thận hòa thì thì tai có thể nghe được ngũ âm[17]. Ngũ tạng bất hòa thì thất khiếu bất thông, lục phủ bất hòa thì khí sẽ bị giữ lại và thành chứng ung[18]. Cho nên, nếu tà khí ở tại phủ thì Dương mạch bất hòa, Dương mạch bất hòa thì khí bị giữ lại, khí bị giữ lại thì Dương khí bị thịnh[19]. Nếu Dương khí quá thịnh thì âm bị bất lợi, Âm mạch bất lợi thì huyết bị giữ lại, huyết bị giữ lại thì Âm khí bị thịnh[20]. Nếu Âm khí quá thịnh thì Dương khí không thể tươi, gọi là quan[21]. Nếu Dương khí quá thịnh thì Âm khí không thể tươi, gọi là cách[22]. Nếu cả Âm Dương đều thịnh không cùng làm vinh cho nhau, gọi là Quan Cách[23]. Khi bị Quan Cách thì sẽ không sống được trọn đời mình mà đã chết rồi vậy[24]. Hoàng Đế hỏi: “Kiểu mạch khởi lên như thế nào và chấm dứt như thế nào ? Khí nào đã làm vinh nhau ?”[25]. Kỳ Bá đáp : “Kiểu mạch là 1 biệt mạch của kinh Thiếu Âm, khởi lên ở sau xương Nhiên cốt, lên trên khỏi mắt cá trong lên thẳng tuần hành theo phía trong đùi, nhập vào Âm khí, lên trên tuần hành theo trong ngực, nhập vào Khuyết bồn, lên trên, xuất ra ở trước huyệt Nhân Nghênh, nhập vào phía dưới mắt rồi thuộc vào khoé mắt trong, hợp với kinh Thái dương và mạch Dương kiểu rồi lên trên nữa; (Âm kiểu và Dương kiểu) cùng giao khí với nhau thì sẽ làm trơn ướt cho mắt; Nếu khí này không làm thông (tươi) cho nhau thì mắt sẽ không nhắm lại được”[26]. Hoàng Đế hỏi:“Khí chỉ độc hành ở ngũ tạng mà không làm vinh ở lục phủ, tại sao thế?”[27]. Kỳ Bá đáp : “Khí không thể không vận hành, nó ví như nước phải chảy, nhật nguyệt phải vận hành không ngừng[28]. Cho nên Âm mạch làm vinh cho tạng, Dương mạch làm vinh cho phủ, như chiếc vòng ngọc không đầu mối, không biết cái kỷ ở chỗ nào, chung rồi lại thỉ[29]. Khí tràn ngập của nó, bên trong nó tưới ướt tạng phủ, bên ngoài nó làm trơn ướt tấu lý”[30]. Hoàng Đế hỏi: “Kiểu mạch có Âm, có Dương, vậy mạch nào tính theo con số nào ?”[31]. Kỳ Bá đáp: “Người con trai phải tính vào số Dương, người con gái phải tính vào số Âm, tính tới con số nào thì đó là kinh, con số không tính gọi là lạc”[32].
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sách y học cổ truyền Việt Nam sách kinh điển Dược Học Y học cổ truyền Huyệt đạo Bệnh học thực hành Dược vị giáo dục y học Giáo trình Giáo án Tài liệu y học Bài giảng Y học ngành y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 258 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 224 0 0 -
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 203 0 0 -
Giới thiệu môn học Ngôn ngữ lập trình C++
5 trang 181 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 179 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 168 0 0 -
120 trang 166 0 0
-
6 trang 164 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 160 0 0 -
Hình thành hệ thống điều khiển trình tự xử lý các toán tử trong một biểu thức logic
50 trang 157 0 0