Danh mục

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

MỘT SỐ CHẾ ÐỘ ÐIỀU TRỊ THƯỜNG DÙNG HIỆN NAYCHO CÁC LOẠI GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔIGãy đầu dưới xương quay: Nắn kín và bó bột cẳng bàn tay sát khuỷu khoảng 3 tuần, tháo bột và đặt một nẹp vải ở cẳng bàn tay. Sau khi bó bột về, chú ý kê tay cao để ngừa sưng bàn tay, ngón tay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜICAO TUỔI5. MỘT SỐ CHẾ ÐỘ ÐIỀU TRỊ THƯỜNG DÙNG HIỆN NAYCHO CÁC LOẠI GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔIGãy đầu dưới xương quay: Nắn kín và bó bột cẳng bàn tay sátkhuỷu khoảng 3 tuần, tháo bột và đặt một nẹp vải ở cẳng bàn tay.Sau khi bó bột về, chú ý kê tay cao để ngừa sưng bàn tay, ngóntay. Thường xuyên cử động các ngón tay cho máu lưu thông tốt.Một số trường hợp gãy phạm khớp nặng sẽ được mổ nắn, cốđịnh ổ gãy bằng nẹp vít hay các loại kim Kirschner; Một số khácngười ta có thể sử dụng khung bất động ngoài.Gãy đầu trên xương cánh tay (gãy cổ phẫu thuật): Bệnh nhânđược cố định ổ gãy ở tư thế áp tay sát thân và nâng khuỷu gấp90 độ. Loại băng nẹp gọi là băng Deseault. Loại gãy này rất dễlành xương.Gãy cột sống thắt lưng: Bệnh nhân phải nằm nghỉ 3-4 tuần trêngiường. Chú ý vấn đề lăn trở, có thể lật nghiêng nhẹ với tư thếgiữ thẳng cột sống để vệ sinh chống loét. Cho bệnh nhân tập vậnđộng tay chân. Nằm nệm hơi, nệm nước. Sau hai tuần có thểngồi dốc 30-45 độ.Gãy cổ xương đùi: Cần nhập viện và mổ cấp cứu ngay. Ngườibệnh sẽ được nắn xương trên bàn chỉnh hình và cố định ổ gãybằng 2 vít xốp hoặc 2 đinh Knowles. Phẫu thuật được thực hiệndưới màn hình kiểm soát gọi là C-arm. Ðây là một loại máy chụpX-quang trong phòng mổ, giúp bác sĩ thấy được ổ xương gãy màkhông cần phải mở da như kỹ thuật xưa kia. Nhờ vậy có thể nắnxương tốt và vết thương trên da của bệnh nhân chỉ vào khoảng1-2 cm (vừa đủ cho đinh vào). Sau mổ, bệnh nhân có thể ngồidậy tập co gối nhẹ. Nếu khỏe có thể tập đi khung hay hai nạngnhưng chưa chạm đất chân đau ngay. Mức độ chịu nặng (chạmđất) của chân gãy sẽ tăng dần tùy theo sự tiến triển lành xươngcủa người bệnh. Thường sẽ bỏ nạng sau khoảng 6-9 tháng vì đólà khoảng thời gian đủ cho gãy cổ xương đùi lành. Tuy nhiên cómột số trường hợp xương không lành hay chỏm xương bị hư saukhi gãy xương đã lành. Lúc này có chỉ định thay chỏm nhân tạo.Gãy xương bánh chè: Cũng được mổ cấp cứu. Sau khi mổ, bệnhnhân thường được bó bột đùi cổ chân. Người bệnh có thể đi hainạng hay khung ngay sau mổ. Sau 2-3 tuần, bột sẽ được tháo vàbệnh nhân được hướng dẫn tập co gối. Nếu không tập sẽ bị cứnggối, lúc đó người bệnh không gập gối lại được vì khớp bị giớihạn. Xương thường lành sau 3-6 tháng. Nếu dụng cụ cố địnhxương gây cấn đau sẽ được bác sĩ mổ lấy bỏ.6. PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG1. Với người bệnh:- Ði lại cẩn thận. Tốt nhất sử dụng một cây gậy để hỗ trợ và cảnhbáo người khác. Nên thực hiện các động tác sinh hoạt nhẹ nhàngvà chậm để giúp cơ thể tránh bị những lực tác động mạnh và bấtngờ.- Phòng vệ sinh khô ráo, thường xuyên có đủ ánh sáng, có cácthanh vịn hỗ trợ khi cần thiết.- Tránh nằm giường cao. Tránh nằm võng vì ở tư thế này khi ngồidậy, người cao tuổi dễ bị trẹo người và lật ngã. Nên nằm mùngvà có gối tấn bảo vệ.2. Với người thân:- Tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi khi thiết kế nhà cửa,như làm bậc thang thấp, tránh bố trí phòng ngủ ở lầu cao, nên cónhà vệ sinh gần phòng ngủ, đèn đủ sáng và sàn nhà không trơntrợt...- Khi người cao tuổi bị chấn thương, dù nhẹ cũng nên kiểm trangay bằng X-quang và đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoađịnh rõ bệnh. Không nên tự ý uống thuốc, sửa trật, bó thuốc vì cóthể làm bệnh nặng hơn. Chú ý nhẹ nhàng khi thay đổi tư thế nằm,ngồi, đứng. Nếu có gãy xương thì nên tuân thủ đúng chế độ điềutrị của bác sĩ, tư vấn để nhờ bác sĩ giải thích cặn kẽ. Có như vậyviệc chăm sóc bệnh nhân cao tuổi gãy xương sẽ được thực hiệntốt hơn.

Tài liệu được xem nhiều: