Danh mục

ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 118.87 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước khi tiến hành thủ thuật cần đặt một đường truyền tĩnh mạch và cho kháng sinh dự phòng. BN nhịn ăn uống tối thiểu 6 giờ. Sau khi đã chụp hình đường mật và xác định có sỏi, thông thường cần phải cắt cơ vòng trước khi tiến hành lấy sỏi. o Sỏi có đường kính nhỏ hơn 1cm có thể trôi xuống tá tràng tự nhiên trong vòng 48 giờ. o Sỏi có đường kính 1-2 cm được lôi xuống bằng giỏ Dormia hay thông Fogarty. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT SỎI ĐƯỜNG MẬT1-Lấy sỏi ống mật chủ qua ERCP:Trước khi tiến hành thủ thuật cần đặt một đ ường truyền tĩnh mạch và cho khángsinh dự phòng. BN nhịn ăn uống tối thiểu 6 giờ.Sau khi đã chụp hình đường mật và xác định có sỏi, thông thường cần phải cắt cơvòng trước khi tiến hành lấy sỏi.o Sỏi có đường kính nhỏ hơn 1cm có thể trôi xuống tá tràng tự nhiên trong vòng48 giờ.o Sỏi có đường kính 1-2 cm được lôi xuống bằng giỏ Dormia hay thông Fogarty.o Sỏi có đường kính hơn 2 cm được tán sỏi hay bơm thuốc làm tan sỏi (đối với sỏicholesterol) với monooctanoin acid.o Khi không lấy được sỏi, cần phải lưu thông đường mật (thông mật-mũi).Chăm sóc sau làm thủ thuật: lưu BN trong phòng hậu phẫu. BN nhịn ăn uống vàđược truyền dịch trong 6-12 giờ. Thăm khám bụng và theo dõi tình trạng đaubụng. Có thể cho một liều kháng sinh thứ hai, sau liều đầu 12 giờ.Kết quả: có thể lấy hết sỏi ống mật chủ trong lần đầu 70 -75%, trong lần sau 85-95%.Biến chứng: xảy ra trong 5-8% các trường hợp. Các biến chứng bao gồm: chảymáu (2%, thường không đáng kể), viêm đường mật (2%), viêm tuỵ (2%), thủng tátràng (1%), tổn thương đường mật (1%). Tỉ lệ tử vong: 0,2-0,5%.Bảng 1: Phân bố theo tuổi và giới:NAM 62 64,5%NỮ 42 35,5%TỔNG CỘNG 104 100%Tuổi trung bình từ 16 đến 89 tuổi.Bảng 2: Tiền sử mổ sỏi ống mật chủ:BN N %Chưa mổ lần nào 35 33,6Đã mổ 1 lần 21 20,2Đã mổ 2 lần 30 28,8Đã mổ > 2 lần 18 17,4Bảng 3: Số lượng sỏiSỐ LƯỢNG SỎI N %SỎI BÙN 12 11,51 VIÊN 40 38,42 VIÊN 45 43,2> 2 VIÊN 7 6,9Bảng 4: Đường kính ống mật chủĐƯỜNG KÍNH(cm) n %1cm-2cm 80 772cm-3cm 24 23TỔNG CỘNG 104 100Bảng 5: Kích thước viên sỏi:KÍCH THƯỚC n %< 1 cm 31 301 - 2 cm 64 61,5>2 cm 9 8,5Bảng 6: Kết quả lấy sỏiKẾT QUẢ n %THÀNH CÔNG 88 85THẤT BẠI KHÔNG BIẾN CHỨNG 12 11,5THẤT BẠI CÓ BIẾN CHỨNG PHẢI MỔ 4 3,5Bảng 7: Các biến chứng thường gặp:CHẢY MÁU 5THỦNG TÁ TRÀNG 1VIÊM TỤY CẤP 2NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT 1Các trường hợp sau không thể lấy sỏi qua ERCP:o Túi thừa tá tràngo BN đã được cắt dạ dày trước đóo Sỏi lèn chặt trong đường mật, sỏi quá to hay quá nhiều sỏio Sỏi gan2-Lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi:Kỹ thuật : Mở dọc mặt trước ống mật chủ. Sỏi được lấy bằng kẹp gắp sỏi, giỏDormia hay bơm rửa cho trôi xuống tá tràng.Tán sỏi trực tiếp (tán sỏi trong cơ thể)dành cho các sỏi lớn hay ở cao trên ống gan. Ống mật chủ có đường kính ≤ 6 mmlà chống chỉ định tương đối cho việc mở ống mật chủ (mổ mở cũng như nội soi).Trong trường hợp sỏi ống mật chủ phối hợp sỏi túi mật, có thể tiến h ành lấy sỏiống mật chủ và cắt túi mật trong cùng một cuộc phẫu thuật nội soi. Sau khi bóctách bộc lộ ống túi mật, kẹp một clip vào phần xa của ống túi mật (túi mật sẽ đượctiếp tục cắt sau khi hoàn tất việc lấy sỏi đường mật), xẻ ngang ống túi mật nơi tiếpgiáp với ống mật chủ, luồn một guidewire vào trong ống mật chủ. Sau khi kiểm tradưới màn huỳnh quang để chắc chắn guidewire đã nằm trong ống mật chủ, luồntiếp catheter vào ống mật chủ theo đường đi của guidewire. Rút guidewire, bơmthuốc cản quang chụp hình đường mật. Nếu xác định có sỏi đường mật, mở ốngmật chủ và tiến hành lấy sỏi bằng giỏ Dormia (nếu sỏi khá lớn), hay bơm rửa chosỏi trôi xuống tá tràng qua Oddi (nếu sỏi nhỏ), dưới sự kiểm tra của màn huỳnhquang. Nếu ống túi mật khá lớn, có thể nong ống túi mật để đưa ống nội soi đườngmật vào. Việc lấy sỏi có thể được tiến hành dưới sự quan sát trực tiếp. Sỏi to cũngcó thể được tán trực tiếp để vỡ ra thành nhiều mảnh vụn sau đó được bơm rửa chotrôi xuống tá tràng.Nong cơ vòng Oddi là thủ thuật có thể được thực hiện kèm theo để làm tăng khảnăng sỏi trôi xuống tá tràng khi tiến hành bơm rửa.Luôn kiểm tra để bảo đảm đường mật đã sạch sỏi trước khi kết thúc cuộc mổ. Nếucó ống nội soi, tốt nhất là kiểm tra đường mật bằng nội soi (ống soi mềm). Nếuviệc lấy sỏi được tiến hành qua ống túi mật, chụp đường mật cũng có thể đượcchấp nhận.Nếu có mở ống mật chủ, cần phải đặt ống dẫn lưu T. Ống dẫn lưu T thường có cởsố 16 Fr. Đường mật được khâu bằng chỉ tan 4-0 loại một sợi. Nếu việc lấy sỏiđược tiến hành qua ống túi mật, không cần thiết phải đặt thông T. Trong cả haitrường hợp, nên đặt một ống dẫn lưu hút kín vùng dưới gan, cạnh ống mật chủ đểtheo dõi khả năng dò mật sau mổ.Ống dẫn lưu hút kín được rút trong vòng 24-48 giờ. Ống dẫn lưu T được rút trongvòng 10-14 ngày. Trước khi rút, cần chụp đường mật kiểm tra qua ống dẫn lưu Tđể khẳng định lần cuối không còn sỏi sót đường mật.3-Lấy sỏi ống mật chủ qua mổ mở:Được chỉ định khi lấy sỏi qua ERCP hay qua mổ nội soi thất bại.Ống mật chủ được mở dọc 1-1,5 cm ở mặt trước. Sỏi được lấy bằng các kẹp gắpsỏi, giỏ Dormia, thông Fogarty, hay bơm rửa cho trôi xuống tá tràng.Nếu có chít hẹp cơ vòng Oddi, các phương pháp sau đây có thể được chọn lựa: ...

Tài liệu được xem nhiều: