ĐINH CÔNG KHẢI
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐINH CÔNG KHẢI SỸ TỐT - CÂY ĐA CỦA MỘT LÀNG HỌA SĨSỸ TỐT-Tiếng đàn bầu-sơn dầu 1963Cố họa sĩ Sỹ Tốt sinh năm 1920 trong một gia đình nghèo đông con.Thủa nhỏ phải đi làm thuê cho địa chủ và các gia đình giầu có tronglàng để mưu sinh. Lớn lên ông đi bộ đội và tham gia các chiến dịchbiên giới, chiến dịch thu đông và chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong thờigian ở quân đội, Sỹ Tốt có năng khiếu bẩm sinh về hội họa và rất saymê vẽ mà ngày ấy trong làng không có ai học vẽ và biết vẽ.Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ về tiếp quản thủ đô 10 -10 -1954hòa bình ở miền Bắc. Năm 1955 họa sĩ Sỹ Tốt thi vào trường Mỹ thuậtViệt Nam học hệ trung cấp, năm ấy Sỹ Tốt 35 tuổi là người cao tuổinhất. Những năm học trung cấp ông vẽ nhiều tranh về đề tài thiếu nhivà tranh nói về quê hương mình. Năm 1975 ông đã được BTMT ViệtNam lưu giữ tác phẩm Em nào cũng được học. Ông là một trong số họasĩ được kết nạp vào Hội đầu tiên nhân ngày thành lập Hội Mỹ thuậtViệt Nam năm 1957. Tốt nghiệp trung cấp ông trở lại quân đội. Mộtnăm sau ông chuyển ngành thi vào trường Mỹ thuật Việt Nam học hệcao đẳng. Thời gian học ông vẽ nhiều ký họa, chân dung, phong cảnhbột màu, sơn dầu và tranh cổ động. Sỹ Tốt có nhiều bài vẽ cơ bản rấtsinh động, tình cảm, có nhiều bài hình họa rất vững, nhiều bài được lưugiữ tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho các khóa sau tham khảohọc tập. Cái may mắn của cố họa sĩ Sỹ Tốt là được học các thầy giáochuyên gia Liên Xô (cũ) sang dạy. Các tác phẩm của họa sĩ Sỹ Tốtthường là đề tài quân đội và nông thôn. Các nhân vật trong tranh củaông là nhân vật có thực, đó là con cháu trong nhà và người làng Cổ đô.Năm 1963, khi ông 43 tuổi và đã tốt nghiệp trường CĐMTVN với tácphẩm Tiếng đàn bầu đã được Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam lưu giữ. Sauđó ông về công tác ở khu tự trị Việt Bắc nay thuộc Sở Văn hóa – Thôngtin và Du lịch Tỉnh Thái Nguyên. Cố họa sĩ Sỹ Tốt rất khỏe, vẽ nhanh,vẽ nhiều và có nhiều tác phẩm trong các kỳ triển lãm.Cố họa sĩ Sỹ Tốt là một tấm gương yêu nghệ thuật, là người cao tuổinhất, có công với làng Cổ Đô. Ông đã mở lớp dạy con cháu và nhữngngười trong làng học vẽ với mong ước của ông là làng Cổ Đô trở thànhphong trào yêu hội họa. Nay ông đã đi xa, ước nguyện của ông đã trởthành hiện thực. Làng Cổ Đô hiện tại có gần 40 họa sĩ đã học xong Caođẳng, Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Nghệthuật Trung Ương vẫn có con cháu trong làng theo học.Làng Cổ Đô, một làng quê nằm dọc theo sông Hồng, một làng thuầnnông xa thị xã, xa thành phố và có lẽ là một làng duy nhất có nhiều họasĩ. Hiện tại làng Cổ Đô có 10 họa sĩ là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Namđó là Sỹ Tốt, Sĩ Thiết, Sỹ Tuấn, Trần Hòa, Giang Khích, Ngô BìnhThiểm, Nguyễn Ngọc Thạch, Huỳnh Mai, La Vuông và Nguyễn QuangTrung. Có 7 họa sĩ là hội viên Hội Mỹ thuật Hà Nội.Năm 2005 con cháu trong gia đình đã xây bảo tàng cá nhân mang tênBảo tàng Sỹ Tốt và gia đình để lưu giữ các tác phẩm của ông, cho nhândân trong làng, trong xã và khách thập phương đến thăm và xem tranh.Sau đây xin trích lục tới bạn đọc một số cột mốc đáng nhớ của Cố họasĩ Sỹ Tốt:- Em nào cũng được học - Sáng tác năm 1957- Tiếng đàn bầu - Sáng tác năm 1963- Giải 3 tranh cổ động.- Giải nhì triển lãm Mỹ thuật toàn quốc - Năm 1958.- Giải ba triển lãm toàn quốc - Năm 1963.- Nhiều tác phẩm lưu giữ trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàngQuân đội, Bảo tàng Việt Bắc.- Huân chương Chiến sỹ Điện Biên hạng nhất.- Huân chương độc lập hạng nhì.- Huy chương vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam.- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng- Được truy tặng giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật ViệtNam năm 2007Để tưởng nhớ 90 năm ngày sinh của cố họa sĩ Sỹ Tốt, tôi muốn bày tỏtấm lòng của lớp con cháu và của “làng họa sỹ Cổ Đô” như thầm nhắccác thế hệ sau phát huy tinh thần yêu nghệ thuật của cố họa sĩ Sỹ Tốt,một tấm gương, một họa sỹ nông dân bình dị, mộc mạc, một cây đa cổthụ làng Cổ ĐôNGUYỄN NGỌC THẠCH ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
SỸ TỐT Tiếng đàn bầu sơn dầu kiến thức mỹ thuật mỹ thuật việt nam tác phẩm nghệ thuật danh họa họa sĩ nổi tiếng tác phẩm nghệ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Mĩ thuật cơ bản: Phần 1 - Ngô Bá Công
195 trang 356 5 0 -
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 333 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
Kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ - Direction D'etat des archives du Viet Nam
94 trang 229 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 207 0 0 -
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 195 1 0 -
6 trang 187 0 0
-
Hiệu quả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay
10 trang 172 0 0 -
Giáo trình Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Trường Cao đẳng Lào Cai
36 trang 166 4 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 161 4 0
Tài liệu mới:
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 315
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 302
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh
4 trang 0 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
3 trang 0 0 0 -
Bài giảng Động lực học công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 2 0 0 -
Bài giảng học phần Địa chất công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
77 trang 1 0 0 -
142 trang 0 0 0
-
Bài giảng học phần Công nghệ gia công cơ 4 – Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
64 trang 0 0 0 -
Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa máy công nghiệp - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
70 trang 0 0 0 -
Bài giảng Công nghệ chế tạo phụ tùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 1 0 0