Danh mục

Định hình hệ thống thanh toán toàn cầu và vai trò của Stablecoin

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 439.86 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu bật các tiềm năng trở thành phương tiện thanh toán ổn định và phương tiện cất trữ thích hợp của loại tiền điện tử này. Stablecoin được đặc trưng bởi sự tích hợp trong một hệ thống rộng, đáp ứng nhiều chức năng khác nhau, bao gồm phát hành, quản lý tài sản dự trữ, thanh toán và giao diện với khách hàng cuối. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hình hệ thống thanh toán toàn cầu và vai trò của Stablecoin HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 6. 1Sử Đình Thành* Đinh Thị Thu Hồng* Tóm tắt Stablecoin là thuật ngữ mới dùng để chỉ các tài sản tiền điện tử (crypto-assets) được cho là có giá trị ổn định theo thời gian. Bài viết này nêu bật các tiềm năng trở thành phương tiện thanh toán ổn định và phương tiện cất trữ thích hợp của loại tiền điện tử này. Nhóm tác giả nhận thấy Stablecoin được đặc trưng bởi sự tích hợp trong một hệ thống rộng, đáp ứng nhiều chức năng khác nhau, bao gồm phát hành, quản lý tài sản dự trữ, thanh toán và giao diện với khách hàng cuối. Sự ra đời của Stablecoin có thể định hình lại hệ thống thanh toán ở cả cấp độ bán buôn và bán lẻ trên toàn cầu. Bài viết cũng phân tích các rủi ro khi người dùng sử dụng Stablecoin và những thách thức đối với cơ quan quản lý, giám sát thanh toán trong việc định hình chính sách khi Stablecoin dần phổ biến. Từ khóa: Stablecoin, hệ thống thanh toán. Giới thiệu Không thể phủ nhận rằng công nghệ đã và đang định hình lại hệ thống thanh toán không ở riêng quốc gia nào. Những đổi mới kỹ thuật số đã và đang tác động mạnh mẽ đến vai trò của các công cụ truyền thống như tiền mặt và các định chế tài chính như ngân hàng, vốn đóng vai trò thống trị trong lĩnh vực thanh toán. Trong khi đó, những thành viên mới đang phát triển các giải pháp thanh toán sáng tạo để cạnh tranh với các phương tiện thanh toán truyền thống do các ngân hàng cung cấp. Các định chế hiện hành cũng đang thiết kế lại hệ thống thanh toán để làm cho chúng nhanh hơn, rẻ hơn và dễ sử dụng hơn. Điều này mang đến cho người tiêu dùng kỳ vọng trải nghiệm những cải tiến liên tục về sự tiện lợi và an toàn của các dịch vụ thanh toán. Thật vậy, hệ thống thanh toán có vai trò thiết yếu đối với hoạt động của nền kinh tế. * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: hongtcdn@ueh.edu.vn 86 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hệ thống thanh toán là một tập hợp các công cụ, thủ tục và quy tắc để chuyển tiền giữa những người tham gia. Giao dịch an toàn và hiệu quả chính là nền tảng cho việc giao thương hàng hóa, dịch vụ và các công cụ tài chính. Điều kiện tiên quyết để các bên tham gia vào giao dịch là sự tin tưởng rằng các khoản thanh toán sẽ được thực hiện. Do đó, các hệ thống thanh toán đã ngày càng phát triển để trở nên an toàn hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Bech và Hancock (2020) giải thích, các hệ thống thanh toán bán buôn - để thực hiện các giao dịch có giá trị lớn, chủ yếu là giữa các ngân hàng - đã trải qua những làn sóng đổi mới liên tiếp trong vài thập kỷ qua. Hệ thống thanh toán bán lẻ, để thực hiện các giao dịch có giá trị thấp nhưng có số lượng lớn giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, ban đầu bị tụt hậu nhưng hiện nay đang thay đổi nhanh chóng. Các thay đổi đối với hệ thống thanh toán này đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều thành viên tham gia. Các hệ thống bán buôn thường có một số lượng nhỏ người tham gia và bao gồm ngân hàng trung ương đóng vai trò chủ đạo, điều này giúp định hướng cho những đổi mới. Do đó, các đổi mới được phát triển và triển khai đơn giản hơn trong các hệ thống thanh toán bán buôn. Trong lúc đó, hệ thống thanh toán bán lẻ cũng ngày càng trở nên thuận tiện, tức thời và sẵn sàng 24/7. Tuy nhiên, hệ thống thanh toán vẫn còn nhiều hạn chế trong 2 lĩnh vực: khả năng truy cập và thanh toán xuyên biên giới. Nhiều người bị hạn chế hoặc không có quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng hay loại tài khoản khác để thực hiện thanh toán, đặc biệt ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Những trở ngại khi mở tài khoản thanh toán bao gồm chi phí cao và thiếu thông tin cá nhân hoặc thiếu sự tin cậy. Trong khi đó, thanh toán qua biên giới vẫn còn chậm, tốn kém và phức tạp. Như Bech và cộng sự (2020) giải thích, vấn đề phối hợp giữa những thành viên tham gia đặc biệt quan trọng đối với các khoản thanh toán xuyên biên giới vì những thay đổi liên quan đến nhiều hệ thống, nhiều loại tiền tệ, cũng như các chế độ pháp lý và quy định. Hơn nữa, các rủi ro liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố có thể khó quản lý hơn với các giao dịch xuyên biên giới. Do vậy, có thể nói các đổi mới tài chính có tiềm năng cải thiện hiệu quả của hoạt động thanh toán nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính từ mọi nơi trên toàn cầu. Trong khi các dịch vụ thanh toán đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, được thúc đẩy bởi công nghệ mới và sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cũng đã phải vật lộn để phát triển các dịch vụ thanh toán nhanh hơn và rẻ hơn, có thể hoạt động xuyên biên giới. Hình thức chuyển đổi được lựa chọn nhất hiện nay để cải thiện việc thanh toán là hệ thống ngang hàng, liên kết trực tiếp người thanh toán và người được thanh toán và giảm thiểu số lượng trung gian. Nhiều hệ thống thanh toán ngang hàng sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT - Distributed Ledger Technology). Trong khi các hệ thống dựa trên tài 87 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM khoản truyền thống ghi lại các giao dịch trong một sổ cái trung tâm, thì các hệ thống DLT ghi lại các giao dịch ở nhiều nơi cùng một lúc, dẫn đến một sổ cái phi tập trung, đồng bộ. Các công cụ đã thu hút được sự chú ý ...

Tài liệu được xem nhiều: