Định hướng một số giải pháp tổ chức dạy học tích hợp qua phân tích những tiềm ẩn trong tổ chức thực hiện
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 454.87 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề xuất định hướng tổ chức dạy học tích hợp qua phân tích một số khó khăn trong trong tổ chức, thực hiện các chủ đề dạy học tích hợp của các sinh viên sư phạm dựa trên phân tích 8 chủ đề tích hợp liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng một số giải pháp tổ chức dạy học tích hợp qua phân tích những tiềm ẩn trong tổ chức thực hiện JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 43-50 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0056 ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP QUA PHÂN TÍCH NHỮNG TIỀM ẨN TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN Đỗ Hương Trà, Tưởng Duy Hải Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dạy học tích hợp là xu hướng đương thời của cải cách giáo dục trên thế giới và ở Việt nam hiện nay. Việc tổ chức dạy học tích hợp một cách phù hợp sẽ có vai trò rất tích cực trong việc phát triển toàn bộ năng lực của người học. Nhưng dạy học tích hợp vẫn có những vấn đề còn tồn tại gây khó khăn cho việc thực hiện của giáo viên (GV) và làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực của học sinh (HS). Bài báo đề xuất định hướng tổ chức dạy học tích hợp qua phân tích một số khó khăn trong trong tổ chức, thực hiện các chủ đề dạy học tích hợp của các sinh viên sư phạm dựa trên phân tích 8 chủ đề tích hợp liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Đại học Sư phạm Hà Nội. Mặc dù đối tượng nghiên cứu là các sinh viên nên họ có thể gặp nhiều khó khăn hơn so với giáo viên về tổ chức hoạt động, kĩ năng quản lí lớp học, khả năng nắm bắt chương trình môn học. . . nhưng qua quá trình làm việc chung giữa các sinh viên, giáo viên và nhóm chuyên gia về các chủ đề tích hợp, chúng tôi vẫn có thể xác định được những khó khăn chung của cả sinh viên và giáo viên về tổ chức dạy học tích hợp. Từ khóa: Dạy học tích hợp, Phát triển năng lực, Thách thức trong dạy học tích hợp. 1. Mở đầu Cơ sở lí luận và thực tiễn triển khai dạy học tích hợp trong nhà trường đã được cộng đồng khoa học và giáo dục học quốc tế đồng thuận, thống nhất qua hội nghị của Unesco năm 1986 tại Paris, cộng hòa Pháp [2]. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước đi tiên phong về dạy học tích hợp ngay từ những năm 1990 đối với bậc giáo dục tiểu học.Chương trình thể hiện việc dạy học tích hợp trong nhà trường cho học sinh được xuất bản năm 1996 [7]. Trên thế giới, dạy học tích hợp cũng đang được triển khai ở nhiều nước như: Bỉ, Thụy sĩ, Trung quốc, Sénégal, Burundi, Cameroun, Togo. . . và đang tạo nên xu hướng đổi mới về giáo dục ở qui mô toàn cầu. Mặc dù có nhiều ưu điểm về phát triển năng lực học sinh trong dạy học tích hợp, nhưng quá trình thực hiện cũng đang bộc lộ một số khó khăn, thách thức đối với GV và HS cần có giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả học tập đối với HS và quá trình tổ chức của GV. Để nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp thì rất cần thiết phải nhận diện được các khó khăn, thách thức tiềm ẩn này, để từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ và cách khắc phục kịp thời các nhược điểm của dạy học tích hợp trong quá trình đổi mới giáo dục. Chúng tôi đề xuất các nhóm sinh viên thuộc các khoa Vật lí, Hóa học, Sinh học thiết kế và tổ chức dạy học 8 chủ đề tích hợp Ngày nhận bài: 10/11/2016. Ngày nhận đăng: 27/3/2017. Liên hệ: Đỗ Hương Trà, e-mail: dhtra@hotmail.com 43 Đỗ Hương Trà, Tưởng Duy Hải liên môn ở trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Đại học Sư phạm Hà Nội làm cơ sở để phân tích, xác nhận các tiềm ẩn, khó khăn đối với tổ chức dạy học tích hợp. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Quan điểm trong nghiên cứu Quan điểm dạy học tích hợp hàm ý một tầm nhìn mới về vai trò của các môn học cùng nghiên cứu về một đối tượng. Bởi vì, nghiên cứu một đối tượng đòi hỏi tổng hợp nhiều tri thức, nhiều phương pháp của các môn học khác nhau. Từ đó hạn chế sự phân mảnh kiến thức đơn môn dẫn đến việc phân tách sự hiểu biết về đối tượng không thống nhất [7]. Sự huy động toàn bộ kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của người học vào tình huống học tập sẽ làm cho HS phát triển được năng lực của bản thân [7]. Do đó, dạy học tích hợp chính là một trong các cách thức để đạt mục tiêu của giáo dục là lấy sự hình thành, phát triển năng lực của người học làm đích đến cần phải đạt được. Nội dung và cách thức tổ chức dạy học cần được thiết kế theo lĩnh vực để liên kết, tích hợp các nội dung khác nhau định hình theo đối tượng nghiên cứu và theo sự hình thành và phát triển các năng lực mục tiêu của học sinh [5]. Hiện nay, theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cũng tính đến chuẩn năng lực cần hình thành và phát triển ở HS và thiết kế các lĩnh vực học tập định hướng khoa học trong chương trình theo định hướng tổ chức dạy học tích hợp. Nhiều cuộc thi thiết kế chủ đề tích hợp, tổ chức dạy học mẫu một số bài học, dạy học theo chủ đề tích hợp lồng ghép trong các môn học, mượn môi trường dạy học đơn môn để tổ chức dạy học tích hợp liên môn, đa môn đang được thực hiện. Nhưng thực tế cho thấy, dạy học tích hợp hiện nay vẫn đang bám theo môn học riêng biệt, các kiến thức, nội dung các môn học lại không đồng bộ trong cùng một môn học, cùng một cấp học nên gây ra nhiều trở ngại, khó khăn trong tổ chức dạy học tích hợp để phát tri ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng một số giải pháp tổ chức dạy học tích hợp qua phân tích những tiềm ẩn trong tổ chức thực hiện JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 43-50 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0056 ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP QUA PHÂN TÍCH NHỮNG TIỀM ẨN TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN Đỗ Hương Trà, Tưởng Duy Hải Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dạy học tích hợp là xu hướng đương thời của cải cách giáo dục trên thế giới và ở Việt nam hiện nay. Việc tổ chức dạy học tích hợp một cách phù hợp sẽ có vai trò rất tích cực trong việc phát triển toàn bộ năng lực của người học. Nhưng dạy học tích hợp vẫn có những vấn đề còn tồn tại gây khó khăn cho việc thực hiện của giáo viên (GV) và làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực của học sinh (HS). Bài báo đề xuất định hướng tổ chức dạy học tích hợp qua phân tích một số khó khăn trong trong tổ chức, thực hiện các chủ đề dạy học tích hợp của các sinh viên sư phạm dựa trên phân tích 8 chủ đề tích hợp liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Đại học Sư phạm Hà Nội. Mặc dù đối tượng nghiên cứu là các sinh viên nên họ có thể gặp nhiều khó khăn hơn so với giáo viên về tổ chức hoạt động, kĩ năng quản lí lớp học, khả năng nắm bắt chương trình môn học. . . nhưng qua quá trình làm việc chung giữa các sinh viên, giáo viên và nhóm chuyên gia về các chủ đề tích hợp, chúng tôi vẫn có thể xác định được những khó khăn chung của cả sinh viên và giáo viên về tổ chức dạy học tích hợp. Từ khóa: Dạy học tích hợp, Phát triển năng lực, Thách thức trong dạy học tích hợp. 1. Mở đầu Cơ sở lí luận và thực tiễn triển khai dạy học tích hợp trong nhà trường đã được cộng đồng khoa học và giáo dục học quốc tế đồng thuận, thống nhất qua hội nghị của Unesco năm 1986 tại Paris, cộng hòa Pháp [2]. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước đi tiên phong về dạy học tích hợp ngay từ những năm 1990 đối với bậc giáo dục tiểu học.Chương trình thể hiện việc dạy học tích hợp trong nhà trường cho học sinh được xuất bản năm 1996 [7]. Trên thế giới, dạy học tích hợp cũng đang được triển khai ở nhiều nước như: Bỉ, Thụy sĩ, Trung quốc, Sénégal, Burundi, Cameroun, Togo. . . và đang tạo nên xu hướng đổi mới về giáo dục ở qui mô toàn cầu. Mặc dù có nhiều ưu điểm về phát triển năng lực học sinh trong dạy học tích hợp, nhưng quá trình thực hiện cũng đang bộc lộ một số khó khăn, thách thức đối với GV và HS cần có giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả học tập đối với HS và quá trình tổ chức của GV. Để nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp thì rất cần thiết phải nhận diện được các khó khăn, thách thức tiềm ẩn này, để từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ và cách khắc phục kịp thời các nhược điểm của dạy học tích hợp trong quá trình đổi mới giáo dục. Chúng tôi đề xuất các nhóm sinh viên thuộc các khoa Vật lí, Hóa học, Sinh học thiết kế và tổ chức dạy học 8 chủ đề tích hợp Ngày nhận bài: 10/11/2016. Ngày nhận đăng: 27/3/2017. Liên hệ: Đỗ Hương Trà, e-mail: dhtra@hotmail.com 43 Đỗ Hương Trà, Tưởng Duy Hải liên môn ở trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Đại học Sư phạm Hà Nội làm cơ sở để phân tích, xác nhận các tiềm ẩn, khó khăn đối với tổ chức dạy học tích hợp. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Quan điểm trong nghiên cứu Quan điểm dạy học tích hợp hàm ý một tầm nhìn mới về vai trò của các môn học cùng nghiên cứu về một đối tượng. Bởi vì, nghiên cứu một đối tượng đòi hỏi tổng hợp nhiều tri thức, nhiều phương pháp của các môn học khác nhau. Từ đó hạn chế sự phân mảnh kiến thức đơn môn dẫn đến việc phân tách sự hiểu biết về đối tượng không thống nhất [7]. Sự huy động toàn bộ kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của người học vào tình huống học tập sẽ làm cho HS phát triển được năng lực của bản thân [7]. Do đó, dạy học tích hợp chính là một trong các cách thức để đạt mục tiêu của giáo dục là lấy sự hình thành, phát triển năng lực của người học làm đích đến cần phải đạt được. Nội dung và cách thức tổ chức dạy học cần được thiết kế theo lĩnh vực để liên kết, tích hợp các nội dung khác nhau định hình theo đối tượng nghiên cứu và theo sự hình thành và phát triển các năng lực mục tiêu của học sinh [5]. Hiện nay, theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cũng tính đến chuẩn năng lực cần hình thành và phát triển ở HS và thiết kế các lĩnh vực học tập định hướng khoa học trong chương trình theo định hướng tổ chức dạy học tích hợp. Nhiều cuộc thi thiết kế chủ đề tích hợp, tổ chức dạy học mẫu một số bài học, dạy học theo chủ đề tích hợp lồng ghép trong các môn học, mượn môi trường dạy học đơn môn để tổ chức dạy học tích hợp liên môn, đa môn đang được thực hiện. Nhưng thực tế cho thấy, dạy học tích hợp hiện nay vẫn đang bám theo môn học riêng biệt, các kiến thức, nội dung các môn học lại không đồng bộ trong cùng một môn học, cùng một cấp học nên gây ra nhiều trở ngại, khó khăn trong tổ chức dạy học tích hợp để phát tri ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học tích hợp Phát triển năng lực Thách thức trong dạy học tích hợp Tích hợp liên môn Vật lí Kĩ năng quản lí lớp học Nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp Dạy học vật lí gắn với định hướng nghềGợi ý tài liệu liên quan:
-
284 trang 144 0 0
-
10 trang 103 0 0
-
Đề tài: Vân dụng dạy học tích hợp vào phân môn vẽ kỹ thuật môn công nghệ lớp 11
15 trang 71 0 0 -
15 trang 50 0 0
-
31 trang 47 0 0
-
9 trang 45 0 0
-
Thực trạng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
9 trang 42 0 0 -
Thiết kế tình huống dạy học tích hợp Toán - Lí (chủ đề Vecto) ở trường trung học phổ thông
7 trang 40 0 0 -
Dạy học tích hợp tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Trà Vinh lớp 1, 2, 3
3 trang 35 1 0 -
Vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào dạy học Tiếng Việt ở trung học phổ thông
10 trang 30 0 0