Danh mục

Định hướng phát triển du lịch 4.0 tại Bình Dương từ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 440.74 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này tổng hợp, so sánh và phân tích những định nghĩa khác nhau của Du lịch 4.0 và những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch 4.0 tại Slovenia và Malaysia, từ đó đưa ra đề xuất phát triển du lịch tỉnh Bình Dương nắm bắt xu hướng thực tế và theo hướng bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng phát triển du lịch 4.0 tại Bình Dương từ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giớiĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 4.0 TẠI BÌNH DƯƠNG TỪ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Nguyễn Xuân Quý1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; email: quynx@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Cách mạng công nghiệp lần thứ tư từ lâu đã là khái niệm được nhắc tới trong các bàinghiên cứu lẫn trong thực tế các doanh nghiệp và chính quyền các nước. Du lịch cũng là mộtlĩnh vực bị ảnh hưởng bởi những xu hướng do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gây ra. Thuậtngữ “Du lịch 4.0” được nhiều quốc gia sử dụng phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch trongnước, tuy nhiên chưa có nhiều bài nghiên cứu tìm hiểu về khái niệm này. Tỉnh Bình Dương tuycó lợi thế về tài nguyên du lịch nhưng chưa thực sự phát huy hết tiềm năng trong bối cảnh côngnghiệp 4.0. Bài nghiên cứu này tổng hợp, so sánh và phân tích những định nghĩa khác nhaucủa Du lịch 4.0 và những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch 4.0 tại Slovenia và Malaysia,từ đó đưa ra đề xuất phát triển du lịch tỉnh Bình Dương nắm bắt xu hướng thực tế và theohướng bền vững.Từ khóa: Bình Dương, Công nghiệp 4.0, Du lịch 4.0, phát triển bền vữngAbstract TOURISM 4.0 – DIRECTIONS FOR TOURISM DEVELOPMENT IN BINH DUONG BASED ON LESSONS LEARNED IN OTHER COUNTRIES The fourth industrial revolution has long been a concept mentioned in both researchpapers and in practice by businesses and governments. Tourism is also an area affected byindustrial revolution 4.0. Many countries have used the term Tourism 4.0 to as art of theirtourism development strategies, but there are not many research papers on this concept.Although Binh Duong province has advantages in tourism resources, it has not really reachedits full potential in the context of industry 4.0. This study synthesizes, compares and analyzesthe different definitions of Tourism 4.0 and the lessons learned on tourism development 4.0 inSlovenia and Malaysia, thereby making recommendations for tourism development in BinhDuong province, which emphasizes the authority’s goal towards sustainability.Key words: Binh Duong, Industry 4.0, Sustainability, Tourism 4.01. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đã đem lại những bước chuyển mình vượtbậc đối với tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ giúp nângcao năng lực sản xuất và hiệu quả quản trị cho các doanh nghiệp. Bên cạnh những tác động tíchcực mà cuộc CMCN 4.0 đem lại, con người cũng đối mặt với nhiều thách thức. Khi tự độnghóa và trí tuệ nhân tạo dần dần thay thế lao động phổ thông, tri thức trở thành yếu tố quan trọngcủa sản xuất trong tương lai, từ đó phát sinh một thị trường phân hóa giữa kỹ năng thấp/lươngthấp và kỹ năng cao/lương cao, do đó dễ dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng 231thêm (Trần Thị Thanh Bình, 2020). Do đó, chính quyền, quản lý và các nhà nghiên cứu luôn cốgắng tìm ra phương hướng tối ưu hóa những lợi ích mà CMCN 4.0 đem lại, đồng thời đảm bảosự phát triển bền vững cho doanh nghiệp và xã hội. Du lịch cũng là một ngành chịu sự tác động to lớn của CMCN lần thứ tư. Với sự pháttriển của các nền tảng mạng xã hội cũng như tích hợp dữ liệu, các doanh nghiệp kinh doanhdịch vụ du lịch dễ dàng tiếp cận tới du khách hơn. Bên cạnh đó, ngành du lịch vẫn đối mặt vớicác thách thức về bảo tồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa tại điểm đến du lịch, đem lại lợi íchkinh tế cho người dân địa phương, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành. Tuy du lịch chịusự tác động của CMCN 4.0, nhóm ngành dịch vụ vẫn có những điểm khác biệt so với các ngànhtrong khối sản xuất, do những trải nghiệm phụ thuộc vào sự tham gia của nhân lực ngành lẫnkhách du lịch, từ đó đòi hỏi những nghiên cứu cụ thể cho lĩnh vực này. Từ đó khái niệm “Dulịch 4.0” được hình thành tại một số quốc gia trên thế giới nhằm định hướng phát triển du lịchtrong thời kỳ mới đảm bảo tính hiệu quả và bền vững cho các bên liên quan. Tỉnh Bình Dương ngày nay được xem là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phíaNam, với những đóng góp lớn cho kinh tế với các ngành công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp(Phan Thị Thùy Trang, 2017). Với chính sách phát triển tỉnh Bình Dương theo hướng côngnghiệp hóa. du lịch – một loại hình dịch vụ chưa tạo được doanh thu đột phá cho tỉnh. Tuy BìnhDương có đa dạng các tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn văn hóa khá hấp dẫn so với các điểm lâncận như vườn trái cây, các di tích lịch sử, các công trình tôn giáo và các làng nghề truyền thống,tỉnh chưa thực sự thu hút được khách du lịch tham quan và trải nghiệm. Theo ông Ðặng MinhHưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, hiện nay hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh chưacó giá trị thật sự nổi trội, chưa thành chuỗi dịch vụ liên hoàn để tạo khả năng cạnh tranh trongviệc thu hú ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: