Định hướng phát triển thị trường bất động sản trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 202.84 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung của bài viết trình bày về thị trường bất động sản của Việt Nam, thị trường nhà ở, thị trường cơ sở sản xuất, thị trường xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình công cộng, thị trường bất động sản nông nghiệp và đề xuất những giải pháp trong chính sách đất đai và bất động sản cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng phát triển thị trường bất động sản trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN<br /> TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ ĐẤT NƯỚC<br /> (Tài liệu sử dụng cho bài nói chuyện 'Chính sách, pháp luật đất đai với kinh tế thị trường ở Việt Nam'<br /> của Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ tại Chương trình Giảng dậy Kinh tế Fulbright)<br /> <br /> Điểm đột phá của quá trình Đổi mới đã được Đảng ta lựa chọn là đổi mới chính<br /> sách đất đai trong kinh tế nông nghiệp: đất sản xuất nông nghiệp từ hợp tác xã, tập<br /> đoàn sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Điểm đột<br /> phá này đã đưa nước ta từ tình trạng thiếu lương thực trở thành nước thuộc nhóm 3<br /> nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thành công bước đầu này đã chứng minh tính<br /> đúng đắn của chủ trương Đổi mới của Đảng ta. Việc lựa chọn điểm đột phá như vậy<br /> đã thể hiện sự tính toán toàn diện từ lý luận tới thực tiễn. Đất nước ta là nước nông<br /> nghiệp, vậy cần lựa chọn điểm đột phá trong khu vực kinh tế nông nghiệp; đất đai là<br /> tư liệu sản xuất nông nghiệp, vậy cần lựa chọn điểm đột phá là chính sách đất đai.<br /> Sau 20 năm đổi mới, kinh tế nông nghiệp nước ta đã phát triển tốt trong nền<br /> kinh tế hàng hoá, hàng loạt nông sản, thuỷ sản nước ta đã chiếm vị trí cao trong<br /> xuất khẩu trên thế giới. Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công<br /> nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết quả lao động của toàn dân tộc trong giai đoạn này sẽ<br /> quyết định việc đất nước có trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 hay không.<br /> Sự nghiệp Tiếp tục đổi mới trong giai đoạn này đòi hỏi Đảng ta, nhân dân ta lựa<br /> chọn điểm đột phá mới, chính sách mới để tạo bước nhẩy mới trong quá trình<br /> chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đất nước nông nghiệp thành đất nước công nghiệp<br /> (có người đề nghị nên gọi là Đổi mới lần II). Để chủ đạo quá trình đầu tư làm<br /> chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà nước cần chủ đạo 3 thị trường nguồn lực đầu vào<br /> của nền kinh tế, đó là thị trường bất động sản (đất đai và tài sản gắn liền với đất),<br /> thị trường lao động và thị trường vốn. Như vậy, cần tìm động lực cho 3 thị trường<br /> nguồn lực đầu vào này và tìm mối liên hệ để tạo sự đồng bộ giữa 3 thị trường đó.<br /> Đường lối của Đảng ta về đầu tư phát triển là phát huy nội lực như một nhân tố<br /> quyết định, đồng thời coi trọng các nguồn ngoại lực nhằm tạo ra sức mạnh tổng<br /> hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Đất đai và lao động là 2 nguồn<br /> hoàn toàn từ nội lực, vốn là nguồn lực chưa nhìn thấy rõ tính chủ động từ nội lực,<br /> nhiều người còn nghĩ trong nước không thể có vốn lớn mà phải trông chờ vào vốn<br /> đầu tư từ nước ngoài. Đến nay, một luận thuyết được nhiều người chú ý đã chứng<br /> minh rằng các nước đang phát triển có thể tự đầu tư công nghiệp hoá bằng nguồn<br /> vốn trong nước đang tiềm ẩn trong bất động sản. Nếu khơi dậy được kênh lưu<br /> thông giữa thị trường bất động sản (vốn tiềm ẩn) với thị trường vốn (vốn hoạt<br /> động) thì sẽ chuyển được vốn ở dạng 'thế năng' sang vốn ở dạng 'động năng' để<br /> có được nguồn vốn đầu tư lớn từ nội lực. Việc 'đánh thức' vốn tiềm năng của bất<br /> động sản chính là tạo cơ chế thật hợp lý để người có bất động sản thực hiện các<br /> quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng bất động sản. Nếu làm tốt cơ chế này thì<br /> chúng ta sẽ có vốn cũng là nguồn chủ động từ nội lực. Đến đây, có thể hình dung<br /> được điểm đột phá về kinh tế trong giai đoạn Tiếp tục đổi mới hay Đổi mới lần II<br /> phải là chính sách đất đai cho đầu tư phát triển kinh tế phi nông nghiệp tập trung<br /> 1<br /> <br /> vào khơi dậy vốn tiềm ẩn trong bất động sản để tạo vốn hoạt động trong đầu tư<br /> công nghiệp hoá, hiện đại hoá.<br /> Quá trình nhận thức của chúng ta về đất đai và bất động sản trong tiến trình<br /> đổi mới quả là vất vả. Giai đoạn 1986 - 1992, mới chỉ đổi mới được chế độ sử<br /> dụng đất sản xuất nông nghiệp dựa trên chính sách giao đất cho hộ gia đình, cá<br /> nhân trực tiếp sản xuất để sử dụng ổn định lâu dài trong quán tính của tư duy bao<br /> cấp. Giai đoạn 1993 - 2003, trong vài năm đầu trọng tâm đổi mới chính sách đất<br /> đai vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào kiến tạo nền sản xuất hàng hoá trong nông<br /> nghiệp trên cơ sở Nhà nước trao cho người sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất ở<br /> 5 quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và xác định đất có<br /> giá do Nhà nước quy định (Luật Đất đai 1993). Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng<br /> khoá VIII (1996) đã quyết định chủ trương phát triển thị trường bất động sản với<br /> nội dung chủ yếu là quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường bất động sản; thực hiện<br /> đúng Luật Đất đai và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về đất đai; xác định đúng giá<br /> đất trong giao đất, cho thuê đất; khắc phục tình trạng đầu cơ đất và những tiêu<br /> cực, yếu kém trong quản lý và sử dụng đất; chǎm lo giải quyết vấn đề nhà ở cho<br /> nhân dân; phát triển các doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích các thành phần<br /> kinh tế tham gia xây dựng kinh doanh nhà ở theo sự hướng dẫn và quản lý của Nhà<br /> nước. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng khoá IX (2001) đã quyết định chủ trương<br /> về thị trường bất động sản với nội dung chủ yếu là hình thành và phát triển thị<br /> trường bất động sản theo quy định của pháp luật; từng bước mở thị trường bất<br /> động sản cho người nước ngoài tham gia đầu tư. Chủ trương đã có điều chỉnh<br / ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng phát triển thị trường bất động sản trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN<br /> TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ ĐẤT NƯỚC<br /> (Tài liệu sử dụng cho bài nói chuyện 'Chính sách, pháp luật đất đai với kinh tế thị trường ở Việt Nam'<br /> của Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ tại Chương trình Giảng dậy Kinh tế Fulbright)<br /> <br /> Điểm đột phá của quá trình Đổi mới đã được Đảng ta lựa chọn là đổi mới chính<br /> sách đất đai trong kinh tế nông nghiệp: đất sản xuất nông nghiệp từ hợp tác xã, tập<br /> đoàn sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Điểm đột<br /> phá này đã đưa nước ta từ tình trạng thiếu lương thực trở thành nước thuộc nhóm 3<br /> nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thành công bước đầu này đã chứng minh tính<br /> đúng đắn của chủ trương Đổi mới của Đảng ta. Việc lựa chọn điểm đột phá như vậy<br /> đã thể hiện sự tính toán toàn diện từ lý luận tới thực tiễn. Đất nước ta là nước nông<br /> nghiệp, vậy cần lựa chọn điểm đột phá trong khu vực kinh tế nông nghiệp; đất đai là<br /> tư liệu sản xuất nông nghiệp, vậy cần lựa chọn điểm đột phá là chính sách đất đai.<br /> Sau 20 năm đổi mới, kinh tế nông nghiệp nước ta đã phát triển tốt trong nền<br /> kinh tế hàng hoá, hàng loạt nông sản, thuỷ sản nước ta đã chiếm vị trí cao trong<br /> xuất khẩu trên thế giới. Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công<br /> nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết quả lao động của toàn dân tộc trong giai đoạn này sẽ<br /> quyết định việc đất nước có trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 hay không.<br /> Sự nghiệp Tiếp tục đổi mới trong giai đoạn này đòi hỏi Đảng ta, nhân dân ta lựa<br /> chọn điểm đột phá mới, chính sách mới để tạo bước nhẩy mới trong quá trình<br /> chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đất nước nông nghiệp thành đất nước công nghiệp<br /> (có người đề nghị nên gọi là Đổi mới lần II). Để chủ đạo quá trình đầu tư làm<br /> chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà nước cần chủ đạo 3 thị trường nguồn lực đầu vào<br /> của nền kinh tế, đó là thị trường bất động sản (đất đai và tài sản gắn liền với đất),<br /> thị trường lao động và thị trường vốn. Như vậy, cần tìm động lực cho 3 thị trường<br /> nguồn lực đầu vào này và tìm mối liên hệ để tạo sự đồng bộ giữa 3 thị trường đó.<br /> Đường lối của Đảng ta về đầu tư phát triển là phát huy nội lực như một nhân tố<br /> quyết định, đồng thời coi trọng các nguồn ngoại lực nhằm tạo ra sức mạnh tổng<br /> hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Đất đai và lao động là 2 nguồn<br /> hoàn toàn từ nội lực, vốn là nguồn lực chưa nhìn thấy rõ tính chủ động từ nội lực,<br /> nhiều người còn nghĩ trong nước không thể có vốn lớn mà phải trông chờ vào vốn<br /> đầu tư từ nước ngoài. Đến nay, một luận thuyết được nhiều người chú ý đã chứng<br /> minh rằng các nước đang phát triển có thể tự đầu tư công nghiệp hoá bằng nguồn<br /> vốn trong nước đang tiềm ẩn trong bất động sản. Nếu khơi dậy được kênh lưu<br /> thông giữa thị trường bất động sản (vốn tiềm ẩn) với thị trường vốn (vốn hoạt<br /> động) thì sẽ chuyển được vốn ở dạng 'thế năng' sang vốn ở dạng 'động năng' để<br /> có được nguồn vốn đầu tư lớn từ nội lực. Việc 'đánh thức' vốn tiềm năng của bất<br /> động sản chính là tạo cơ chế thật hợp lý để người có bất động sản thực hiện các<br /> quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng bất động sản. Nếu làm tốt cơ chế này thì<br /> chúng ta sẽ có vốn cũng là nguồn chủ động từ nội lực. Đến đây, có thể hình dung<br /> được điểm đột phá về kinh tế trong giai đoạn Tiếp tục đổi mới hay Đổi mới lần II<br /> phải là chính sách đất đai cho đầu tư phát triển kinh tế phi nông nghiệp tập trung<br /> 1<br /> <br /> vào khơi dậy vốn tiềm ẩn trong bất động sản để tạo vốn hoạt động trong đầu tư<br /> công nghiệp hoá, hiện đại hoá.<br /> Quá trình nhận thức của chúng ta về đất đai và bất động sản trong tiến trình<br /> đổi mới quả là vất vả. Giai đoạn 1986 - 1992, mới chỉ đổi mới được chế độ sử<br /> dụng đất sản xuất nông nghiệp dựa trên chính sách giao đất cho hộ gia đình, cá<br /> nhân trực tiếp sản xuất để sử dụng ổn định lâu dài trong quán tính của tư duy bao<br /> cấp. Giai đoạn 1993 - 2003, trong vài năm đầu trọng tâm đổi mới chính sách đất<br /> đai vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào kiến tạo nền sản xuất hàng hoá trong nông<br /> nghiệp trên cơ sở Nhà nước trao cho người sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất ở<br /> 5 quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và xác định đất có<br /> giá do Nhà nước quy định (Luật Đất đai 1993). Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng<br /> khoá VIII (1996) đã quyết định chủ trương phát triển thị trường bất động sản với<br /> nội dung chủ yếu là quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường bất động sản; thực hiện<br /> đúng Luật Đất đai và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về đất đai; xác định đúng giá<br /> đất trong giao đất, cho thuê đất; khắc phục tình trạng đầu cơ đất và những tiêu<br /> cực, yếu kém trong quản lý và sử dụng đất; chǎm lo giải quyết vấn đề nhà ở cho<br /> nhân dân; phát triển các doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích các thành phần<br /> kinh tế tham gia xây dựng kinh doanh nhà ở theo sự hướng dẫn và quản lý của Nhà<br /> nước. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng khoá IX (2001) đã quyết định chủ trương<br /> về thị trường bất động sản với nội dung chủ yếu là hình thành và phát triển thị<br /> trường bất động sản theo quy định của pháp luật; từng bước mở thị trường bất<br /> động sản cho người nước ngoài tham gia đầu tư. Chủ trương đã có điều chỉnh<br / ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết Bất động sản Thị trường bất động sản Thị trường nhà ở Thị trường cơ sở sản xuất Thị trường xây dựng hạ tầng Thị trường bất động sản nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thẩm định giá trị bất động sản: Phần 1 - TS. Nguyễn Ngọc Vinh, TS. Nguyễn Quỳnh Hoa
166 trang 319 9 0 -
10 trang 238 0 0
-
11 trang 229 0 0
-
13 trang 180 0 0
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu bất động sản phục vụ quản lý bất động sản
11 trang 171 1 0 -
259 trang 168 0 0
-
Bài giảng Thị trường bất động sản - Trần Tiến Khai
123 trang 166 4 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 144 0 0 -
Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND
7 trang 130 0 0 -
Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND
2 trang 121 0 0