Danh mục

Định hướng và giải pháp về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 480.41 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhìn chung, những định hướng và giải pháp về TCLTKT tỉnh Bình Định trong thời gian tới sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận thấy được vai trò, vị trí cũng như mối liên kết giữa tỉnh Bình Định với các địa phương khác trong vùng KTTĐ miền Trung và vùng kinh tế Tây Nguyên. Đề xuất những định hướng và giải pháp nay, tác giả mong muốn góp phần trong việc đề xuất những kiến nghị đối với địa phương nhằm hoàn thiện TCLTKT một cách hợp lí trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng và giải pháp về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 115-127 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH Hoàng Quý Châu Trường Đại học Quy Nhơn1. Mở đầu Bình Định là một trong 5 tỉnh thuộc địa bàn vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ)miền Trung. Với vị trí địa lí khá thuận lợi so với các địa phương khác trong vùng -Bình Định là cửa ngõ phía Đông, hướng biển của hành lang kinh tế đường 19 - cósự liên kết chặt chẽ với các tỉnh Bắc Tây Nguyên, các nước Tiểu vùng sông Mekongmở rộng, đặc biệt với Lào và Campuchia ở khu vực ngã ba Đông Dương và kể cảvùng phía Tây rộng lớn. Dựa trên cơ sở các lí thuyết phát triển không gian, các chỉtiêu giá trị phản ánh sự phát triển và phân bố, sự phân hóa khá rõ nét về nguồn lựctự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực cùng với sự phân bố các hình thứctổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) mang tính đặc thù của lãnh thổ, TCLTKTtỉnh Bình Định đã được xác định theo 3 tiểu vùng: Tiểu vùng phía nam, Tiểu vùngDuyên hải phía Đông và Tiểu vùng Trung du, miền núi phía Tây. Tuy nhiên, thựctrạng TCLTKT tỉnh Bình Định vẫn còn một số bất cập. Chưa nhận thấy được vaitrò, vị trí cũng như mối liên kết giữa Bình Định với các địa phương khác trongvùng KTTĐ miền Trung và vùng kinh tế lân cận (Tây Nguyên) dưới góc nhìn củaTCLTKT; Một số nhân tố mới sẽ có tác động đến TCLTKT của tỉnh một cách hợplí hơn. Đồng thời, cần phải tiến hành xem xét bối cảnh quốc tế và khu vực cũngnhư bối cảnh trong nước có tác động trực tiếp đến nền kinh tế của địa phương trongthời gian tới.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cơ sở xác định TCLTKT tỉnh Bình Định trong thời gian tới Việc xác định TCLTKT tỉnh Bình Định trong thời gian tới cần dựa vào cơ sởsau đây: 115 Hoàng Quý Châu - Phát triển Tam giác 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia thông qua khảnăng hợp tác, đầu tư, phát triển giao thông, thương mại và tham gia vào sự phâncông lao động quốc tế của tỉnh Bình Định. Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia là một tam giác phát triểnnằm ở khu vực ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Trongđó, khu vực biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia bao gồm lãnh thổ của 4tỉnh: Kon Tum và Gia Lai (Việt Nam), Attapu (Lào) và Ratanakiri (Campuchia).Phạm vi khu vực này có nhiều điểm tương đồng về các yếu tố tự nhiên, kinh tế vàxã hội. Những tiềm năng về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và nhiều đặcđiểm xã hội có thể bổ sung, hỗ trợ và liên kết cùng nhau phát triển về các lĩnh vựckinh tế và dịch vụ thông qua các hành lang kinh tế (HLKT) dọc theo các trục quốclộ 1A, quốc lộ 14, quốc lộ 19... đặc biệt là trục đường 19 - nối toàn bộ khu vực nàyvới các cửa khẩu quốc tế Đức Cơ, Bờ Y ra cảng biển Qui Nhơn. Với lợi thế của mình, hành lang đường 19 là một trục hành lang quan trọngtrong việc tạo lối ra cho các sản phẩm hàng hoá của khu vực biên giới ba nướcViệt Nam - Lào - Campuchia, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và giao lưu thôngthương với quốc tế của một khu vực đang được coi là chậm phát triển này. Việcphát triển kinh tế tỉnh Bình Định và hành lang ven biển với cửa ra cảng Quy Nhơnđã đặt ra yêu cầu phát triển và hình thành một khu vực hấp dẫn trong thế liên kếtHLKT đường 19 với hành lang ven biển. - Phát triển kinh tế - xã hội Dải ven biển miền Trung theo Chiến lược biểnViệt Nam. Được hình thành trên tiềm năng kinh tế biển, Dải ven biển miền Trung đangngày càng có tác động lớn đến sự phát triển của miền Trung, Tây Nguyên và cảnước, trở thành đối tác quan trọng đối với sự phát triển của Tiểu vùng sông Mekong,đồng thời đang trở thành một trục kinh tế biển hùng mạnh của Việt Nam. Kinh tếbiển là lĩnh vực hết sức rộng lớn bao trùm trên nhiều mặt như: giao lưu thương mại,đầu tư kinh tế kỹ thuật, hình thành các khu kinh tế, các chuỗi đô thị, hệ thống cảngbiển, hệ thống dịch vụ, du lịch, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công trình anninh quốc phòng, hệ thống công trình biển và thềm lục địa, khai thác khoáng sản,dầu khí, công nghiệp khai thác và chế biến hải sản. . . Biển ở khu vực miền Trungcòn có ảnh hưởng lớn đến khí hậu và mùa màng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vànhiều lĩnh vực khác. Sự hình thành các lĩnh vực kinh tế biển sẽ tác động đến cáclĩnh vực khoa học - kỹ thuật, dịch vụ, tài chính, ngân hàng. . . và dẫn đến sự biếnđổi to lớn về mặt đời sống xã hội của người dân trong vùng, đặc biệt hạn chế đượchiện tượng “chảy máu chất xám”.116 Định hướng và giải pháp về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định Riêng vùng ven biển và biển Bình Định có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, anninh, quốc phòng, có nhiều tiềm n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: