Danh mục

Định hướng vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm vào dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.96 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất một số định hướng vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm vào dạy học các môn khoa học tự nhiên ở bậc học này bao gồm: (1) tổ chức dạy học theo hướng chú trọng lựa chọn nội dung, thiết kế nhiệm vụ học tập có ý nghĩa thực tiễn, gắn với vốn kinh nghiệm sẵn có của học sinh về thế giới xung quanh; (2) tổ chức dạy học theo hướng lựa chọn phương pháp và phương tiện trực quan, huy động sự tham gia toàn diện các chức năng tâm lí của học sinh,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm vào dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 39-47 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0028 ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG LÍ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM VÀO DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1 1 Viện Nguyễn Hoàng Đoan Huy và 2 Bùi Thanh Diệu Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Dựa trên những phân tích về lí thuyết học tập trải nghiệm, giáo dục trải nghiệm trong đó đặc biệt là mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb; so sánh với những yêu cầu cần thiết để đảm bảo dạy học hiệu quả các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở, bài báo đề xuất một số định hướng vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm vào dạy học các môn khoa học tự nhiên ở bậc học này bao gồm: (1) tổ chức dạy học theo hướng chú trọng lựa chọn nội dung, thiết kế nhiệm vụ học tập có ý nghĩa thực tiễn, gắn với vốn kinh nghiệm sẵn có của học sinh về thế giới xung quanh; (2) tổ chức dạy học theo hướng lựa chọn phương pháp và phương tiện trực quan, huy động sự tham gia toàn diện các chức năng tâm lí của học sinh; (3) các môn khoa học tự nhiên cần được giảng dạy theo nguyên tắc tích hợp với sự thống nhất phát triển theo một mạch kiến thức chung để hình thành và phát triển những năng lực cốt lõi và đặc thù cho học sinh; (4) đánh giá trong dạy học khoa học tự nhiên cần tiếp cận theo hướng “kinh nghiệm mới quan trọng hơn kết quả”; (5) tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với những môi trường giáo dục trải nghiệm bên ngoài nhà trường (non-school resource for science education). Từ khóa: Học tập trải nghiệm, giáo dục trải nghiệm, mô hình học tập trải nghiệm, dạy học các môn khoa học tự nhiên, dạy học tích hợp. 1. Mở đầu Trong khi các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã và đang thực hiện chương trình giáo dục khoa học tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên bao gồm môn học tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học Trái đất [3], thì ở Việt Nam, chương trình hiện hành về nội dung kiến thức khoa học tự nhiên vẫn bao gồm các phân môn riêng lẻ: Vật lí, Sinh học, Hoá học và một phần kiến thức của Địa lí tự nhiên. Điều đáng nói là dạy học các môn học này ở các trường trung học cơ sở chưa phát huy hết hiệu quả mục tiêu hình thành năng lực cho học sinh bởi do chưa khai thác được vốn kinh nghiệm sẵn có của học sinh cũng như chưa tạo điều kiện cho các em được tiếp cận với những phương pháp và phương tiện trực quan để hình thành và phát triển những kinh nghiệm về thế giới xung quanh đó. Hay nói cách khác là cần phải tổ chức dạy học theo mô hình giáo dục trải nghiệm. Ngày nhận bài: 11/11/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017 Liên hệ: Nguyễn Hoàng Đoan Huy, e-mail: nguyenhoangdoanhuy@gmail.com 39 Nguyễn Hoàng Đoan Huy và Bùi Thanh Diệu Liên quan đến tổ chức mô hình giáo dục này trong đó học sinh có thể học tập trong bối cảnh thế giới thực xung quanh mình, bao gồm: học trong phòng thí nghiệm, xưởng trường, học tại thực địa, học thông qua giải quyết vấn đề, học thông qua tình huống, học theo dự án, học dựa trên tìm hiểu, khám phá, học tập hợp tác... được các nhà nghiên cứu đề cập đến trong các công trình của mình như John Dewey (1938), Piaget (1950), Kolb (1984). Trong đó, mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb được biết đến rộng rãi và áp dụng hiệu quả vào giáo dục hiện đại. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Lí thuyết học tập trải nghiệm 2.1.1. Học tập trải nghiệm và giáo dục trải nghiệm Học tập trải nghiệm (Experiential learning) là lí thuyết có lịch sử phát triển tương đối dài, xuất phát điểm của lí thuyết này được truy nguồn từ những công trình nghiên cứu của John Dewey (1938), Piaget (1950), Kurt Hahn (1957), Paulo Freire (1970), Vygotsky (1978), Kolb (1984), Javis (1987) và nhiều nhà nghiên cứu khác [7]. Lí thuyết học tập trải nghiệm đề xuất một mô hình toàn diện về quá trình học tập và mô hình đa tuyến về sự phát triển của người lớn, cả hai mô hình này đều bao gồm trong đó những vấn đề liên quan đến cách thức con người thực hiện hoạt động học tập, trưởng thành và phát triển. Lí thuyết này được gọi là học tập trải nghiệm, hay nói cách khác, quan niệm về học tập dựa trên “kinh nghiệm” xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất là xuất phát từ nguồn gốc trí tuệ (Intellectual origins) trong các nghiên cứu của Dewey, Lewin và Piaget. Thứ hai là xuất phát từ tầm quan trọng của kinh nghiệm cá nhân đối với quá trình học tập. Lí thuyết học tập trải nghiệm định nghĩa học tập là một quá trình trong đó tri thức được kiến tạo thông qua sự chuyển hoá của kinh nghiệm [6]. Lí thuyết miêu tả hai phương thức biện chứng liên quan đến việc nắm vững kinh nghiệm của cá nhân – kinh nghiệm cụ thể, rời rạc (concrete experience) và khái niệm trừu tượng (abstract conceptualization); và hai phương thức biện chứng liên quan đến chuyển ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: