Định vị cho robot di động trong không gian 2 chiều
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 503.97 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dead reckoning là một phương pháp phổ biến dùng để xác định vị trí tương đối của robot di động trong mặt phẳng, sau một quá trình di chuyển nào đó, so với vị trí ban đầu. Việc giải bài toán dead reckoning thực ra là giải bài toán động học cho robot di động, nhằm mục đích xác định vị trí và hướng tức thời của robot sau một quá trình chuyển động
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định vị cho robot di động trong không gian 2 chiều Người báo cáo: Đoàn Hiệp Tài liệu: ROB01.01 Ngày: 12/8/2005 Trang: 1/13 Robotics no 01.01 Gửi đến: Đoàn Hiệp, Doãn Minh Đăng, www.picvietnam.com Nội dung: Định vị cho robot di động trong không gian 2 chiều MICROSOFT WORD Tóm tắt: Định vị là một bài toán quan trọng trong robot, định vị tương đối dead‐reckoning 1. Giới thiệu Dead reckoning là một phương pháp phổ biến dùng để xác định vị trí tương đối của robot di động trong mặt phẳng, sau một quá trình di chuyển nào đó, so với vị trí ban đầu. Việc giải bài toán dead reckoning thực ra là giải bài toán động học cho robot di động, nhằm mục đích xác định vị trí và hướng tức thời của robot sau một quá trình chuyển động, trong đó toạ độ gốc là toạ độ gắn với sàn của robot ở thời điểm ban đầu. Cũng rất gần với bài toán động học cho tay máy, nhưng độ chính xác trong các ứng dụng thực tế của robot di động, khiến cho bài toán dead reckoning trở nên khó khăn hơn. Lý do chủ yếu là do các tay máy được liên kết với nhau một cách vững chắc, và nếu như ta biết chắc được góc xoay tại các khớp, thì có thể biết được toạ độ cuối của tay máy. Trong khi đó, robot liên kết với sàn xe bằng các bánh xe, thường làm bằng cao su, và chuyển động nhờ vào lực ma sát tương đối yếu, do đó, các sai số trong phương pháp dead reckoning sẽ lớn hơn vì phụ thuộc nhiều vào tương tác của bánh xe với sàn nhà. Chúng ta cần phân biệt hai loại sai số trong phương pháp dead reckoning là sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống. Trong đó, sai số ngẫu nhiên là các sai số do tương tác của robot với môi trường, ví dụ như ngoại lực, nội lực, những vật cản bất thường, sự trượt của bánh xe… Sai số hệ thống là các sai số do khi ta sử dụng các công thức tinh toán động học lý tưởng, trong khi luôn có những sai lệch không thể quản lý được trong thiết kế như là hai bánh xe không bằng nhau, khoảng cách hai bánh xe không xác định… Phần này giới thiệu phương pháp UMBmark, được thực hiện bởi Johann Borenstein [Borenstein94], dùng để xác định, so sánh và sửa lỗi các sai số cho phương pháp dead reckoning trên robot di động. Sau cùng, chúng tôi sẽ giới thiệu một chương trình UMBmark Calculator, dùng để tính toán các thông số cần thiết, cho phép người dùng đơn giản hoá việc tính toán và có thể lấy nhanh kết quả sửa lỗi trong quá trình thí nghiệm. Người báo cáo: Đoàn Hiệp Tài liệu: ROB01.01 Ngày: 12/8/2005 Trang: 2/13 2. Giới thiệu 2.1. Phương pháp định vị tuyệt đối (Absolute Positioning Method) Trong các ứng dụng robot, có hai phương pháp định vị thường được sử dụng là phương pháp định vị tuyệt đối (APM) và phương pháp định vị tương đối (Relative Positioning Methods – RPM). Phương pháp định vị tương đối chủ yếu dựa trên bài toán dead reckoning (tính số vòng quay của bánh xe để suy ra vị trí tương đối của robot sau một quá trình chuyển động). Phương pháp này đơn giản, rẻ tiền và hầu như được sử dụng trong tất cả các robot di động, cho dù robot đó sử dụng phương pháp định vị APM. Khuyết điểm của phương pháp dead reckoning là bán kính sai số lớn, và lại là sai số tích luỹ. Phương pháp định vị tuyệt đối thì lại dùng thêm các cảm biến khác ngoài encoder như dùng beacons, cột mốc, so sánh các bản đồ cục bộ và bản đồ toàn cục, định vị bằng vệ tinh (GPS)… Mỗi phương pháp APM dùng các thuật toán và cảm biến khác nhau, nhưng đều là những phương pháp chủ yếu cho các robot di động ngày nay. Người ta thường dùng phương pháp RPM để giới hạn phạm vi xử lý trước khi dùng phương pháp APM cho việc định vị robot. Chúng ta có thể phân tích một vài ưu khuyết điểm của phương pháp APM để có cái nhìn tổng quát về việc định vị cho robot như sau: phương pháp dùng beacons chỉ thích hợp dùng trong nhà và nó cũng giống như định vị bằng cột mốc; phương pháp so sánh bản đồ thường dùng cho các robot tự trị phức tạp; phương pháp định vị dùng GPS thì chỉ thích hợp dùng ngoài trời, và cũng cho sai số rất lớn (lên đến hàng mét), một số phương pháp định vị khác thì dùng cảm biến la bàn hoặc con quay để định hướng cho robot nhờ vào từ trường trái đất… 2.2. Tầm quan trọng của bài toán dead reckoning Như vậy, cho dù dùng bất kỳ phương pháp định vị nào đi nữa, phương pháp dead reckoning dường như là phương pháp luôn luôn cần thiết. Một lý luận “vui” là muốn điều khiển robot di động thì phải giải bài toán động học cho robot, mà nếu đã giải bài toán động học rồi thì tại sao lại không dùng phương pháp dead reckoning để giới hạn phạm vi xử lý cho các phương pháp định vị tuyệt đối khác? Tuy nhiên, một điều không ngờ đến là trong cuộc thi các robot sử dụng phương pháp dead reckoning để định vị và di chuyển được tổ chức ở San Jose, California năm 1992, hai robot thắng giải nhất và giải nhì là hai robot dùng phương pháp sửa lỗi UMBmark do nhóm của J. Borenstein thực hiện và nó có thể di chuyển 100 m mà không có sai số. Hay cụ thể hơn là robot có thể “dạo quanh” một phòng ngủ 5m x 5m 5‐6 vòng mà không hề có sai số. Với lợi điểm rẻ tiền, đơn giản phương pháp dead reckoning là một giải pháp đầu tiên và cần thiết cho các robot di động. Người báo cáo: Đoàn Hiệp Tài liệu: ROB01.01 Ngày: 12/8/2005 Trang: 3/13 3. Sai số dead rec ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định vị cho robot di động trong không gian 2 chiều Người báo cáo: Đoàn Hiệp Tài liệu: ROB01.01 Ngày: 12/8/2005 Trang: 1/13 Robotics no 01.01 Gửi đến: Đoàn Hiệp, Doãn Minh Đăng, www.picvietnam.com Nội dung: Định vị cho robot di động trong không gian 2 chiều MICROSOFT WORD Tóm tắt: Định vị là một bài toán quan trọng trong robot, định vị tương đối dead‐reckoning 1. Giới thiệu Dead reckoning là một phương pháp phổ biến dùng để xác định vị trí tương đối của robot di động trong mặt phẳng, sau một quá trình di chuyển nào đó, so với vị trí ban đầu. Việc giải bài toán dead reckoning thực ra là giải bài toán động học cho robot di động, nhằm mục đích xác định vị trí và hướng tức thời của robot sau một quá trình chuyển động, trong đó toạ độ gốc là toạ độ gắn với sàn của robot ở thời điểm ban đầu. Cũng rất gần với bài toán động học cho tay máy, nhưng độ chính xác trong các ứng dụng thực tế của robot di động, khiến cho bài toán dead reckoning trở nên khó khăn hơn. Lý do chủ yếu là do các tay máy được liên kết với nhau một cách vững chắc, và nếu như ta biết chắc được góc xoay tại các khớp, thì có thể biết được toạ độ cuối của tay máy. Trong khi đó, robot liên kết với sàn xe bằng các bánh xe, thường làm bằng cao su, và chuyển động nhờ vào lực ma sát tương đối yếu, do đó, các sai số trong phương pháp dead reckoning sẽ lớn hơn vì phụ thuộc nhiều vào tương tác của bánh xe với sàn nhà. Chúng ta cần phân biệt hai loại sai số trong phương pháp dead reckoning là sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống. Trong đó, sai số ngẫu nhiên là các sai số do tương tác của robot với môi trường, ví dụ như ngoại lực, nội lực, những vật cản bất thường, sự trượt của bánh xe… Sai số hệ thống là các sai số do khi ta sử dụng các công thức tinh toán động học lý tưởng, trong khi luôn có những sai lệch không thể quản lý được trong thiết kế như là hai bánh xe không bằng nhau, khoảng cách hai bánh xe không xác định… Phần này giới thiệu phương pháp UMBmark, được thực hiện bởi Johann Borenstein [Borenstein94], dùng để xác định, so sánh và sửa lỗi các sai số cho phương pháp dead reckoning trên robot di động. Sau cùng, chúng tôi sẽ giới thiệu một chương trình UMBmark Calculator, dùng để tính toán các thông số cần thiết, cho phép người dùng đơn giản hoá việc tính toán và có thể lấy nhanh kết quả sửa lỗi trong quá trình thí nghiệm. Người báo cáo: Đoàn Hiệp Tài liệu: ROB01.01 Ngày: 12/8/2005 Trang: 2/13 2. Giới thiệu 2.1. Phương pháp định vị tuyệt đối (Absolute Positioning Method) Trong các ứng dụng robot, có hai phương pháp định vị thường được sử dụng là phương pháp định vị tuyệt đối (APM) và phương pháp định vị tương đối (Relative Positioning Methods – RPM). Phương pháp định vị tương đối chủ yếu dựa trên bài toán dead reckoning (tính số vòng quay của bánh xe để suy ra vị trí tương đối của robot sau một quá trình chuyển động). Phương pháp này đơn giản, rẻ tiền và hầu như được sử dụng trong tất cả các robot di động, cho dù robot đó sử dụng phương pháp định vị APM. Khuyết điểm của phương pháp dead reckoning là bán kính sai số lớn, và lại là sai số tích luỹ. Phương pháp định vị tuyệt đối thì lại dùng thêm các cảm biến khác ngoài encoder như dùng beacons, cột mốc, so sánh các bản đồ cục bộ và bản đồ toàn cục, định vị bằng vệ tinh (GPS)… Mỗi phương pháp APM dùng các thuật toán và cảm biến khác nhau, nhưng đều là những phương pháp chủ yếu cho các robot di động ngày nay. Người ta thường dùng phương pháp RPM để giới hạn phạm vi xử lý trước khi dùng phương pháp APM cho việc định vị robot. Chúng ta có thể phân tích một vài ưu khuyết điểm của phương pháp APM để có cái nhìn tổng quát về việc định vị cho robot như sau: phương pháp dùng beacons chỉ thích hợp dùng trong nhà và nó cũng giống như định vị bằng cột mốc; phương pháp so sánh bản đồ thường dùng cho các robot tự trị phức tạp; phương pháp định vị dùng GPS thì chỉ thích hợp dùng ngoài trời, và cũng cho sai số rất lớn (lên đến hàng mét), một số phương pháp định vị khác thì dùng cảm biến la bàn hoặc con quay để định hướng cho robot nhờ vào từ trường trái đất… 2.2. Tầm quan trọng của bài toán dead reckoning Như vậy, cho dù dùng bất kỳ phương pháp định vị nào đi nữa, phương pháp dead reckoning dường như là phương pháp luôn luôn cần thiết. Một lý luận “vui” là muốn điều khiển robot di động thì phải giải bài toán động học cho robot, mà nếu đã giải bài toán động học rồi thì tại sao lại không dùng phương pháp dead reckoning để giới hạn phạm vi xử lý cho các phương pháp định vị tuyệt đối khác? Tuy nhiên, một điều không ngờ đến là trong cuộc thi các robot sử dụng phương pháp dead reckoning để định vị và di chuyển được tổ chức ở San Jose, California năm 1992, hai robot thắng giải nhất và giải nhì là hai robot dùng phương pháp sửa lỗi UMBmark do nhóm của J. Borenstein thực hiện và nó có thể di chuyển 100 m mà không có sai số. Hay cụ thể hơn là robot có thể “dạo quanh” một phòng ngủ 5m x 5m 5‐6 vòng mà không hề có sai số. Với lợi điểm rẻ tiền, đơn giản phương pháp dead reckoning là một giải pháp đầu tiên và cần thiết cho các robot di động. Người báo cáo: Đoàn Hiệp Tài liệu: ROB01.01 Ngày: 12/8/2005 Trang: 3/13 3. Sai số dead rec ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
robot công nghiệp tài liệu robot chế tạo robot truyền động điện trong robot Định vị cho robot di động Dead reckoningGợi ý tài liệu liên quan:
-
Kỹ thuật điều khiển robot công nghiệp
270 trang 58 0 0 -
151 trang 54 0 0
-
10 trang 51 0 0
-
Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp
51 trang 51 0 0 -
Ngân hàng câu hỏi môn học Robot công nghiệp
29 trang 49 0 0 -
Giáo trình Robot công nghiệp: Phần 2
194 trang 45 0 0 -
Giáo trình Thực tập Robot công nghiệp: Phần 1
50 trang 43 0 0 -
21 trang 42 1 0
-
Robot SCARA dùng trong gắp và đặt
8 trang 42 0 0 -
Điều khiển trượt giảm độ rung cho robot công nghiệp IRB 120
7 trang 41 0 0