Danh mục

ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Số trang: 42      Loại file: docx      Dung lượng: 174.88 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (42 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dòng vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp và gián tiếp ào ạt đổ vào trong nước.nhiên nhưng không sử dụng hiệu quả. - Cung tín dụng tiếp tục tăng trên 50%, lạm phát tăng vọt lên 25%, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, xuất khẩu giảm. - Các quan hệ thị trường bị thu hẹp rõ rệt bởi sự can thiệp hành chính, đặc biệt là các quyết định về tăng, giảm thuế nhập khẩu, về hạn ngạch, về giá xăng dầu. - Những biến động về xăng dầu, lạm phát, tình hình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỒ ÁN " PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN" TÂY SƠN NGUYỄN HUỆ MẤY NÉT TỔNG HỢP VỀ THIÊN TÀI QUÂN SỰ CỦA NGUYỄN HUỆ TÂY SƠN NGUYỄN HUỆ MẤY NÉT TỔNG HỢP VỀ THIÊN TÀI QUÂN SỰ CỦA NGUYỄN HUỆ A.XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI 1.Đào luyện binh sĩ. Con người và kĩ thuật là những nhân tố chủ yếu quyết định sự phát triển các phương pháp tiến hành chiến tranh và chiến đấu trong đó con người là nhân tố quyết định nhất. Người nông dân và những người yêu nước thuộc các tầng lớp khác, một khi tham gia hàng ngũ nghĩa quân, với lòng căm thù chế độ chuyên chế hà khắc của vua quan, căm thù chế độ áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến, với lòng yêu nước chống xâm lược đều mang một phẩm chất mới vào trong quân đội Tây Sơn, điều mà các quân đội phong kiến phản động đương thời, kể cả trong nước và ngoài nước, không thể có được. Chính vì vậy mà họ đoàn kết với nhân dân, được quảng đại quần chúng ủng hộ. Đó cũng là nguồn gốc của tinh thần chiến đấu cao của binh sĩ quân đội Tây Sơn. Những người phương Tây đương thời có mặt ở Việt Nam đã hết sức ca ngợi người lính Tây Sơn, gọi người lính Tây Sơn là “những người tiên khu của chủ nghĩa xã hội cận đại”, vì họ đã thấy tận mắt quân đội Tây Sơn lấy của cải của bọn quan lại và phú hào để phân phát cho dân nghèo và thấy “những làng mạc đau khổ dưới gánh nặng thuế má hà khắc đã nhiệt liệt tuyên thệ hưởng ứng khởi nghĩa”. Cho nên bất kì ở đâu, quân đội Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ cũng được nhân dân hoan nghênh, ủng hộ. Trong những ngày đầu gian khổ của cuộc khởi nghĩa, đứng trước những kẻ thù lớn mạnh, chỉ có mục đích chiến đấu được xác định và tinh thần quật khởi của tướng lĩnh và binh sĩ mới có thể khiến họ chiến thắng được mọi kẻ địch. Mục đích chính nghĩa của chiến tranh nông dân và chiến tranh giải phóng dân tộc đã động viên binh sĩ, tướng lĩnh và nhân dân phát huy tinh thần chiến đấu và tính sáng tạo, tinh thần chịu đựng gian khổ sẵn sàng hy sinh quên mình. Chúng ta biết rằng các cuộc nội chiến giữa giai cấp bị áp bức bóc lột và giai cấp áp bức bóc lột, đều nổi bật tính chất khốc liệt và kiên quyết và không nhân nhượng trong hành động của hai bên giao chiến. Lê-nin đã nói: “Nội chiến nghiêm trọng và khốc liệt hơn bất cứ một cuộc chiến tranh nào. Từ những cuộc nội chiến của La Mã cổ đại, trong lịch sử các cuộc nội chiến đều như vậy, vì các cuộc chiến tranh thế giới bao giờ cũng kết thúc bằng những cuộc giao ước giữa các giai cấp giàu có và chỉ trong nội chiến giai cấp bị áp bức mới hướng mọi nỗ lực để tiêu diệt giai cấp đi áp bức đến cùng, tiêu diệt những điều kiện kinh tế đang tồn tại của giai cấp đó”[1]. Đây cũng là điều khác nhau căn bản giữa cuộc nội chiến vì tiến bộ mà quân đội Tây Sơn tiến hành với cuộc nội chiến phản tiến bộ kéo dài trong hai thế kỷ giữa quân Trịnh và quân Nguyễn. Cũng là điều khác nhau căn bản giữa binh sĩ Tây Sơn và binh sĩ Trịnh, Nguyễn. Nó cũng là nguyên nhân vì sao ngày thường thì quân lính Trịnh, Nguyễn kiêu ngạo, hung ác, thẳng tay đàn áp nhân dân nhưng khi giao chiến thì không có gì là dũng cảm, hy sinh, khi được điều động đi đánh quân Tây Sơn hoặc khi bị quân Tây Sơn tiến công, thì từ tướng đến quân đều đùn nhau ra trận, chưa giao chiến tướng đã trốn, quân đã chạy, khi bắt buộc phải giao chiến, thì rất “khôn ngoan” bằng cách “đánh vào lúc mặt trời lặn để khi có việc gì thì nhờ đêm tối mà rút lui”[2]. Còn quân Xiêm đứng trước quân Tây Sơn, đã luồn rừng vượt núi chạy cho mau, “sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”. Ngay quân Thanh kiêu ngạo đến cao độ chỉ chờ cho “quân gầy đến nộp mình” thì trước sức tấn công mãnh liệt của quân Tây Sơn, đã phải rút chạy tan tành về đến Trung Quốc vẫn chưa hoàn hồn. Tinh thần chiến đấu cao, chiến đấu vì lý tưởng chống áp bức giai cấp, chống nô dịch dân tộc, đó là đặc điểm thứ nhất của người lính trong quân đội của Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ lấy nguyên tắc “quân lính cốt hòa thuận, không cốt đông”[3] để xây dựng quân đội và giáo dục tướng lĩnh và binh sĩ. Đoàn kết là sức mạnh. Không phải là các vua chúa, các tướng lĩnh của các quân đội phong kiến không nói đến sức mạnh của đoàn kết trong quân đội, nhất là khi có chiến tranh. Nhưng, trong thực tế, một mặt vì không tin quảng đại binh sĩ, một mặt cần duy trì chính sách chia để trị, cho nên trong các quân đội phong kiến thời đó và các thời trước đó, đều có tổ chức những loại quân đội đặc biệt làm nòng cốt, có quyền hành đặc biệt, được ưu đãi hơn các quân khác. Các đội cấm quân, quân ngự tiền, ưu binh, cấm vệ…..đều thuộc loại quân đặc biệt này. Ưu binh nhà Trịnh chỉ tuyển trong các trấn Thanh Hóa, Nghệ An. Thân binh nhà Nguyễn chỉ chọn trong huyện Tống Sơn. Dùng dịa vị, vật chất để mua chuộc, bọn phong kiến mưu toan xây dựng một nòng cốt vũ trang trung thành với họ. Chính đó lại là nguyên nhân khiến cho nội bộ quân đội không thể đoàn kết, thường xảy ra xung đột. Cho nên không thể có đoàn kết thực sự trong các quân đội phong kiến, cũng như trong các quân đội phản động. Khác với quân đội Trịnh, Nguyễn, trong quân đội Nguyễn Huệ không có tổ chức loại quân đặc biệt này. Trái lại trong quân đội của Nguyễn Huệ, mỗi khi có tuyển mộ lính mới, thì những người lính mới ấy được đặt ngay dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Huệ, được phiên chế trong những đạo trung quân sống ngay bên mình người anh hùng lỗi lạc ấy. Việc tuyển mộ lính mới và cách thức phiên chế lính mới ở Nghệ An trong khi Nguyễn Huệ tiến ra Bắc đánh quân Thanh đầu năm 1789 đã chứng minh rất rõ điều đó. Thái độ đối xử và cách thức phiên chế lính mới của Nguyễn Huệ như thế đã làm nức lòng họ, làm tăng cường tinh thần chiến đấu của họ và dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Huệ, kĩ thuật chiến đấu của những người lính mới ấy càng được bảo đảm. Thái độ đối xử và cách thức phiên chế ấy làm cho người lính mới cũng như người lính cũ không có gì khác biệt nhau lắm, về đãi ngộ cũng như về chuyên môn. Do đấy, họ đoàn kết, hòa hợp được với nhau dễ dàng. Đoàn kết hòa thuận, là đặc điểm thứ hai của quân đội Nguyễn Huệ. Quân đội của Nguyễn Huệ ...

Tài liệu được xem nhiều: