Danh mục

Đỗ Cảnh Thạc

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.36 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Được lịch sử biết đến là một trong thập nhị sứ quân trước thời nhà Đinh với đặc điểm nhận biết hiếm có, ông là độc nhĩ tướng quân Đỗ Cảnh Thạc. Có mặt trong lịch sử nước Nam hơn một nửa thế kỷ, ông trở thành một trong những công thần bậc nhất của nhà Ngô không chỉ lúc tạo lập mà cả ở thời điểm khôi phục sau thời Dương Tam Kha, được lịch sử biết đến là một trong thập nhị sứ quân trước thời nhà Đinh với đặc điểm nhận biết hiếm có. Ông là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đỗ Cảnh Thạc Đỗ Cảnh Thạc Được lịch sử biết đến là một trong thập nhị sứ quân trước thời nhà Đinh vớiđặc điểm nhận biết hiếm có, ông là độc nhĩ tướng quân Đỗ Cảnh Thạc. Có mặt trong lịch sử nước Nam hơn một nửa thế kỷ, ông trở thành một trongnhững công thần bậc nhất của nhà Ngô không chỉ lúc tạo lập mà cả ở thời điểm khôiphục sau thời Dương Tam Kha, được lịch sử biết đến là một trong thập nhị sứ quântrước thời nhà Đinh với đặc điểm nhận biết hiếm có. Ông là Đỗ Cảnh Thạc. Mất một vành tai thuở thiếu thời. Thù nhà, nợ nước hẳn đầy vơi Về xuất thân của vị tướng họ Đỗ, Thần phả Đỗ tướng công và sắc phong ở đìnhCổ Hiền cho hay ông có nguồn gốc từ Trung Quốc: “Đỗ Tướng Công, huý CảnhThạc, sinh ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Thân (912). Thân phụ ngài là Đỗ QuảngLăng, mẹ là Trần Thị Thọ thuộc Đỗ Động Giang, Ấp Động (huyện Thanh Oai bâygiờ)”. Cụ thể hơn, có thuyết cho rằng cha Đỗ Cảnh Thạc tên là Đỗ Thục, người gốcQuảng Lăng đất Trung Quốc. Vào thời Ngũ đại thập quốc, Đỗ Thục sang nước ta làmTĩnh Hải quân và sinh ra Đỗ Cảnh Thạc. Gốc gác này, sách Khâm định Việt sử thônggiám cương mục cũng chưa rõ: “Đỗ Cảnh Thạc: Người huyện Thuận Đức thuộcQuảng Đông”. Tương truyền vào thuở thiếu thời, cậu bé họ Đỗ tỏ ra thông minh khỏe mạnh,năm lên 8 tuổi đã biết bày ra các trò chơi. Năm 12 tuổi đã biết cưỡi ngựa, bắn cung,theo cha đi săn muông thú. Năm 16 tuổi đã có chí lớn, thấy bọn quan quân nhà Namức hiếp dân lành, giết người cướp của thì trong lòng căm hận, chỉ muốn tiêu diệt kẻthù cho bõ tức . Nhưng cũng chính vì tính khí ấy mà vị sứ quân tương lai mới… mấtmột tai về tay giặc Nam Hán. Việc này, trong Thần phả Đỗ tướng công có chép lại nguyên do: “Một hômgiặc vào bắt lợn của nhà, ông xông ra giằng lợn lại bị chúng đánh đập, cáu tiết ônggiằng chiếc đòn khiêng lợn đánh túi bụi, sau vì thế cô mà bị chúng quây bắt trói lêncây và xẻo mất một bên tai. Sau việc này, lòng căm thù sôi sục, ông quyết tìm thầyhọc võ”. Cứ như trong thần phả viết, việc ấy ắt xảy ra sau thời Khúc Thừa Mỹ đểnước rơi vào tay giặc Nam Hán năm Quý Mùi (923) cho đến trước khi Dương ĐìnhNghệ khôi phục năm Tân Mão (931). Cũng có thuyết khác cho hay, khi dẫn quân đánhnhau với Nam Hán, trong lúc giao tranh, ông bị gươm của giặc phạt mất một tai. Cũngvì mối thù không đội trời chung với giặc phương Bắc của bản thân, lại thêm nợ nước,thù nhà chồng chất khi sau đó trong thời gian Đỗ Cảnh Thạc tìm thầy luyện võ ba năm“giặc đã kéo đến ấp cướp bóc đàn áp, dân ấp người chết người chạy trốn, nhà ông bịđốt cháy, cha mẹ bị giặc giết”, đã nung nấu trong huyết quản chàng trai một tai ấy chílớn trả thù nhà, đền nợ nước.Công thần nghiệp trải suốt triều Ngô. Dẹp loạn Bình Vương phục cơ đồ Trong suốt cuộc đời làm tướng của mình, Đỗ Cảnh Thạc dần trở thành mộtcánh tay đắc lực phò giúp cho nhà Ngô lập nền tự chủ, dựng xây triều đại, được TrạngBùng Phùng Khắc Khoan tán tụng là: “Tướng công phò suốt ba đời nhà Ngô, trải baobiến cố vẫn giữ một lòng trung hiếu, không màng danh lợi, cống hiến cả cuộc đời chodân, cho nước. Thật là một tấm gương trung hiếu chói lọi cho đời sau noi theo”. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương ở vùng Thanh Oai thì ban đầu Đỗ Cảnh Thạctìm về dưới trướng của Dương Đình Nghệ, nhưng sau đó lại bén duyên với con rể họDương là Ngô Quyền lúc ấy đang trấn thủ Ái Châu do ý hợp tâm đầu. Khâm phục tàinăng và chí khí của viên tướng họ Ngô nên ngày 15 tháng giêng năm Đinh Dậu (937),Đỗ Cảnh Thạc đã đem theo đội quân được xây dựng từ trước về với Ngô Quyền, tônNgô Quyền là Đại huynh. Sau khi Dương Đình Nghệ chết dưới tay của Kiều Công Tiễn, lại thêm họaNam Hán rình rập, dẫn đến quyết định huyết chiến nơi Bạch Đằng giang. Tươngtruyền, ông chính là người bàn với Ngô Quyền dùng cọc nhọn đóng ở lòng sông đểdiệt giặc, lại dẫn đầu một cánh quân cả thủy binh và bộ binh mai phục ở bên hữu ngạnsông Bạch Đằng để tham gia tổng tấn công quân Hoằng Thao, góp phần vào đại thắngnơi dòng sông sóng bạc đầu. Đến năm Kỷ Hợi (939), Ngô Quyền xưng vương, dựng nước, đóng đô, đặt trămquan, chế định triều nghi phẩm phục, vị tướng họ Đỗ đã được phong làm Thái uýđứng đầu các quan võ. Chỉ tiếc rằng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, 5 năm sau, NgôVương Quyền băng hà (Giáp Thìn (944). Trước khi về thế giới bên kia, Ngô Quyền đãchỉ định Thái tử Ngô Xương Ngập là con cả sẽ nối ngôi, lại nhờ em vợ Dương TamKha giúp rập. Nhưng nhân đó, Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, tự xưng là BìnhVương, lại để không mang tiếng cướp ngôi, Dương Tam Kha lấy con thứ hai của NgôQuyền và chị mình là Xương Văn làm con mình. Trước biến loạn của dòng họ, sợ bị lụy đến thân, Ngô Xương Ngập chạy đếnNam Sách Giang, ẩn náu tại nhà Phạm Lệnh Công ở Trà Hương (nay là huyện KimThành, tỉnh Hải Dương). Sợ sự tồn tại của đứa cháu gọi mình bằng cậu sẽ làm cho cáccựu thần nhà Ngô có lòng khác, Dươn ...

Tài liệu được xem nhiều: