Danh mục

Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân ở huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 298.28 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân ở huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội" sử dụng mô hình Technology acceptance model (TAM) cải tiến để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet banking của khách hàng tại huyện Thanh Trì - Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân ở huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở HUYỆN THANH TRÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ths. Nguyễn Thanh Thụy, Ths. Lê Thanh Phúc, Ths. Lê Văn Hùng Khoa Hệ thống Thông tin Quản lý – Học viện Ngân hàng Tóm tắt Ngày nay việc xây dựng chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thường được gắn liền với chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Internet banking là thành quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng và nó đang trở thành xu hướng chính trong thì trường tài chính ngày nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam phần lớn khách hàng còn dè dặt, thăm dò và sử dụng còn hạn chế. Để thành công, các ngân hàng và các tổ chức tài chính phải hiểu động cơ của khách hàng khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ Internet banking. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mô hình Technology acceptance model (TAM) cải tiến để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet banking của khách hàng tại huyện Thanh Trì - Hà Nội. Từ khóa: internet banking, công nghệ, rủi ro, nhân tố, ảnh hưởng, ngân hàng, TAM . 1. Mở đầu Sự phát triển như vũ bão của khoa học & công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, đã tác động tới mọi mặt hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương thức sản xuất, kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Những khái niệm ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, dịch vụ internet banking, … đã bắt đầu trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Phát triển các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, đặc biệt là dịch vụ Internet banking là một xu hướng tất yếu. Trên thế giới, Internet banking được coi là một xu hướng tất yếu để phát triển ngân hàng bán lẻ, mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, duy trì và mở rộng khách hàng. Internet banking tạo ra kênh giao dịch thay thế, giảm chi phí cho ngân hàng cũng như khách hàng, nâng cao hiệu quả quay vòng vốn. Internet banking được khuyến khích bởi góp phần đáng kể tạo nên nền kinh tế không dùng tiền mặt. Internet banking được các ngân hàng tại Việt Nam triển khai từ những năm 2004. Nhưng cho tới nay, phần lớn các khách hàng còn dè dặt, thăm dò và sử dụng còn hạn chế. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do khách hàng chưa hiểu hết lợi ích mà Internet banking mang lại, có thể do rủi ro trong giao dịch Internet banking . Với mục đích nghiên cứu mô hình TAM, từ đó đề xuất mô hình TAM cải tiến để đánh giá các nhân tố tác động đến đến sự chấp nhận sử dụng Internet banking của khách hàng cá nhân ở huyện Thanh Trì - Hà Nội. Từ đó, giúp cho các nhà lãnh đạo ngân hàng có thể đưa ra những giải pháp chiến lược cho sự phát triển của dịch vụ Internet banking của ngân hàng mình. [1] 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology acceptance model - TAM) TAM được sử dụng để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận và sử dụng một công nghệ. TAM được thử nghiệm và chấp nhận một cách rộng rãi trong các nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ thông tin, đây được coi là mô hình có giá trị tiên đoán tốt. Trong đó, ý định 149 sử dụng có tương quan đáng kể tới việc sử dụng, khi có ý định là yếu tố quan trọng đến việc sử dụng, còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sử dụng một cách gián tiếp thông qua dự định sử dụng (Davis, 1989).[2] Sự hữu ích cảm nhận Biến bên Thái độ Dự định Thói quen sử ngoài sử dụng dụng thực tế Dễ sử dụng cảm nhận Hình 1 – Mô hình TAM - Biến bên ngoài: là những nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin của một người về việc chấp nhận sản phẩm hay dịch vụ. Những biến bên ngoài thường từ hai nguồn là quá trình ảnh hưởng xã hội và quá trình nhận thức, thu thập kinh nghiệm của bản thân. - Sự hữu ích cảm nhận là “mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao thực hiện công việc của chính họ”. - Sự dễ sử dụng cảm nhận là “mức độ mà một người tin rằng có thể sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần sự nỗ lực”. Thái độ là cảm giác tích cực hay tiêu cực về việc thực hiện hành vi mục tiêu, đó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới thành công của hệ thống. Mô hình TAM và các biến thể mở rộng của TAM được nhiều nhà khoa học trên thế giới đề xuất và sử dụng trong việc giải thích việc chấp nhận sử dụng các dịch vụ Internet banking. Cooper (1997) cho rằng dễ sử dụng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc chấp nhận công nghệ từ cảm nhận của các khách hàng. Sự phức tạp cũng như khó khăn để hiểu mà một cải tiến hay công nghệ mới đem lại là một trong những nguyên nhân gây nên thất bại của dịch vụ Home Banking tại Mỹ (Dover, 1988). Ngoài ra, mức độ dễ sử dụng cảm nhận là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự chấp nhận Internet banking tại Mỹ và Ireland (Danial, 1999).[3] Ndubisi & Sinti (2006) và Ramayah (2003) nhận định rằng có mối tương quan thuận chiều giữa dễ sử dụng cảm nhận và sự hữu ích cảm nhận. Ngoài ra, nghiên cứu của Ndubisi & Sinti (2006) cũng chứng tỏ được rằng những biến bên ngoài ảnh hưởng gián tiếp đến ý định cũng như việc sử dụng hệ thống thông qua sự hữu ích cảm nhận. Bên cạnh đó, trong mô hình TAM, thái độ là một nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng cũng như sự chấp nhận công nghệ. Thái độ đó là những gì mà một cá nhân cảm nhận về một khái niệm, một thực thể. Do đó, thái độ đóng một vai trò quan trọng đối với ý định chấp nhận một công nghệ mới (Davis, 1989). Một số các nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: