Danh mục

Đo lường sự hài lòng của người học tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.14 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm vừa qua, số lượng các trường đại học ở Việt Nam tăng lên một cách nhanh chóng. Từ 69 trường đại học trên cả nước vào năm 1999 tăng lên thành 204 trường năm 2012. Cũng trong thời gian này, số lượng học sinh phổ thông có xu hướng giảm liên tục, từ 1,5 triệu học sinh cho mỗi độ tuổi (năm 1999), đến nay còn hơn 0,9 triệu học sinh cho mỗi độ tuổi. Những biến động trái chiều về số lượng trường đại học và số lượng học sinh như kể trên dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt giữa các trường để thu hút người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đo lường sự hài lòng của người học tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái NguyênMa Thế Ngàn và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ109(09): 27 - 32ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌCKỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNMa Thế Ngàn*, Vũ Hồng VânTrường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái NguyênTÓM TẮTTrong những năm vừa qua, số lượng các trường đại học ở Việt Nam tăng lên một cách nhanhchóng. Từ 69 trường đại học trên cả nước vào năm 1999 tăng lên thành 204 trường năm 2012.Cũng trong thời gian này, số lượng học sinh phổ thông có xu hướng giảm liên tục, từ 1,5 triệu họcsinh cho mỗi độ tuổi (năm 1999), đến nay còn hơn 0,9 triệu học sinh cho mỗi độ tuổi. Những biếnđộng trái chiều về số lượng trường đại học và số lượng học sinh như kể trên dẫn tới sự cạnh tranhquyết liệt giữa các trường để thu hút người học.Do đó, chủ đề nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các trường đã được nhiều người quan tâmnghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu đều có quan điểm coi nhà trường như các doanh nghiệp vàsinh viên chính là những khách hàng. Từ đó, các tác giả sử dụng các mô hình về sự hài lòng củakhách hàng vào việc khảo sát và cải thiện giá trị cảm nhận và sự hài lòng của người học, nhằmnâng cao khả năng cạnh tranh của các trường đại học. Tuy vậy, việc vận dụng đó vẫn còn thiếunhững cơ sở lý thuyết vững chắc do sự khác nhau giữa môi trường giáo dục và môi trường kinhdoanh. Bài viết này sẽ tập trung vào việc củng cố những cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng thangđo sự hài lòng của người học cũng như những ứng dụng của nó vào thực tiễn tại trường Đại họcKỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên.Từ khóa: Sự hài lòng của người học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên.KHÁCH HÀNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC*Đối với một dịch vụ thông thường, kháchhàng chính là người trả tiền để được sử dụngdịch vụ đó. Nhưng ngành giáo dục đào tạokhông chỉ phục vụ một đối tượng khách hàngduy nhất. Người được ngành giáo dục đại họcphục vụ sự thật là các nhóm khách hàng, baogồm: người học, chủ doanh nghiệp và xã hộinói chung. Trong đó, sinh viên là nhữngngười được sử dụng điều kiện học tập tại cáctrường đại học để nâng cao trình độ, kĩ năngchuyên môn nghiệp vụ; chủ doanh nghiệpđược tiếp cận nguồn nhân lực trình độ cao; xãhội nhận được nhiều phúc lợi hơn do thànhquả của đào tạo nguồn nhân lực chính là sựphát triển.SẢN PHẨM CỦA ĐÀO TẠO ĐẠI HỌCLÀ GÌ?Theo Meltem Arat [5], giáo dục đại học cungcấp sản phẩm cho ba lĩnh vực chính: đào tạo,nghiên cứu và dịch vụ công.*Tel: 0904.006.198Trong đó, sản phẩm của đào tạo đại học baogồm cả phần hữu hình và phần vô hình. Phầnhữu hình chính là bằng cấp của người học,phần vô hình là tri thức của người học cóđược khi học tập trong trường đại học. Cácsản phẩm này tạo nên những lao động đã quađào tạo, có trình độ cao. Chủ các doanhnghiệp chính là những người trực tiếp sửdụng các sản phẩm này. Cuối cùng, đối với xãhội, họ chính là những công dân tốt, có trí tuệvà phẩm chất đạo đức.Sự khác biệt giữa sinh viên và khách hàngsử dụng các dịch vụ thông thườngTheo Sirvanci [6], giữa sinh viên đại học vàkhách hàng sử dụng các dịch vụ thông thườngcó hai điểm khác biệt cơ bản, đó là: Một là,nhu cầu (needs of customers) và mong muốn(wants of customers) của khách hàng luôntrùng khớp nhau, nhưng nhu cầu và mongmuốn của sinh viên không hoàn toàn trùngkhớp nhau. Hai là, khách hàng sử dụng dịchvụ không phải chịu trách nhiệm về chất lượngdịch vụ, nhưng sinh viên phải chịu một phầntrách nhiệm về chất lượng đào tạo.27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vnMa Thế Ngàn và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆThứ nhất, nhu cầu của khách hàng chính làthứ mà họ mong muốn, nhưng nhu cầu củasinh viên không hoàn toàn là thứ sinh viênmuốn. Trong kinh doanh dịch vụ, để duy trìhoặc tăng thị phần và lợi nhuận, các doanhnghiệp phải tập trung đáp ứng nhu cầu kháchhàng. Nhu cầu của khách hàng hay cái kháchhàng cần cũng chính là thứ mà họ muốn có.Do đó, các doanh nghiệp luôn phải tuân thủnguyên tắc: khách hàng luôn luôn đúng. Tuyvậy, đối với sinh viên, cái mà họ cần là nhữngkiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của xãhội. Nhưng cái sinh viên muốn là chươngtrình học đơn giản, dễ dàng trong đánh giá kếtquả học tập, thời gian đào tạo ngắn. Vàtrường đại học, trong quá trình thực hiện chứcnăng của nó đối với xã hội, đã cung cấpnhững kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sinhviên – những thứ sinh viên cần, không phảithứ sinh viên muốn. Vì vậy, các trường đạihọc không thể đáp ứng hoàn toàn các nhu cầucủa sinh viên. Nói cách khác, trường đại họckhông thể làm hài lòng sinh viên giống nhưcách mà doanh nghiệp làm hài lòng kháchhàng sử dụng dịch vụ.Ngoài ra, mỗi dịch vụ của doanh nghiệp chỉphải tập trung phục vụ một đối tượng kháchhàng thì hoạt động đào tạo của trường đại họcphải làm hài hòa nhu cầu của một nhóm đốitượng khách hàng. Do đó, một điều dễ n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: