Danh mục

Độ nhớt máu và mối liên quan với một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 429.39 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá độ nhớt máu và mối liên quan với một số chỉ số huyết học, sinh hóa ở BN HCTH nguyên phát. Đối tượng nghiên cứu: 45 BN HCTH nguyên phát được điều trị tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện E TW, thực hiện trong năm 2011 và 2012.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Độ nhớt máu và mối liên quan với một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phátTẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014ĐỘ NHỚT MÁU VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐHUYẾT HỌC, SINH HÓA MÁU Ở BỆNH NHÂNHỘI CHỨNG THẬN HƢ NGUYÊN PHÁTPhạm Xuân Phong*; Trần Thị Tuyết Nhung*TÓM TẮTTrong hội chứng thận hư (HCTH) nguyên phát, độ nhớt máu tăng là yếu tố có tính tiênlượng đối với biến chứng tắc mạch. Nghiên cứu này nhằm đánh giá độ nhớt máu và mối liênquan với một số chỉ số huyết học, sinh hóa ở BN HCTH nguyên phát. Đối tượng nghiên cứu:45 BN HCTH nguyên phát được điều trị tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội, Bệnh việnQuân y 103, Bệnh viện E TW, thực hiện trong năm 2011 và 2012. Phương pháp nghiên cứu:mô tả, cắt ngang, so sánh với nhóm chứng. Kết quả: (1) độ nhớt máu ở BN HCTH nguyên phát6,94 ± 1,65 mmPa.s, cao hơn ở nhóm chứng (5,36 ± 0,88 mPa.s) (p < 0,05). (2) Độ nhớt máutương quan thuận với số lượng hồng cầu, hematocrit, cholesterol và triglycerid với r tương ứnglà 0,38; 0,54; 0,47; 0,35 (p < 0,05).* Từ khóa: Hội chứng thận hư nguyên phát; Độ nhớt máu; Huyết học; Sinh hóa.Blood Viscosity and Its Relationship with Hematological andBiochemical Parameters in Primary Nephrotic SyndromeSummaryHigh blood viscosity is a predictive factor of thromboembolic complications. In this study, wemeasured the blood viscosity and its relationship with hematologyical and biochemicalparameters in 45 patients with primary nephrotic syndrome from Military Institute of TraditionalMedicine, 103 Hospital and E Hospital between 2011 and 2012. The main methods includeddescription, cross-section, comparison with control group. The results showed that bloodviscosity in these patients (6.94 ± 1.65 mPa.s) was significally higher than in control group(5.36 ± 0.88 mPa.s) (p < 0.05). The blood viscosity was correlated with red blood cells,hematocrit, cholesterol and triglycerid (r: 0.38; 0.54; 0.47 and 0.35 and p < 0,05, respectively).* Key words: Primary nephrotic syndrome; Blood viscosity; Hematological and biochemicalparameters.ĐẶT VẤN ĐỀHội chứng thận hư là hội chứng lâmsàng và sinh hóa do tổn thương ở cầuthận, đặc trưng bằng phù, protein niệucao, protein máu giảm, lipid máu tăng.Khoảng 80% trường hợp có HCTH do tổnthương nguyên phát ở cầu thận. Bệnhthường tái phát nhiều lần và dẫn đến suythận trong thời gian 5 - 10 năm tùy thuộcvào quá trình điều trị. Trong HCTH, nồngđộ các yếu tố đông máu tăng, giảm thểtích tuần hoàn, tăng tính dính của huyếttương, rối loạn các thành phần lipid máu...Tất cả các yếu tố trên góp phần tăng nguycơ thuyên tắc mạch máu.* Viện Y học Cổ truyền Quân độiNgười phản hồi (Corresponding): Phạm Xuân Phong (pxphongyhct@gmail.com)Ngày nhận bài: 09/09/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/11/2014Ngày bài báo được đăng: 02/12/2014107TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014Biến chứng máu tăng đông và thuyêntắc mạch máu là một trong những biếnchứng nặng, nguy hiểm và gặp với tỷ lệkhá cao ở BN HCTH nguyên phát (10 42% theo từng tác giả). Tỷ lệ này theoNguyễn Thị Bích Ngọc (2011) là 21% [3].Nếu biến chứng tắc mạch không đượcđiều trị kịp thời có thể dẫn đến nhữngbiến chứng nặng, thậm chí có thể tử vong.Sử dụng thuốc chống đông trong điều trịHCTH cũng được nhiều tác giả đề nghị[2]. Khi xét nghiệm, nếu thấy hiện tượngtăng đông cần cân nhắc sử dụng thuốcchống ngưng tập tiểu cầu, các thuốcchống đông để dự phòng biến chứng tắcmạch [2].Độ nhớt máu là một đại lượng vật lýđặc trưng cho trở lực do ma sát nội tạisinh ra giữa các thành phần của máu khichúng chuyển động trượt lên nhau. TrongHCTH, albumin máu giảm, thay đổi thểtích huyết tương… gây tăng ngưng tậptiểu cầu, tăng lipid máu, rối loạn các yếutố đông máu theo hướng tăng đông… gâyảnh hưởng tới độ nhớt máu.Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứunày nhằm: Xác định độ nhớt máu ở BNHCTH nguyên phát và tìm mối liên quangiữa độ nhớt máu với một số chỉ số huyếthọc, sinh hóa máu ở những BN này.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU1. Đối tượng và phương tiện nghiêncứu.- Đối tượng nghiên cứu: nhóm chứnggồm 30 người khỏe mạnh; nhóm bệnh:45 BN được chẩn đoán xác định HCTH108nguyên phát. Thời gian nghiên cứu từ7 - 2011 đến 5 - 2012.- Phương tiện nghiên cứu: xét nghiệmđộ nhớt máu trên máy ReoRox G2 tại Bệnhviện Y học Cổ truyền Quân đội, xét nghiệmhuyết học và sinh hóa trên máy phân tíchhuyết học tự động 18 thông số Celltacalpha, máy sinh hóa tự động Hitachi 902.* Tiêu chuẩn lựa chọn:- BN từ 16 - 60 tuổi, được chẩn đoánxác định có HCTH nguyên phát, điều trịtại Bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội,Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện ETrung ương.- BN không có bệnh lý khác kèm theo,không dùng thuốc chống đông trước khivào viện và tình nguyện tham gia nghiêncứu.* Tiêu chuẩn loại trừ:- HCTH thứ phát.- BN được chẩn đoán HCTH nguyênphát nhưng có kèm theo các bệnh sau: cósuy thận, thiếu máu nặng, đang mắc cácbệnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: