Do Thái trở về "đất hứa" ở Palestine 1Tình cảnh Do Thái ở các nước Hồi giáoTừ thế kỷ thứ nhất, ở Palestine, sự cai trị của La Mã càng ngày càng tàn khốc, dân Do Thái nổi loạn nhiều lần và đền Jérusalem bị tàn phá hai lần nữa. Người La Mã cấm họ xây lại đền ở nền cũ và dân tộc Do Thái mất quốc gia, phiêu bạt khắp thế giới.Mới đầu họ tản mác qua Tiểu Á (Asie Mineure) rồi qua châu Âu, Bắc Phi, Ethiopie; chỉ một số ít ở lại trong xứ sống chung...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Do Thái trở về Do Thái trở về đất hứa ở Palestine 1 Tình cảnh Do Thái ở các nước Hồi giáo Từ thế kỷ thứ nhất, ở Palestine, sự cai trị của La Mã càng ngày càng tàn khốc,dân Do Thái nổi loạn nhiều lần và đền Jérusalem bị tàn phá hai lần nữa. Người LaMã cấm họ xây lại đền ở nền cũ và dân tộc Do Thái mất quốc gia, phiêu bạt khắpthế giới. Mới đầu họ tản mác qua Tiểu Á (Asie Mineure) rồi qua châu Âu, Bắc Phi,Ethiopie; chỉ một số ít ở lại trong xứ sống chung với các dân tộc khác. Trước thời Trung cổ, tình cảnh của họ tương đối dễ chịu. Tới đâu thổ dân cũngnhận ra được họ vì tôn giáo, có lẽ vì cả nét mặt của họ nữa, cho nên hơi nghi kị,khinh họ là một dân tộc mất nước, nhưng không hiếp đáp gì họ mà họ cũng trungthành với quốc gia họ ở đậu. Nhờ biết đoàn kết, chịu cực khổ, họ phát đạt, họpthành những đoàn khá thịnh vượng. Thời Mohamed sáng lập Hồi giáo, họ sống chung với các dân tộc Ả Rập, vàchính Mohamed cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng của Do Thái giáo. Ông có trừng trịmột số Do Thái chỉ là vì họ đã đứng về phe Coréischite, nhưng ông coi họ cũngnhư mọi dân tộc dị giáo khác, không đặc biệt kỳ thị gì họ. Họ còn giúp đỡ dântộc Ả Rập trong việc xâm lăng các quốc gia ở chung quanh và ở phía Tây Namchâu Âu, như Tây Ban Nha. Cho tới cuối thế kỷ thứ XIX, tình trạng của họ ở các quốc gia Hồi giáo khôngthay đổi nhiều, tuy có thời bị kỳ thị ở từng chỗ, (vì nguyên nhân kinh tế hơn là tôngiáo) nhưng không đến nỗi bi đát như ở châu Âu. Theo Clara Malraux, một người Do Thái, thì ở Ba Tư, năm 1875, họ thuộc giaicấp hạ tiện nhất, không được ra khỏi những khu vực riêng của họ gọi là mellah,không được đụng vào người Ba Tư, không được mở quán bán tạp hóa, trừ trongtỉnh Hamadan. Ở Yemen, họ cũng không được đụng chạm một người Hồi giáo, phải đứng dậytrước mặt một người Hồi giáo, không được cùng bán một món hàng với người Hồigiáo, không được mang khí giới, ban đêm không được ra khỏi khu riêng của họ. Tại Maroc, họ không được coi là công dân, nhà vua muốn xử họ ra sao thì xử,không cần theo luật pháp gì cả, có thể bắt họ làm nô lệ, giết họ cũng được[16]. Ở những nơi khác, chẳng hạn ngay ở Palestine, thân phận của họ khá hơn, cóthể yên ổn làm ăn, nếu chịu nhận cảnh thua kém của mình, đừng phản kháng. Sởdĩ vậy vì Hồi giáo không kỳ thị Do Thái như Ki Tô giáo kỳ thị nhất là từ hồi viễnchinh của Thập tự quân, thế kỷ XI. Ở châu Âu Các người Âu theo Ki Tô giáo cho rằng dân tộc Do Thái đã giết Chúa Ki Tô.Việc đó có thực không? Chuyện xảy ra đã non hai ngàn năm rồi, ai dám chắc lànắm được chân lý? Nhưng dù cho rằng Chúa Ki Tô chết vì bị vu oan, bị phản thìnhững thầy tu và tín đồ đã phản Ngài cũng không phải là toàn thể dân tộc Do Thái,không phải là toàn thể những người Do Thái có mặt lúc đó nữa. Như vậy mà thùghét tất cả dân tộc Do Thái trong cả ngàn năm thì thực là vô lý, nhất là chính ChúaKi Tô và Thánh Mẫu cũng là người Do Thái, chính Ngài trước khi tắt thở còn:xin Cha tha thứ cho họ vì họ không biết họ làm gì . Năm 1096 người Pháp, người Ý... rủ nhau đi giải thoát mộ Chúa Ki Tô ởJérusalem và trước khi làm cái việc thiêng liêng đó, người ta phải trả thù những kẻmà non 1.100 năm trước đã chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa. Ỏ Worms, trong hai ngày người ta giết tám trăm người Do Thái; chẳng kể làđàn ông, đàn bà, già trẻ, hễ là Do Thái mà không chịu bỏ đạo, theo đạo Ki Tô là bịchém giết bằng gươm, bằng giáo, bằng thuổng cuốc... Ở Mayence, cảnh còn rùng rợn hơn nhiều vì người Do Thái chống cự lại, rồinhư say máu, họ quay lại giết chính người cùng đạo với họ, giết cả vợ con, cha mẹhọ! Thật kinh khủng: có những bà mẹ đương cho con bú, cầm ngay lấy dao haygươm cứa cổ con để chúng khỏi chết vì tay những kẻ không theo đạo Do Thái.Bảy trăm người chết trong vụ đó. Cộng hai vụ là một ngàn rưỡi mạng. Một ngàn rưỡi mạng đó đã tạo cho dân DoThái một tâm hồn mới: họ biết rằng họ không thể sống chung với người Ki Tôgiáo được nữa; người ta càng bắt họ đổi đạo thì họ lại càng cương quyết giữ đạo,giữ truyền thống của họ. Người Ki Tô giáo thấy vậy lại càng khắc nghiệt với họ,bắt họ phải mang trên áo hình bánh xe hoặc hình ngôi sao David sáu cánh, như tộinhân mang áo dấu. Họ phải sống trong những ghetto, điêu đứng hơn trong những mellah ở Ba Tư,chịu mọi sự cấm đoán, gần như một bọn tù bị giam lỏng. Lâu lâu, họ bị cái họa pogrom: người Ki Tô giáo Nga, Ba Lan... kéo nhau t ừngđoàn với gậy gộc, búa rìu, dao, gươm vào các khu Do Thái đập phá, cướp bóc,chém giết vô tội vạ. Nguyên nhân có thể là sau một tai họa nào, người ta trút hếtcả tội lỗi lên đầu lên cổ họ: mất mùa mà đói kém ư? là tại tụi Do Thái đã làm choChúa nổi giận; bệnh dịch phát ra ư? tại tụi Do Thái sống chui rức, dơ dáy quá rồitruyền bệnh; chiến tranh mà bại ư? tại tụi Do Thái phản trắc, ngầm cấu kết vớiđịch... Có khi chẳng cần nguyên do gì cả: người ta cứ vu cho một người Do Tháilà ăn cắp hoặc ve v ...