Đô thị thông minh: Đô thị thích ứng với biến đổi môi trường
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.52 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết lấy bối cảnh biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa là thách thức chính cho phát triển đô thị, đề cập đến vấn đề đô thị thích ứng và cách tiếp cận mới trong phát triển đô thị thông minh. Thay đổi cách tiếp cận, thay đổi quan điểm về các chính sách đô thị có thể gián tiếp hỗ trợ đô thị thích ứng tốt hơn trong tương lai, góp phần khẳng định vị thế của một đô thị thông minh trong khu vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đô thị thông minh: Đô thị thích ứng với biến đổi môi trường ĐÔ THỊ THÔNG MINH: ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG ThS. Dương Trường Phúc Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG - TP.HCM Tóm tắt Đô thị xuất hiện ngày càng nhiều nơi trên Thế giới, trở thành trung tâm và động lực cho nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Đồng thời, đô thị với tư cách là một hệ thống cũng trở thành chủ thể đối mặt với những thách thức cho phát triển liên quan đến biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, đô thị với những phức tạp vốn có và mức độ phức tạp ngày càng biến đổi thì rất khó quản lý bằng phương pháp truyền thống và ngụ ý rằng việc tìm kiếm giải pháp tối ưu để giải quyết các thách thức sẽ không hiệu quả. Bài viết lấy bối cảnh biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa là thách thức chính cho phát triển đô thị, đề cập đến vấn đề đô thị thích ứng và cách tiếp cận mới trong phát triển đô thị thông minh. Thay đổi cách tiếp cận, thay đổi quan điểm về các chính sách đô thị có thể gián tiếp hỗ trợ đô thị thích ứng tốt hơn trong tương lai, góp phần khẳng định vị thế của một đô thị thông minh trong khu vực. Từ khóa: đô thị thông minh, thích ứng, tiếp cận địa lý, toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu 1. Giới thiệu Đô thị xuất hiện ngày càng nhiều nơi trên thế giới bởi các đô thị trở thành hình thái tổ chức xã hội tiêu biểu của nhiều quốc gia với phần lớn dân cư tập trung ở đó (Cohen 2003; Butler 2010) và tập trung hầu hết các hoạt động sản xuất quan trọng (Dobbs et al. 2011; Sassen 2018). Đô thị còn đóng vai trò như một thỏi nam châm thúc đẩy quá trình di cư khi những nơi này mở ra nhiều cơ hội sống hơn so với khu vực nông thôn (Bettencourt et al. 2007; Bettencourt & West 2010; Glaeser 2011). Về khái niệm, đô thị là các đơn vị hành chính cấp dưới của quốc gia, có sự phân bổ dân cư với ranh giới đường biên xác định rõ ràng theo luật định, có quyền tự chủ về quản trị và một bộ phận lớn dân cư làm việc ở những ngành phi nông nghiệp. Và từ đó, có thể xem xét đô thị như một hệ thống với các tiến trình khác nhau (Hình 1). 341 Hình 1. Đô thị là một hệ thống Nguồn: Tác giả Sự phát triển nhanh chóng của khoa học-kỹ thuật và quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy hình thành một hình thái đô thị gọi là đô thị thông minh. Năm 2007, thuật ngữ đô thị thông minh (smart city) xuất hiện lần đầu tiên trong một nghiên cứu về sự đổi mới của các đô thị ở châu Âu (Giffinger & Pichler-Milanović 2007). Tiếp đó, trong nhiều nghiên cứu về chiến lược đô thị, Cohen đã phác thảo những đặc điểm, chức năng và mục tiêu của đô thị thông minh có liên quan đến các chỉ số và đưa ra bảng xếp hạng những đô thị ở châu Âu (Cohen 2012a; Cohen 2012b; Cohen 2014; Cohen 2015). Mô hình của Cohen bao gồm 06 yếu tố chính: kinh tế thông minh, môi trường thông minh, con người thông minh, cuộc sống thông minh, giao thông thông minh; chính phủ thông minh; và 18 yếu tố phụ. Tuy vậy, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về đô thị thông minh nhưng về cơ bản đô thị thông minh là đô thị ứng dụng công nghệ thông tin (IT), trí tuệ nhân tạo (AI)… để quản lý nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền đô thị, sử dụng nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên hiệu quả và thích ứng với những biến đổi môi trường bên ngoài. Bên cạnh là động lực mới cho nền kinh tế quốc gia và toàn cầu, đô thị cũng trở thành chủ thể phải đối mặt với những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa. 1/ Lối sống và các hoạt động ở đô thị là nguyên nhân của tình trạng gia tăng khí thải nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu (IPCC 2014). Có lẽ những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu thể hiện qua số lượng và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão, lốc xoáy… Trong những trường hợp chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ yếu kém đã làm gia tăng nguy hiểm cho thị dân đối với các hiện tượng này. Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy phạm vi địa lý của những hiện tượng thời tiết cực đoan đang có xu hướng lan rộng nhưng đô thị vẫn có nguy cơ rất cao phải đối mặt với những hiểm họa từ biến đổi khí hậu. 2/ Toàn cầu 342 hóa xóa bỏ ranh giới giữa các quốc gia, điều đó đồng nghĩa những nước giàu và nước nghèo cùng tham gia vào một trật tự kinh tế mới. Sự khác biệt cố hữu giữa hai nhóm nước được gia tăng khi toàn cầu hóa. Và các đô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đô thị thông minh: Đô thị thích ứng với biến đổi môi trường ĐÔ THỊ THÔNG MINH: ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG ThS. Dương Trường Phúc Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG - TP.HCM Tóm tắt Đô thị xuất hiện ngày càng nhiều nơi trên Thế giới, trở thành trung tâm và động lực cho nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Đồng thời, đô thị với tư cách là một hệ thống cũng trở thành chủ thể đối mặt với những thách thức cho phát triển liên quan đến biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, đô thị với những phức tạp vốn có và mức độ phức tạp ngày càng biến đổi thì rất khó quản lý bằng phương pháp truyền thống và ngụ ý rằng việc tìm kiếm giải pháp tối ưu để giải quyết các thách thức sẽ không hiệu quả. Bài viết lấy bối cảnh biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa là thách thức chính cho phát triển đô thị, đề cập đến vấn đề đô thị thích ứng và cách tiếp cận mới trong phát triển đô thị thông minh. Thay đổi cách tiếp cận, thay đổi quan điểm về các chính sách đô thị có thể gián tiếp hỗ trợ đô thị thích ứng tốt hơn trong tương lai, góp phần khẳng định vị thế của một đô thị thông minh trong khu vực. Từ khóa: đô thị thông minh, thích ứng, tiếp cận địa lý, toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu 1. Giới thiệu Đô thị xuất hiện ngày càng nhiều nơi trên thế giới bởi các đô thị trở thành hình thái tổ chức xã hội tiêu biểu của nhiều quốc gia với phần lớn dân cư tập trung ở đó (Cohen 2003; Butler 2010) và tập trung hầu hết các hoạt động sản xuất quan trọng (Dobbs et al. 2011; Sassen 2018). Đô thị còn đóng vai trò như một thỏi nam châm thúc đẩy quá trình di cư khi những nơi này mở ra nhiều cơ hội sống hơn so với khu vực nông thôn (Bettencourt et al. 2007; Bettencourt & West 2010; Glaeser 2011). Về khái niệm, đô thị là các đơn vị hành chính cấp dưới của quốc gia, có sự phân bổ dân cư với ranh giới đường biên xác định rõ ràng theo luật định, có quyền tự chủ về quản trị và một bộ phận lớn dân cư làm việc ở những ngành phi nông nghiệp. Và từ đó, có thể xem xét đô thị như một hệ thống với các tiến trình khác nhau (Hình 1). 341 Hình 1. Đô thị là một hệ thống Nguồn: Tác giả Sự phát triển nhanh chóng của khoa học-kỹ thuật và quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy hình thành một hình thái đô thị gọi là đô thị thông minh. Năm 2007, thuật ngữ đô thị thông minh (smart city) xuất hiện lần đầu tiên trong một nghiên cứu về sự đổi mới của các đô thị ở châu Âu (Giffinger & Pichler-Milanović 2007). Tiếp đó, trong nhiều nghiên cứu về chiến lược đô thị, Cohen đã phác thảo những đặc điểm, chức năng và mục tiêu của đô thị thông minh có liên quan đến các chỉ số và đưa ra bảng xếp hạng những đô thị ở châu Âu (Cohen 2012a; Cohen 2012b; Cohen 2014; Cohen 2015). Mô hình của Cohen bao gồm 06 yếu tố chính: kinh tế thông minh, môi trường thông minh, con người thông minh, cuộc sống thông minh, giao thông thông minh; chính phủ thông minh; và 18 yếu tố phụ. Tuy vậy, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về đô thị thông minh nhưng về cơ bản đô thị thông minh là đô thị ứng dụng công nghệ thông tin (IT), trí tuệ nhân tạo (AI)… để quản lý nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền đô thị, sử dụng nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên hiệu quả và thích ứng với những biến đổi môi trường bên ngoài. Bên cạnh là động lực mới cho nền kinh tế quốc gia và toàn cầu, đô thị cũng trở thành chủ thể phải đối mặt với những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa. 1/ Lối sống và các hoạt động ở đô thị là nguyên nhân của tình trạng gia tăng khí thải nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu (IPCC 2014). Có lẽ những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu thể hiện qua số lượng và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão, lốc xoáy… Trong những trường hợp chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ yếu kém đã làm gia tăng nguy hiểm cho thị dân đối với các hiện tượng này. Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy phạm vi địa lý của những hiện tượng thời tiết cực đoan đang có xu hướng lan rộng nhưng đô thị vẫn có nguy cơ rất cao phải đối mặt với những hiểm họa từ biến đổi khí hậu. 2/ Toàn cầu 342 hóa xóa bỏ ranh giới giữa các quốc gia, điều đó đồng nghĩa những nước giàu và nước nghèo cùng tham gia vào một trật tự kinh tế mới. Sự khác biệt cố hữu giữa hai nhóm nước được gia tăng khi toàn cầu hóa. Và các đô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đô thị thông minh Đô thị thích ứng với biến đổi môi trường Biến đổi môi trường Tiếp cận địa lý Toàn cầu hóa Biến đổi khí hậuGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 287 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 209 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 179 0 0 -
161 trang 179 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 176 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tuyến đường qua Thăng Bình và Hiệp Đức - Tỉnh Quảng Nam
0 trang 175 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 163 0 0 -
15 trang 141 0 0