Ý đã định Ngô Ái Đào bèn cho thuyền rẽ thẳng đến Kiến Khang. Trước hết tìm một nơi tạm trú chân, rồi đuổi bọn lính đi theo phục dịch trở về, dần dà tìm nơi cư trú. Thấy thương nhân khắp các ngả đến đây tụ tập, sợ rằng có người biết dược họ tên tìm đến làm nhục, Ái Đào bèn bỏ chữ "khẩu” trong chữ "ngô" đổi họ thành "Ngũ”, hiệu là Hồ Tuyền cũng dựa theo ý chữ "Ái Đào". Ái Đào lại nghĩ rằng xưa nay không có họ "Ngũ” bèn thêm vào chữ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đoán Án Kỳ Quan Chương 11 (C) Đoán Án Kỳ Quan Chương 11 (C) Ý đã định Ngô Ái Đào bèn cho thuyền rẽ thẳng đến Kiến Khang.Trước hết tìm một nơi tạm trú chân, rồi đuổi bọn lính đi theo phục dịch trởvề, dần dà tìm nơi cư trú. Thấy thương nhân khắp các ngả đến đây tụ tập, sợrằng có người biết dược họ tên tìm đến làm nhục, Ái Đào bèn bỏ chữ khẩu”trong chữ ngô đổi họ thành Ngũ”, hiệu là Hồ Tuyền cũng dựa theo ý chữÁi Đào. Ái Đào lại nghĩ rằng xưa nay không có họ Ngũ” bèn thêm vàochữ Ngũ” bộ nhân đứng, và dặn người nhà chỉ gọi mình là Viên ngoại,không được nhắc tới chữ Ngô. Từ đó người ta đều gọi Ngô Ái Đào là NgũViên ngoại. Ngô Ái Đào mua một ngôi nhà lớn, sau đó sửa sang, sắp xếp lạithật đàng hoàng. Không ngờ vợ Ái Đào vì khí uất đã đổ bệnh, chẳng bao lâuthì chết. Ngô Ái Đào tiếc của, khâm liệm ma chay rất sơ sài. Không lâu saungười vợ lẽ sinh con gái, rồi cũng mắc bệnh chết. Ngô Ái Đào mua mộtmảnh đất chôn hai người vợ ở đó. Thời Ngô Ái Đào làm tú tài, moi móc những việc không đâu mà kiếmđược tiền tươi thóc thật. Đến khi làm quan, tiền của cứ chảy vào như nướcmà không chi ra, thật là hả hê. Đến nay lấy một đồng trong túi ra tiêu, thấyđau như hoạn, nghĩ: Người ta thường nói, nhà có tiền kho cũng không thíchbằng một ngày kiếm được một hào. Ta nay có một ít vốn nếu không tìm kếsinh nhai, kiếm ít tiền lời thì rồi cũng miệng ăn núi lở. Buôn bán thì xưa naymình không am hiểu, mà nhờ kẻ giúp việc thì sợ nó cuỗm mất, còn muaruộng vườn thì ta là quan đã về hưu, lại thay họ đổi tên, thay hình đổi dạng,mà phải thuê kẻ ăn người ở thì phải làm thế nào cho tốt được. Rồi ông tachợt vỗ tay reo lên vì đã nghĩ ra một lối thoát, nghĩ rằng, nay đang ngồi chơikhông, nhàn rỗi cần phải tìm thú vui thanh sắc. Xưa kia ta kết tóc xe tơ, camsống đạm bạc, quần nâu áo vải. Tuy gọi là bà lớn song chưa từng xa hoalộng lẫy. Nay nếu lấy vợ lẽ thì trước hết phải mua mất một món tiền lớn. Khicưới về, nếu để vợ mặc quần nâu áo vải, ăn uống dưa muối đạm bạc thìchẳng ra sao cả. Còn nếu hằng ngày quần là áo lượt cơm trắng cá tươi thì tốnkém tiền của, như thế cũng chẳng phải là người biết tính toán. Thôi thì tađánh liều bỏ ra mấy ngàn lạng vàng, lấy mấy kỹ nữ đẹp nhất, mở một kỹviện làm kế sinh nhai trong nhà, lúc nhàn rỗi mình cũng được thú vui, nếuđêm nào không tiếp khách chúng lại ngủ với mình. Hằng ngày rượu quýthức ăn ngon đã có bọn làng chơi mời mọc, quần là áo lượt đã có khách làngchơi tặng cho, như thế thì việc ăn mặc của chúng, mình cũng chẳng phải tốntiền. Hơn nữa tiền vốn vẫn còn, đêm đêm lại sinh lợi, ngày ngày thu tiền,quả là phong lưu sung sướng. Ngay Đào Chu Công cũng không tính tớikhoản kinh doanh này. Huống hồ ông ta cũng chỉ có một Tây Thi, lại phảitốn cơm. Còn ta, nay tìm mấy kỹ nữ, lại kiếm được tiền tươi. Xem ra ta cònhơn hẳn Đào Chu Công. Nghĩ rằng xưa kia Thái thú Cô Tang là Trương Hiến có sáu kỹ nữ đẹp.Người tấu thư gọi là Truyền Phương Kỹ, ngươi dâng rượu gọi là Long TânNữ, người dâng thức ăn gọi là Tiên Bàn Sứ, người quản lý giấy tờ gọi làMặc Ngả, người chuẩn bị lò hương gọi là Xạ Cơ, trông coi việc thơ phú gọilà Song Thanh Tử. Nay ta cũng theo ông ta tìm sáu kỹ nữ. Lão Trương chỉcốt vui thú một mình ở nhà, cho nên tốn áo, tốn cơm. Còn ta thì sinh tài sinhlợi, chẳng ngại gì cùng mọi người hưởng lạc thú. Từ đó Ngô Ái Đào đi tìmsáu cô kỹ nữ cực đẹp, lại mua một khu nhà lộng lẫy cho họ ở. Chia thành sáunơi, gọi là lục viện. Cũng học theo Thái thú họ Trương đặt tên: viện thứ nhấtgọi là Phương Cơ, viện thứ hai gọi là Long Cơ, viện thứ ba gọi là Tiên Cơ,viện thứ tư gọi là Mặc Cơ, viện thứ năm gọi Hương Cơ, viện thứ sáu gọi làSong Cơ. Mỗi viện có bốn đứa gái hầu để sai khiến, lại tìm thêm một kỹ nữlọc lõi quản lý sáu kỹ nữ ấy. Người kỹ nữ này tên là Lý Tiểu Đào, ngườiTiền Đường chuyển đến. Tuy đã hai bảy hai tám nhưng vẫn còn xuân sắc,nghề nghiệp tinh tường, lại giỏi khơi gọi lấy lòng, bởi thế Ngô Ái Đào rấtthích giao cho làm chủ trại phấn son. Sáu cô gái này vừa đẹp vừa hiền dịu,nơi phòng the lại bày đặt rất sang trọng, bởi thế Ngũ Gia Lục viện nổi tiếnggần xa, Ngô Ái Đào phong lưu vơ được nhiều lợi tức. Một hôm có một phú ông đến viện hưởng thú vui. Người này là aivậy? Đó chính là thương nhân họ Uông, người trước đây đã bị Ngô Ái Đàophạt và ông ta đã thiêu hủy số tơ lụa gấm vóc còn lại. Ông vốn là người thithư, hiểu biết. Vì lần ấy bị hại, bèn thề không bao giờ đi buôn, tới kinh sưmua một ngôi nhà và kiếm một chức quan, rồi tới Quan Tây tìm Ngô Ái Đàobáo thù rửa hận. Vì không tìm được cơ hội trả thù nên lại trở về kinh thành.Ông có hai người bạn vay vốn mở hiệu cầm đồ tại Kim Lăng nên tới đâythanh toán. ông Uông nghe thấy kỹ nữ của Ngũ Gia Lục viện đẹp nổi tiếng,đang lúc ở quán trọ vắng vẻ, bèn tìm tới nơi lạc thú. Ông Uông không cóngười hầu hạ, chỉ đem theo một thằng nhỏ. Tới đây, không ngờ lại gặp LýTiểu Đào vốn là người em họ xa ở Hàng Châu, là bạn cố tri nơi tha hươngnên vô cùng thân thiết, họ kể cho nhau nghe những chuyện lâu ngày xa cách.Uống trà xong, ông bảo Tiểu Đào dẫn đi thăm sáu viện. Quả nhiên ngườiđẹp tuyệt vời, trần thiết tráng lệ. Ông Uông xem xong cứ thầm thán phục,hỏi Tiểu Đào: - Chủ viện kỹ nữ họ Ngũ này là người ở đâu mà sao vốn to thế? Tìm ởđâu được những người đẹp đưa về đây? - Chủ viện kỹ nữ này không phải tầm thường đâu, - Tiểu Đào nói, -Ông ấy là một người danh tiếng. Dù cho các kỹ viện nổi tiếng ở kinh thànhcũng phải bái phục, tôn nơi đây vào bậc nhất. Ông Uông cười nói: - Tôi không ngờ ở đây lại có một chủ tiệm cỡ bự thế này. - Ông chủ sáu viện này, - Tiểu Đào hạ giọng ghé sát vào tai ông Uôngnói, - tuy là họ Ngũ, nhưng thực ra là họ Ngô. Cách đây ba năm từng làmGiám thuế Đề cử ở Kim Lăng. Dùng một khoản tiền lớn mua sáu người đẹpnày để kinh doanh. Lại lấy tôi để trông coi họ. Người trong nhà đều gọi ônglà Viên ngoại, cho nên người ta chỉ biết Lục viện nhà họ Ngũ. ...