Nghe xong Dã Nương vô cùng ngạc nhiên, hỏi: - Lẽ nào Tồn Nô không phải là con gái, mà lại là con trai. Tồn Nô, chị hãy kể hết sự thực cho em nghe! Sinh Ca khe khẽ thuật lại, rồi dặn: - Em không được tiết lộ với ai! Dã Nương rất kinh sợ, nhân đó cười nói: - Em cứ đùa chị là con trai, ai ngờ lại là con trai thật. - Vì trước đây giả làm con gái, - Sinh Ca nói, - nên không thể sống chan hòa được, nay đã rõ nhau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 17 (C) Đoán Án Kỳ Quan Chương 17 (C) Nghe xong Dã Nương vô cùng ngạc nhiên, hỏi: - Lẽ nào Tồn Nô không phải là con gái, mà lại là con trai. Tồn Nô, chịhãy kể hết sự thực cho em nghe! Sinh Ca khe khẽ thuật lại, rồi dặn: - Em không được tiết lộ với ai! Dã Nương rất kinh sợ, nhân đó cười nói: - Em cứ đùa chị là con trai, ai ngờ lại là con trai thật. - Vì trước đây giả làm con gái, - Sinh Ca nói, - nên không thể sốngchan hòa được, nay đã rõ nhau rồi thì anh em mình có thể kề đùi kề vế, cùngngủ chung giường với nhau. Nói xong bèn tới ngồi sát vào Dã Nương. Dã Nương mặt đỏ bừng vộiđẩy Sinh Ca, đứng dậy tránh sang một bên. Sinh Ca nói: - Khuôn mặt em giống con gái, chứ có phải em là gái thật đâu mà xấuhổ như thế? - Anh tưởng em là con trai thật ư? Anh không giấu em thì sao em nỡgiấu anh. Thế rồi Dã Nương lấy bút viết một bài thơ Chị chẳng thật còn em thật sao? Trốn Tần ta cùng khổ như nhau. Nếu ta kết nghĩa đào viên được, Em chỉ mong mình hóa con trai. Sinh Ca đọc thơ, kinh ngạc nói: - Anh không ngờ em lại là con gái. Em hãy nói rõ sự thật với anh. Dã Nương kể lại hết, Sinh Ca rất lạ lùng nói: - Anh với em, một người giả gái, một người giả trai, thật là duyên trờirun rủi. Ta nên kết duyên chồng vợ. Em vừa nói, nhạn đàn không như uyênương. Từ nay chúng ta không phải là anh em mà là vợ chồng. - Nếu anh muốn thế, - Dã Nương nói, - phải nói với cha mẹ cho danhchính ngôn thuận, chứ không thể vội vàng được. Hôm ấy Sinh Ca nói cho Vương Bảo biết. Còn bên này Dã Nươngcũng kể hết những chuyện của Sinh Ca cho Nhan Quyền nghe. Hôm sauVương Bảo tới gặp Nhan Quyền, bàn về chuyện kết hôn, Nhan Quyền bằnglòng ngay. Họ chỉ nói với mọi người rằng nhà họ Tu xin Tồn Nô về làm dâu,rồi nhờ một bà hàng xóm làm mối, chọn ngày lành tháng tốt đón Sinh Ca về.Vương Bảo phá thông tường phía sau, hai nhà thành một. Láng giềng cómấy kẻ xấu, nói ra nói vào: - Con cái mới mười lăm tuổi, xưa nay không nên cho chúng sốngchung với nhau. Nay tự nhiên cưới vợ cho nó. Chưa biết chừng sau này họlấy nhau. Như thế thì tồi quá. - Lúc đầu, - có người nói, - bà quả phụ họ Trình muốn con gái xuấtgia, thế mà bây giờ lại gả cho Đài Quan nhà họ Tu. Chắc trước đây họ đã cótình ý với nhau, nay thì hai người thông gia ấy đẹp đôi rồi. Vương Bảo chẳng hề để ý tới những lời thị phi ấy, thời gian như thoi đưa, thấm thoắt đã hai năm. Sinh Ca mười bảy tuổi Dã Nươngmười sáu tuổi. Nhan Quyền chọn ngày lành tháng tốt tổ chức lễ cưới. DãNương vẫn mặc lối con trai. Chàng rể chải tóc con gái, cô dâu lại mặc áoxanh, đội mũ hoa như con trai, trông thật buồn cười. Người mang lễ đến,mời Vương Bảo ra nhận lễ, Vương Bảo không dám nhận, lấy cớ đau bụng đinằm sớm. Từ ngày kết hôn, Sinh Ca và Dã Nương sống với nhau thật là ânái. Chỉ ngại có điều âm dương đảo lộn, không thể thay đổi trang phục, trở lạiđúng họ tên thật của mình. Ai ngờ cũng có cái may, vì học vẽ mà có cuộc hôn nhân này, lại vìbán tranh mà lại dẫn đến một cuộc gặp gỡ bất ngờ khác vốn là thời ấy, hiếuliêm Hoa Hắc đậu tiến sĩ được tuyển vào Hàn lâm, song vì bất hòa với thừatướng Nghiệp Ách Hổ nên từ quan về sống tại quê hương. Phu nhân của ônglà Lam thị muốn vẽ một bức tranh trong cảnh vui thú điền viên. Nghe tin vợchồng Trình Tồn Nô nhà họ Tu ở Hậu Thôn giỏi vẽ truyền thần, bèn saingười mang kiệu tới mời về phủ vẽ trực tiếp. Dã Nương khuyên Sinh Cakhông nên đi. Vì nghĩ tới công ơn Hoa Hắc đã chôn cất cha mẹ mình, naykhông nỡ trái lệnh. Vị phu nhân chỉ biết Sinh Ca là con gái, mời thẳng vàophòng riêng. Chào hỏi xong, bà mời Sinh Ca dùng trà, rồi đưa cho Sinh Camột vuông lụa trắng. Sinh Ca nhìn kĩ phu nhân hồi lâu, rồi cầm bút vẽ. Chỉphút chốc, bức chân dung đã vẽ xong, trông rất đẹp và giống hệt. Phu nhânvô cùng vui sướng, gọi bọn hầu gái vào xem, đều tấm tắc khen. Phu nhân vôcùng thán phục, nói với Sinh Ca rằng: - Chân dung mẹ tôi bị anh em chúng tôi làm mất, nay muốn vẽ lại mộtbức, vẽ mô phỏng thì quả là khó thực. Nay ta tả lại hình dáng, nhờ cô giúpđỡ. Nếu vẽ đúng ta sẽ hậu tạ. Sinh Ca nhận lời. Bà chỉ vào khuôn mặt của mình, chỗ nào giống mẹ,chỗ nào khác mẹ. Theo lời bà, Sinh Ca tưởng tượng vẽ ra một bức chândung. Song thật lạ lùng, bức họa rất sống động. Phu nhân xem, vỗ tay thánphục, vừa nhìn vừa khen, càng nhìn càng thấy giống. Bà cảm thấy như đượcgặp lại mẹ mình, rồi bất giác òa lên khóc. Thấy bà khóc, tự nhiên Sinh Cacũng nước mắt giàn giụa. Phu nhân thấy lạ hỏi: - Ta khóc vì nhớ mẹ, còn cô thì vì sao lại khóc. Sinh Ca lau nước mắt nói: - Tôi còn bé đã mất cha mẹ, nên không biết mặt cha mẹ. Nay phunhân có được bức ảnh của mẹ mình, tôi nghĩ mình là người vẽ truyền thần,song không sao vẽ được cha mẹ, nên không cầm được nước mắt. Thấy vậy ...