Trăng sáng dong buồm tới nơi xa, Trời đẹp xanh rờn rộn tiếng ca. Của rơi không nhặt đời hạnh phúc, Đồng lúa trĩu bông biết được mùa Trời chia thu, hạ tràn thi hứng Vạn dặm núi rừng say ngâm nga Hãy với trăng cao làm nghiên mực Bút hoa ghi hết thú giang hồ.Đây là bài thơ do Mễ Nguyên Chương đời Tống làm ra để ca ngợi quan châu, huyện tài giỏi sáng suốt. Phàm là những quan châu, huyện phải biết thương dân, và phải là người có tài, mới thể tất nhân tình, mới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 2 Đoán Án Kỳ Quan Chương 2 Gã Ngu Muội Tìm Con Rể GiảQuan Hiền Tài Xe Mối Lương Duyên Trăng sáng dong buồm tới nơi xa, Trời đẹp xanh rờn rộn tiếng ca. Của rơi không nhặt đời hạnh phúc, Đồng lúa trĩu bông biết được mùa Trời chia thu, hạ tràn thi hứng Vạn dặm núi rừng say ngâm nga Hãy với trăng cao làm nghiên mực Bút hoa ghi hết thú giang hồ. Đây là bài thơ do Mễ Nguyên Chương đời Tống làm ra để ca ngợiquan châu, huyện tài giỏi sáng suốt. Phàm là những quan châu, huyện phảibiết thương dân, và phải là người có tài, mới thể tất nhân tình, mới thôngcảm với dân, coi việc của dân cũng như việc của mình, lúc đó mọi việc mớigiải quyết ổn thỏa được. Tuy có những vụ kiện hết sức nan giải, nếu ra sứclàm ơn, ngoài pháp luật ra phải có tình, không những phải hao tâm tổn trí,mà còn phải bỏ tiền túi ra giúp đỡ, biến việc xấu thành việc tốt, kẻ gian ácxảo trá phải trừng phạt, người lương thiện được đáp đền. Đó mới là đạo lílàm cha mẹ dân. Nếu làm quan mà tham lam bất chấp pháp luật, chỉ biết bợđỡ quan trên, bóc lột nhân dân, việc dân để đó chẳng màng tới, việc nghi vấnkhó xử, khi xử án không xem xét tỉ mỉ, chỉ nghe theo bọn tay chân, hồ đồcho xong chuyện, thì sao mà dân tin yêu kính phục? Và nơi ấy cũng chẳngcó ích lợi gì. Sở dĩ có mấy lời bàn như thế, chỉ vì gần đây đã xảy ra việc tranh chấpvề một người con gái, hai bên vu cáo nhau, khiến việc đó xảy ra hàng nămmà quan huyện không sao giải quyết được. May mà có vị quan sáng suốt tớinhậm chức, vụ án lúc đó mới được giải quyết, chấm dứt tranh chấp. Vị quanhuyện ấy đã hoàn thành một việc tốt, khiến ai ai cũng vui mừng khâm phục,trở thành một câu chuyện lí thú được mọi người truyền tụng. Huyện Thượng Hải, phủ Tùng Giang, tỉnh Giang Tô, có một người tênlà Vương Mộ Quách, bốn mươi tuổi, bố mẹ đã mất, vợ con chưa có, sốngmột mình bằng nghề tướng số. Ông rất an phận, không rượu chè, cờ bạc, vuivẻ hòa nhã với mọi người, ai cũng gọi ông là Lão Vương. Vương MộQuách mở cửa hàng xem bói, hằng ngày kiếm được một vài trăm bạc, tiêupha có phần dư dật. Chỉ vì không lấy vợ, nên ông muốn nhận một đứa connuôi để làm chỗ nương tựa lúc tuổi già. Người vùng ấy quen biết ông, aicũng muốn con mình đến làm con nuôi ông. Một hôm, bà mối họ Triệu, người láng giềng, đến chuyện gẫu với ông.Bà hỏi ông rằng: - Vương tiên sinh, ông làm nghề xem bói, xem ra sống cũng tạm đủ,nhưng không có con cái thì sau này tuổi cao sức yếu ai là người thuốc thangcơm cháo cho ông. - Tôi cũng đang định nuôi một đứa, - lão Vương nói, - để nương tựasau này, nhưng chưa tìm được. Bà mối Triệu nghĩ một lát rồi nói: - Nếu ông muốn thì nhà Vưu Đại ngoài cửa Bắc, vợ mới chết, để lạimột đứa con gái sáu bảy tuổi, không người chăm sóc. Vưu Đại đang muốncho làm con nuôi. Con bé rất ngoan, ông có thể cùng tôi tới xem sao. Nếuưng thuận, ông cứ nói thẳng với ông ấy. Thấy thế lão Vương hớn hở, khóa cửa, cùng bà mối tới nhà họ Vưu. Vưu Đại là người lười biếng, suốt ngày rượu chè cờ bạc, nên trongnhà trống rỗng chẳng còn gì bán được. Khi vợ còn sống, khâu vá thuê, haimẹ con rau cháo nuôi nhau. Vợ chết, chẳng còn chỗ nào bấu víu, đến nay lãophải bán con để lấy tiền cờ bạc. Thấy lão Vương đến nhà nói rõ ý định, gãbằng lòng ngay, rồi gọi con gái ra gặp lão Vương. Nhìn đứa bé ăn mặc rách rưới, nhưng mặt mày tươi tỉnh, nói năngrành mạch trong trẻo, xem ra sau này cũng nên người, lão Vương nói vớiVưu Đại rằng: - Nếu ông cho tôi nuôi đứa con gái này thì nó hoàn toàn là con tôi,ông không còn liên can gì tới nó nữa. Sau này nuôi nấng, dạy bảo, gả chồnglà quyền của tôi, ông không được tham dự vào. Tôi cứ nói trước như thế, nếuông bằng lòng thì mai là ngày tốt tôi tới đón cháu về. Vưu Đại hoàn toàn ưng thuận, nói: - Tôi không nuôi nổi nó, nên cho ông nuôi. Tất cả mọi việc đều làquyền của ông, thế là tốt lắm rồi, tội gì tôi còn đến nhận. Thấy ông ta thật lòng, lão Vương xem kĩ đứa bé gái một lần nữa, rồihẹn đến ngày mai tới đón về. Trong túi có ít tiền lẻ, lão Vương không đi thẳng về nhà, mà vội vã racửa hàng mua áng chừng cho nó bộ quần áo và một chiếc mũ, ngày mai nhờbà Triệu đến nhà Vưu Đại mặc cho nó rồi mới dẫn về lạy Thọ Tinh, lạy chanuôi. Lão Vương đặt tên đứa bé là Thọ Cô”. Mà kể cũng lạ, Thọ Cô vừa đến còn lạ lẫm thế, mà nó chẳng kêu khócgì, bảo lạy là lạy, bảo nói là nói, nghe theo răm rắp như nuôi từ tấm bé. LãoVương vui mừng khôn xiết, bà mối Triệu cũng cười khanh khách. Được mấytháng, Thọ Cô biết pha trà, quét dọn, trông coi nhà cửa. Lão Vương và ThọCô thân thiết nhau như cha con đẻ. Thấy đứa con gái nhanh nhẹn hoạt bát,lão Vương nhờ bà hàng xóm đến chải đầu, bó chân, và dạy may vá thêu thùa.Khi rảnh rỗi, ông dạy nó học. Lão Vương rất vui vì Thọ Cô khá thông minh,học đâu biết đấy. Đến năm mười hai, mười ba ...