Từ Bằng Tử là người có học, chữ viết ngay ngắn rõ ràng. Những người cúng lễ cầu mong điều gì anh viết hết vào sớ , bởi thế mọi người đều muốn anh viết giúp. Ngay đạo sĩ trong miếu có sớ gì cũng nhờ, anh chỉ vung bút đến nhoáng một cái xong văn vẻ đọc lên kêu như chuông. Bởi thế cuộc sống cũng không đến nỗi buồn tẻ. Song việc làm ở miếu này anh không chủ động được, có ngày làm không kịp, có ngày lại chơi dài. Những ngày như thế buồn không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 20 (D) Đoán Án Kỳ Quan Chương 20 (D) Từ Bằng Tử là người có học, chữ viết ngay ngắn rõ ràng. Nhữngngười cúng lễ cầu mong điều gì anh viết hết vào sớ , bởi thế mọi người đềumuốn anh viết giúp. Ngay đạo sĩ trong miếu có sớ gì cũng nhờ, anh chỉ vungbút đến nhoáng một cái xong văn vẻ đọc lên kêu như chuông. Bởi thế cuộcsống cũng không đến nỗi buồn tẻ. Song việc làm ở miếu này anh không chủđộng được, có ngày làm không kịp, có ngày lại chơi dài. Những ngày nhưthế buồn không sao chịu nổi. Đạo sĩ nói: - Việc này không có thường xuyên, thấy anh vốn học khá cao, tôi địnhtiến cử anh, liệu anh có muốn đi không? - Việc gì thế? - Ở đây có một ông quan họ Lư, là thí chủ của tôi, hiện giữ chức Hànlâm viện chiêm sự phủ. Hai năm trước ông có nói với tôi, trong thư phòngcon trai cả của ông cần một người đọc thông viết thạo. Công sáu lạng mộtnăm. Tôi vẫn chưa tìm được nếu anh muốn ở với ông lâu dài thì dù không cótiền ông ấy cũng gả đứa hầu cho. - Nói như thế tức là làm quản gia cho ông ấy ư? Đạo sĩ nghĩ một lát rồi trả lời: - Không phải là quản gia mà còn hơn quản gia rất nhiều. - Như thế thì không được. - Từ Bằng Tử nói. - Quản gia phải quỳ lạingười, xưa nay tôi có quen quỳ đâu. - Ông ấy làm quan to, biết bao người làm quan còn phải quỳ lạy ông,thế mà anh còn sĩ diện. Được rồi để tôi thử nói với ông ấy, nếu ông ấy khôngbắt anh cúi đầu lạy thì anh có chịu đi không? - Thầy thử đi xem sao. Đạo sĩ vui vẻ ra đi. Một lát sao đạo sĩ trở về nói: - Được được rồi, thư phòng ông lớn đang cần người như thế. Tôi đãnói với ông lớn rồi, ngài bảo rằng người Man ở miền Nam không bắt nó cúiđầu cũng được và bảo hãy mau mau dẫn nó tới. Đang lúc bơ vơ, Từ Bằng Tử chẳng dám đòi hỏi chi nhiều, đành theođạo sĩ. Đúng là: Nguyễn Sinh đường cùng thường rơi lệ, Lý Bố, gia nô phải cạo đầu, Kìa xem Vệ Hoắc phong hầu bởi Tạm nhún mình nên đấng trượng phu. Ngay ngày hôm ấy đạo sĩ dẫn Từ Bằng Tử tới gặp Lư Hàn lâm. TừBằng Tử đứng sang một bên. Thấy anh nhã nhặn, ngài Hàn lâm rất vui, rồihỏi họ tên. Anh dùng tự làm tên, nói: - Thưa ngài con là Từ Bằng. Hàn Lâm cho người dẫn xuống thư phòng, gặp người con trai cả củangài. Lực học của Lư công tử rất xoàng, song do dựa vào danh vọng của chamà được vào trường. Trong nhà vẫn mời thầy về dạy, người thầy họ Trần ấyvốn là một tú tài được phát học bổng. Từ Bằng Tử tới, công tử giao cho anh chép một số bài. Từ Bằng Tửchép rất cẩn thận rồi trao lại cho công tử. Thấy chữ viết đẹp chân phương,công tử rất thích, nên nhìn anh bằng con mắt khác. Mấy hôm sau, công tử lạiđưa cho anh mấy bài văn mà hàng ngày công tử làm, bảo Bằng Tử chép đểgửi cho cha xem. Bằng Tử vừa viết vừa xem, trong đó thấy mấy câu chưađược, anh không kìm nổi, rồi hứng lên chữa liều và cứ thế chép vào đưa chocông tử. Công tử đọc lại, thấy chỗ sửa bèn gọi Bằng Tử tới, nói: - Mấy câu này không đúng nguyên văn của ta. - Tôi bỗng chốc bạo gan, thấy mấy câu ấy bèn sửa bừa. - Chỗ sửa rất hay, xem ra anh cũng là người biết làm văn. - Tôi cũng biết được chút ít. - Thế thì tốt lắm, hôm qua bác Vương Niên phát hai đề mục củatrường, tôi ngại làm, anh thử làm xem sao. Bằng Tử nhận lời, công tử mang ngay tới, chưa đầy một khắc BằngTử đã làm xong đưa ngay cho công tử. Tuy không hiểu hết hay dỡ, công tửcoi như bài của mình, bảo Bằng Tử chép lại sạch sẽ rồi đưa ngay cho bácVương Niên. Vương Niên vốn là một tiến sĩ kỳ cựu, có con mắt tinh đời.Xem hai bài văn của công tử thì rất thích. Khuyên như đổ son, rồi đưa lạicho công tử, lại viết riêng một lá thư cho ngài Hàn Lâm, hết lời khen ngợibài văn của công tử. Lư Hàm Lâm cũng cho là ông chỉ khen lấy lòng mà thôi,nên cũng không xem lại bài văn ấy bẵng đi không nhắc tới nữa. Đúng là: Năm năm không thấy vùng biển rộng Sao biết văn chương khóc gió thu. Lư công tử thực lòng quan tâm đến Từ Bằng Tử, đích thân may áocho anh. Gặp khi lễ tết lại thưởng cho anh rất hậu. Bằng Tử được nơi yênthân, lại có sách, anh đọc say mê quên cả ngày tháng. Một hôm Trần tiênsinh không ở trường, công tử được về nhà nghỉ đêm, cùng ăn cơm tối với mẹ.Công tử nói: - Từ Bằng Tử cũng là người có học, văn hay chữ tốt. Anh người Mannày không phải là người thấp hèn, hôm nay thầy không ở đây, bảo ngườimang đến ít rượu và thức ăn thưởng cho anh ấy. - Hóa ra là như thế. - Người mẹ nói. Thế rồi bà gọi người hầu của bà là Phi Hồng: - Ngươi hãy mang hai bác thức ăn và một bình rượu tới thư phòng choTừ Bằng. Phi Hồng vâng lời mang đi ngay, cô nghĩ: Không biết Từ Bằng làngười thế nào mà công tử khen anh ấy, ta phải tới xem mặt mũi anh ta. Tới thư phòng, Phi Hồng gọi: - Từ Bằng, Từ Bằng. Từ Bằng đáp lời. Phi Hồng nói: - Tướng công bảo đưa cho anh ít ...