Danh mục

Đoán Án Kỳ Quan - Chương 22

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.18 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trịnh Bản Kiều (1693-1765) tên chữ Khắc Nhu, ở Giang Tô là người giỏi văn chương và giỏi vẽ, nhưng thi cử lận đận; mãi tới hơn bốn mươi tuổi mới đỗ tiến sĩ, được trao chức quan thất phẩm là một chức quan "nhỏ như hạt vừng". Tuy vậy, lúc nào ông cũng nghĩ đến dân, việc gì cũng cẩn thận, lo lắng làm đến nơi đến chốn. Bài thơ của ông sau đây chính là thể hiện tinh thần đó: Xào xạc tre đưa nơi nhiệm sở, Ngờ dân lên tiếng tố oan khiên. Bọn mình thư...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 22 Đoán Án Kỳ Quan Chương 22 Nhờ Vế Đối Tìm Ra Thủ Phạm Trịnh Bản Kiều (1693-1765) tên chữ Khắc Nhu, ở Giang Tô là ngườigiỏi văn chương và giỏi vẽ, nhưng thi cử lận đận; mãi tới hơn bốn mươi tuổimới đỗ tiến sĩ, được trao chức quan thất phẩm là một chức quan nhỏ nhưhạt vừng. Tuy vậy, lúc nào ông cũng nghĩ đến dân, việc gì cũng cẩn thận, lolắng làm đến nơi đến chốn. Bài thơ của ông sau đây chính là thể hiện tinhthần đó: Xào xạc tre đưa nơi nhiệm sở, Ngờ dân lên tiếng tố oan khiên. Bọn mình thư lại dù quan nhỏ, Một lá cành kia chớ bỏ quên. Truyền rằng sau khi ông được làm quan huyện, ông từng dùngphương thức trưng cầu vế đối mà phá được một vụ án oan, cứu một ngườihọc trò thật thà khỏi tội chết. Năm ấy, Trịnh Bản Kiều tới nhận chức, dân chúng nghe nói ông làmột vị quan thanh liêm, xét án công minh nên đều ngóng trông. Trước cửahuyện nha, người đứng đông đặc chờ đón quan huyện mới; có người muốnxem phong thái, mặt mũi quan như thế nào, có người chờ để kêu oan. Thấycảnh đó, Trịnh Bản Kiều biết ngay trách nhiệm của mình rất nặng nề, sau khiđến nhận chức được một ngày, việc đầu tiên ông làm là xem hồ sơ những vụtrọng án sắp xử trảm vào mùa thu tới. Có một hồ sơ viết: Thư sinh VươngSinh Tân sau ngày cưới một hôm đã giết chết vợ, bị khép vào tội tử hình vìgiết người. Vương đã nhận tội giết vợ mới cưới. Hồ sơ không nói gì về việcchú rể tại sao giết cô dâu và giết như thế nào, chỉ nói cô dâu bị giết trongphòng, ngoài ra không có chứng cớ gì khác. Quan huyện Trịnh Bản Kiều càng nghĩ càng thấy vụ này khó hiểu nênquyết định tra lại vụ án. Ông cho gọi Vương Sinh trong nhà ngục tử tù ra trahỏi. Khi ngục tốt đưa Vương Sinh đến, Trịnh Bản Kiều thấy thư sinh nàymặt mũi hiền lành, nho nhã đoan trang, không hề có chút gì giống với bọngiết người, đốt nhà cả. Ông liền hỏi: - Nhà ngươi làm sao lại giết chết vợ mới cưới? Giết như thế nào? Chàng kia chỉ cúi đầu sụt sùi mà không trả lời, bởi chàng đã cung khainhư trong hồ sơ, nay sợ nói khác đi sẽ bị roi hèo đánh đập chịu không nổi. Trịnh Bản Kiều hiểu rõ cách thức xét hỏi rồi kết án ở nha môn là nếuai bị bắt mà không chịu cung khai thì sẽ bị đánh rất dữ, bởi vậy nhiều ngườiđã phải khai bừa. Vương Sinh này hẳn cũng bị đánh đau nên đã khai bừa,cho nên ông ôn tồn bảo: - Nhà ngươi có oan khuất gì cứ nói ra, kể lại từ đầu cho rõ bản quan sẽphân xử. Nếu có gì khác với lần khai trước cũng không ngại. Nghe quan nói thế, Vương Sinh vẫn còn bán tín bán nghi, chưa dámhé răng. Một viên lại già đứng gần đấy bảo chàng: - Đại quan đã nói sẽ xử công minh cho anh, sao anh còn không nói?Quan lớn mới đến nhận chức, là vị quan liêm chính công minh... Nghe nói vậy, Vương Sinh nghĩ việc đã đến lúc này, có chết thì cũngsắp bị chết, thôi thì cứ khai thật, biết đâu được giải oan, bèn cung khai: - Bẩm quan lớn, tiểu sinh lấy vợ họ Lý là một tài nữ dòng dõi thưhương. Vợ con từ nhỏ đã học thi thư, xuất khẩu thành chương. Ngày cướicủa chúng con, đêm ấy khi đám khách trêu chọc cô dâu mới cưới đã về hết,con trở lại phòng thì cửa đã đóng, vợ con ra một câu đối, nếu đối được thìnàng mở cửa, nếu không đối được thì ngủ ngoài cửa. Con bảo Được!, vợcon liền ra vế đối: Hảo, hảo, hảo, duyệt tận thế văn chương tri điệu (Hay, hay, hay, đọc hết văn đời mới biết điệu) Trong vế đối này có ba chữ nhắc lại, con suy nghĩ và hiểu ra ý nàngmong con sau này cưới đừng bịn rịn gia đình mà nên cố gắng học tập để đạtđược công danh, nên con đối lại là: Cần, cần, cần, đãi văn độc thư bất đoạn thanh (Chăm, chăm, chăm, đợi nghe đọc sách chẳng ngưng tiếng) Vợ con thấy câu đối thì vừa lòng lắm, nói: Quan nhân đã hiểu đượcnỗi dụng tâm của thiếp và hiểu ra mai ngày phải hành động như thế nào làđiều thật may mắn cho thiếp. Nhưng xin quan nhân hãy đối thêm câu nữa!.Thế là vợ con ra vế trên: Kim nhật đồng đăng phượng hoàng đài (Hôm nay cùng lên đài phượng hoàng) Con vừa nghe vế đối ấy đã thấy rất hay lại sâu sắc nữa. Người xưa chophượng hoàng là loài chim mang điềm lành. Con đực là phượng, con cái làhoàng. Vế đối của vợ con vừa có ý mong vợ chồng hài hòa như phượnghoàng lại vừa có ý mong con sau này đạt được nguyện ước vẻ vang. Thế làcon bèn đối: Tha niên độc chiếm kỳ lân các (Năm sau riêng chiếm gác kỳ lân) Con muốn tỏ cho nàng biết con cũng có hùng tâm tráng chí là ngàysau đạt được công danh to lớn để tên được ghi trên gác Kỳ Lân như các bềtôi giỏi giang thủa xưa. Không hiểu do vợ con đang đứng ra câu đối hay làcòn muốn thử tài chồng thêm nữa, nàng lại ra thêm vế đối thứ ba: Di ỷ ỷ đồng đồng vọng nguyệt (Xích ghế tựa ngô đồng cùng trông trăng) Vợ con nhìn cảnh sinh tình mà ra vế đối này. Hôm ấy là rằm trung thu,sân nhà con có hai cây ngô đồng, lúc ấy trăng sá ...

Tài liệu được xem nhiều: