Hai năm sau anh nghĩ rằng không thể cứ thế này mãi được bèn xin vào làm một chức dịch nhỏ trong huyện. Các bạn thân mến, một người phóng khoáng như thế, Nhất Tường có quan tâm đến những đồng tiền bẩn thỉu không? Anh lúc nào cũng nghĩ tới cứu giúp người hoạn nạn, đối đãi với mọi người bằng tấm lòng nhân hậu. Trong nha môn cũng có người khen anh, cũng có người cho anh là một thằng ngốc, song anh chẳng để bụng, mặc cho mọi người chê cười. Thời gian cứ vùn vụt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 22 (B) Đoán Án Kỳ Quan Chương 22 (B) Hai năm sau anh nghĩ rằng không thể cứ thế này mãi được bèn xinvào làm một chức dịch nhỏ trong huyện. Các bạn thân mến, một ngườiphóng khoáng như thế, Nhất Tường có quan tâm đến những đồng tiền bẩnthỉu không? Anh lúc nào cũng nghĩ tới cứu giúp người hoạn nạn, đối đãi vớimọi người bằng tấm lòng nhân hậu. Trong nha môn cũng có người khen anh,cũng có người cho anh là một thằng ngốc, song anh chẳng để bụng, mặc chomọi người chê cười. Thời gian cứ vùn vụt qua đi, mới thoáng cái mà đã sáu bảy năm, xemra hai lần khảo hạch cũng sắp đến rồi, anh phải vào kinh phấn đấu. Vângtheo lời mẹ, anh vào kinh đô sống ba năm không dám hoang phí một xu nào,rồi được tuyển làm tri sự phủ Cửu Giang, Giang Tây. Tới nhiệm sở chưađược bao lâu thì ngục tì của bản phủ thiếu quan, cấp trên giao cho anh caiquản nhà tù. Anh dốc lòng vào công việc, quan tâm chăm sóc tù nhân, ngaycả những thường phạm tạm giam cũng không hề ngược đãi. Thậm chí nhữngtù nhân phạm trọng tội, giam trong ngục anh cũng thường trực tiếp tới thămhỏi. Người bẩn thỉu thì anh tắm rửa, người đau ốm thì anh thuốc thang chạychữa, rét thì cho áo, đói thì cho cơm. Ai ai cũng mang ơn anh, nên hết sứccảm động. Còn đối với những người bị vu hàm oan khuất gặp cấp trênkhông công bằng sáng suốt đánh đập ép cung. Biết mười mươi là oan uổngnhưng không có thể trực tiếp minh oan cho họ được, anh luôn luôn cảm thấyhổ thẹn. Bởi thế phòng anh, rỗng tuếch. Anh ăn mặc hết sức giản dị. Anhtùng đề một bài thơ ngắn trên tường như sau: Đạo lý nay chẳng còn. Người không vẽ được gió. Bao giờ hết hình phạt, Thì thành sẽ bỏ không. Thơ là nói cái chí của con người, cũng giống như Thiệu Nghiêu Phumong rằng trời luôn sinh ra người tốt, người luôn làm việc tốt. Như thế mớibiết được nỗi quan tâm hằng ngày của anh. Được nửa năm thì có một vị án đài mới, được bổ nhiệm tới đây. Cácquan lớn nhỏ đều đến yết kiến, dù không muốn nhưng anh cũng đôi ba lầntheo họ tới bái kiến. Các bạn thân mến, dinh quan sát viện oai nghiêm biết làphương nào, những quan nhỏ ấy làm sao mà có thể nói năng với ngài được.Song sự thể đã như thế, không đi không được. Đi liền trong ba ngày, báikiến xong mọi người ra về. Nhất Tường cũng phải cáo lui, bỗng nhiên thấybên trong có lệnh gọi Diêu tri sự. Nhất Tường không hiểu vì sao, giật thótmình, anh nghĩ: Ta làm quan ở đây chưa từng làm điều gì phi pháp, khônglấy một xu nào phi pháp, chắc rằng chẳng có can hệ gì, ta ngại gì mà khôngvào. Thế rồi anh vội vã bước vào. Sát viện hỏi: - Anh có phải là Diêu Nhất Tường không? - Thưa ngài, con chính là Diêu Nhất Tường. - Anh đến đây đã lâu chưa? - Thưa ngài con đến đây được mười tháng. - Anh cai quản nhà giam bao lâu rồi? - Thưa ngài con đã làm được năm tháng. - Anh là người phong lưu khoáng đạt, sao lại làm một chức quan nhỏnhư thế? Thấy nói vậy Nhất Tường rất nghi hoặc, miễn cưỡng nói: - Không dám. - Năm ấy tháng ấy anh cặp kè uống rượu với gái điếm ở Vũ Hoa đàicó phải không? Nghe thấy nói thế Nhất Tường không biết vì sao, tự nhiên hốt hoảngtim đập rộn lên, chẳng khác nào dội một chậu nước lạnh từ đầu đến chân,toàn thân run lên cầm cập. Anh lập tức bỏ mũ ra, rập cúi đầu lạy như gà mổthóc, nói: - Con đáng tội chết, con đáng chết, cúi xin ngài tha tội. - Đừng hốt hoảng. Ta hỏi ngươi, khi ở Vũ Hoa đài có một tú tài lâmnạn hồn xiêu phách lạc, xin ngươi cứu giúp, ngươi cho người ấy bạc và quầnáo có đúng không? Đến lúc ấy Nhất Tường mới bình tâm lại, vội đáp: - Thưa ngài có ạ. - Vậy ngươi có nhận ra người ấy không? - Con bất chợt giúp đỡ người ấy con cũng không hỏi họ tên ạ. - Người ấy chính là ta đó. - Rồi ông nói tiếp. - Hãy đứng dậy vái chàota đi. Sau đó ngài sát viện gọi người đóng cửa lại. Lúc ấy Nhất Tường mới yên tâm đứng dậy vái chào, rồi đứng tránhsang một bên. Phép tắc của sát viện là, khi gặp các quan lại trong phủ khôngcó lệ mời trà, hoặc có lưu lại mời trà thì cũng chỉ được đứng uống chứkhông được mời ngồi. Bởi thế Diêu Nhất Tường tuy có ơn cũ với ngài sátviện nên cũng chỉ đứng uống trà mà thôi. Uống xong, sát viện nói: - Từ ngày ta được ngươi chu cấp trở về quê, cũng may được đỗ đạt,lúc nào cũng nghĩ đến việc đền ơn, nhưng chưa gặp được. Nay gặp anh ởđây cũng là do trời dun rủi, song chỉ có điều tôn ti cách nhau quá xa, thể lệnghiêm ngặt không thể năng đi lại để báo đáp được. Anh đã có tấm lòngthương người, hiểu được tường tận những phạm nhân. Trong đó nếu cónhững người oan uổng mà quả thực thương họ thì anh có thể khai ra mấyngười, mỗi người kiếm được một ngàn lạng bạc, thì ta cũng sẽ tha cho họ đểbáo ơn anh. Nhất Tường được phép, cảm ơn quan đã mời trà rồi ra về. Anh thấynhững người trong nha môn cứ t ...