Thông minh lanh lợi tự trời sanh, Mông muội ngu si vị tất chân. Ghen ghét bởi chung con mắt cạn, Gươm đao nổi lúc nói cười thâm. Hoàng Hà chín khúc lòng dư hiểm, Thiết giáp mười tầng mặt ghét căm. Tửu sắc thường gây tan nhà, nước, Thi thư hồ dễ hại người nhân. Bài thơ này để nói về những cái khó trong đạo làm người . chỉ vì đường đời chật hẹp, lòng người khôn lường, đạo lớn đã xa, tình người vạn mối. Qua lại đến đi chỉ vì mối lợi, ngu si xuẩn ngốc,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 25 Đoán Án Kỳ Quan Chương 25 Mười Lăm Quan Nói Đùa Khéo Thành Vạ Thông minh lanh lợi tự trời sanh, Mông muội ngu si vị tất chân. Ghen ghét bởi chung con mắt cạn, Gươm đao nổi lúc nói cười thâm. Hoàng Hà chín khúc lòng dư hiểm, Thiết giáp mười tầng mặt ghét căm. Tửu sắc thường gây tan nhà, nước, Thi thư hồ dễ hại người nhân. Bài thơ này để nói về những cái khó trong đạo làm người . chỉ vìđường đời chật hẹp, lòng người khôn lường, đạo lớn đã xa, tình người vạnmối. Qua lại đến đi chỉ vì mối lợi, ngu si xuẩn ngốc, tất mang họa thôi. Giữmình giữ nhà, ngàn lần cân nhắc, vì thế người xưa mới có câu: Nhăn màycó cớ nhăn mày, cười có cớ mỉm cười, song giữa nhăn mày và cười thì rấtcần cẩn thận. Truyện này riêng kể một vị quan nhân chỉ nhân câu nói đùasau lúc uống rượu mà gây nên nỗi thân mình bị chết, nhà cửa nát tan, làmlụy đến tính mệnh mấy người nữa. Xin tạm dẫn một câu chuyện để làm lờirăn mà ngẫm nghĩ. Lại nói triều vua đời Tống có một chàng trẻ tuổi chuẩn bị đi thi, họNgụy, tên Bằng Cử, tên chữ Trọng Tiêu, tuổi vừa mười tám, lấy được cô vợnhư hoa tựa ngọc. Chưa được một tháng, chỉ vì bảng xuân sắp yết, trường thisắp mở, Ngụy sinh từ biệt vợ, thu thập hành lý lên Kinh ứng thí. Khi Ngụysinh sắp đi người vợ dặn: - Được làm quan hay không thì mình cũng nên sớm trở về, đừng có bỏmặc tình vợ chồng ân ái. Ngụy sinh đáp: - Hai chữ công danh là tiền trình bản lĩnh của tôi, không cần hiền thêphải lo lắng. Rồi từ biệt vợ lên đường tới kinh, quả nhiên vừa thi là thành danh, đỗđệ nhất giáp đệ nhị danh Bảng nhãn, thật là chuyện đẹp vang lừng kinh đô.Tất nhiên không thiếu việc viết một lá thư gửi về nhà, sai người đón giaquyến lên kinh. Trong thư trước hết thăm hỏi cùng kể việc mình được bổlàm quan, cuối thư lại ghi thêm một vài dòng, rằng: Tôi ở trong kinh sớmhôm không người chăm sóc, đã lấy một cô vợ bé, chuyên đợi phu nhân tớikinh để cùng hưởng vinh hoa. Gia nhân thu xếp thư từ đi thẳng về nhà, gặp phu nhân liền chúc mừngvà lấy bức thư nhà đưa trình. Phu nhân mở thư ra xem, thấy nói là như thế,như thế bèn bảo người giúp việc: - Quan nhân thật là kẻ phụ ơn, mới được làm quan đã lấy bà bé rồi! Gia nhân bèn thưa: - Tiểu nhân ở kinh không thấy có chuyện đó. Hẳn chỉ là lời nói đùacủa quan nhân thôi. Phu nhân tới kinh sẽ biết đầu đuôi, xin đừng lo nghĩ. Phu nhân nói: - Người nói như thế, ta cũng khỏi lo. Vì việc mượn người, thuê đò chưa thuận tiện nên phu nhân một mặtthu xếp hành lý, một mặt tìm người nhờ chuyển trước phong thư báo tin nhàbình an lên kinh. Người mang thư đến kinh, hỏi thăm tới nơi ở của tân khoalà Bảng nhãn họ Ngụy. Đưa thư xong, người ấy uống rượu ăn cơm rồi về,không nói nữa. Lại nói Ngụy sinh nhận được thư mở ra xem, trong thư không có mộtcâu thăm hỏi nào, chỉ nói: Chàng ở kinh đã lấy vợ bé thì tôi ở nhà cũng tựgả cho chồng nhỏ, sớm tối sẽ đến kinh sư đấy! Ngụy sinh xem thư cũng chỉ nghĩ là câu nói đùa của phu nhân, khônghề để ý. Chưa kịp cất thư đi thì bên ngoài có người báo: - Có bạn cùng khoa đến thăm ạ! Nơi ở trong kinh không được rộng rãi như ở nhà, người kia lại là bạnđồng khoa thân thiết. Người ấy biết Ngụy sinh không có gia quyến ở phòngtrong bèn đi thẳng vào bên trong ngồi. Chuyện trò được vài câu, Ngụy sinhđứng dậy đi tiểu. Bạn đồng khoa kia tình cờ lật xem sách giấy trên bàn, thấybút thư nhà viết rất buồn cười bèn cố ý đọc to lên. Ngụy sinh trở tay khôngkịp, đỏ nhừ mặt nói: - Đấy là chuyện vô lý. Chỉ vì tiểu sinh nói đùa nàng nên nàng cũngviết đùa lại mà thôi. Bạn đồng khoa cười ha hả: - Chuyện này đem đùa là không xong rồi. Rồi từ biệt ra về. Người ấy cũng còn trẻ tuổi, thích cười thích nói, bènđem câu chuyện thư nhà kia ra kể khắp với người kinh đô trong chốc lát.Cũng có một bọn ghen ghét Ngụy sinh trẻ tuổi mà đỗ cao, bèn đem chuyệnnày coi như một tin nhỏ mà họ nghe được làm thành một bản tấu, nói rằngNgụy sinh tuổi trẻ không biết giữ mình, không nên trao chức quan trọng yếunên giáng chức cho làm quan tỉnh ngoài. Ngụy sinh hối không kịp, sau đórốt cuộc làm quan không nhoi lên nổi, buông trôi cả một đoạn tiền trình đẹpnhư gấm như hoa. Thế là chỉ một câu đùa mà đánh mất cả một chức quanthơm. Bây giờ lại nói chuyện một quan nhân khác, cũng chỉ vì một câu nóiđùa sau lúc rượu vào mà khiến tấm thân đường đường bảy thước ra ma, lạiliên lụy đến vài ba người, oan ức hại tính mệnh họ. Vì sao lại như thế? Cóthơ làm chứng: Đường đời khấp khểnh đáng buồn thay, Đùa bỡn mà chơi, người chẳng hay. Mây trắng vốn vô tâm bay nhởn, Cuồng phong ập đến cuốn xô ngay. Lại nói triều Nam Tống dựng kinh đô ở Lâm An, phồn hoa phú quíkhông kém gì nước cũ ở Biện Kinh. Tới bên trái Tiên Kiều ở trong thành thìsẽ thấy nhà một quan nhân họ Lưu, tên Quí, tên chữ Quân Tiến, cụ tổ vốn lànhà có căn cơ. Truyền đến tay Quân Tiến thì thời vận xui xẻo, trước còn họchành, sau thấy xem chừng không nên việc gì bèn đổi sang nghề buôn bán,thật chẳng khác gì nửa đường đi tu vậy. Trong nghề bán buôn, bởi khôngphải là người có mánh lới nên lại làm tiêu tan vốn liếng, dần dần nhà lớn đổisang nhà bé, rồi thuê một căn nhà ba gian cùng là Vương thị, trẻ tuổi màkhéo thờ chồng. Sau vì không có con, lại lấy thêm người vợ bé họ Trần, làcon gái ông Trần bán bánh, người trong nhà gọi là Nhị Thư. Đấy là việc làmhồi trước, lúc là người ngoài ở cùng. Lưu Quân Tiến là người cực hòa nhã,dân làng đều mến gọi là Lưu quan nhân. - Quan nhân gặp lúc thời vận xui xẻo nên mới hiu quạnh như thế này.Qua ít lâu nữa hẳn là được hưởng cuộc sống tốt hơn. Nói thì ...