Danh mục

Đoán Án Kỳ Quan - Chương 3 (A)

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiên quan triều Hán bao giờ lại, Hiểm nguy đường Thục vén khói mây. Ngàn dặm tiếng đàn bay mất hạc, Trời xanh guốc gỗ ngóng chim bay. Mây giăng đường đá nghiêng nghiêng gác, Rừng cây sông chảy nước quanh co. Giấu dao mới biết anh hùng chí, Thông minh mới biết cổ nhân tài.Bài thơ do Lô Luân đời Đường sáng tác, khi ông tiễn bạn tới làm quan ở Tân Đô. Lô Luân đã ca ngợi bạn mình là quan thanh liêm, giỏi giải quyếtcông việc, đáng được người đời tin cậy. Nhân đó ông nghĩ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 3 (A) Đoán Án Kỳ Quan Chương 3 (A) Thanh Liêm, Dân Chúng Không Kiện Tụng Trung Dũng, Quản Chi Đóng Vai Hầu Tiên quan triều Hán bao giờ lại, Hiểm nguy đường Thục vén khói mây. Ngàn dặm tiếng đàn bay mất hạc, Trời xanh guốc gỗ ngóng chim bay. Mây giăng đường đá nghiêng nghiêng gác, Rừng cây sông chảy nước quanh co. Giấu dao mới biết anh hùng chí, Thông minh mới biết cổ nhân tài. Bài thơ do Lô Luân đời Đường sáng tác, khi ông tiễn bạn tới làm quanở Tân Đô. Lô Luân đã ca ngợi bạn mình là quan thanh liêm, giỏi giải quyếtcông việc, đáng được người đời tin cậy. Nhân đó ông nghĩ tới cuộc sống xưanay không lúc nào yên ổn. Vì sao thế? Vì quan cai trị không thanh liêm vàkhông có tài trị dân, khiến cho dân không yên tâm làm ăn, mà cứ phải kiệncáo nhau. Các bạn thân mến, mọi việc trên đời này đều dựa vào những bậctrưởng giả đội mũ the đen. Trong đó lại có nhiều người không đủ tiêu chuẩn:người có đức lại không có tài; người có tài lại không có đức. Bởi thế xã hộingày càng rối bời như canh hẹ. Những viên quan này, trừ bọn tham lam, tànác, ngu xuẩn, bất lương ra, vẫn còn một số người thông minh học vấn uyênthâm. Song đến khi xử án thì chẳng ích lợi gì. Chỉ có người biết lặng lẽ suytư, chân thành, đối xử công bằng không thiên vị, không dựa vào học vấn, sựthông. minh, mới có được những quyết đoán thông minh và thỏa đáng. Nếunhư đầu óc không thông minh, quyết đoán chỉ dựa vào sự vô tư, thì dễ nổinóng, cuối cùng dẫn đến nhiều điều oan khuất. Người dân gặp phải tính khíấy của họ, sẽ chịu không ít rủi ro. Thật là: Quan nổi lôi đình khi xử kiện, Dân đen oan ức biết kêu ai. Quan lớn khoe rằng tiền chẳng lấy, Hình phạt răn đe tội kiếp người. Xem ra, làm quan quả thực là rất khó. Xưa nay bậc đế vương trị thiênhạ chỉ thích nói câu “quan là cha mẹ dân. Song thực ra phủ quan ngày nayai chịu coi dân là con cái. Tôi xin kể một câu chuyện nhỏ dưới đây để các bạn nghe. Vào thời Thành Hóa(1) trong phủ Kiến Ninh, Phúc Kiến, có một nhàgiàu chuyên tích trữ hổ phách, tê giác, trầm hương, và coi trọng của cải. Ôngta là Bình Tất Dụng, thông gia với một cử nhân tên Tất Vinh. Tất Vinh lại làngười tham lam, thấy đồ vật của người, bất kể là tốt hay xấu, bằng giá nàocũng phải xem cho bằng được. Một hôm tuyết rơi rất dày, Bình Tất Dụngđội một chiếc khăn nhung. Vì là một thứ trang phục quý, nên bên trên ông talại đội thêm một chiếc mũ lông chồn trắng như tuyết, lông dài khoảng haitấc. Không ngờ Tất Vinh nhìn thấy hỏi: - Ông Bình! Cái mũ này rất quý, không biết ông mua bao nhiêu, tôicũng muốn mua một chiếc. (1) Thành Hóa: niên hiệu Hiếu Tông thời Minh. - Đây là mũ của người khách bán nhân sâm Liêu Đông mang tới. -Lão Bình nói. - Tôi phải mua mất bốn trăm lạng. - Loại mũ này là của những vương hầu phò mã đội, - Tất Vinh nói, -khó mà mua được. Quả thực tôi rất quý. Ngày hôm sau, Tất Vinh gói tám mươi lạng bạc, số bạc này một nửalẫn đồng và sắt, sai người mang đến cho lão Bình, đòi mua lại chiếc mũ, nếukhông đủ sẽ đưa thêm. Lão Bình xem xong cười nhạt nói: - Đây là một chiếc mũ đặc biệt, tôi rất quý. Đội nó gió thu không thểlọt qua, tôi sẽ dùng nó suốt đời. Nếu như bán cho Tất Vinh thì sao tôi lạiphải chịu lỗ ba trăm hai mươi lạng bạc. Thôi thì, anh hãy mang bạc về. Người nhà trở về nói lại với Tất Vinh, Tất Vinh lại đưa thêm mươi hailạng nữa. Cứ thế đi lại rất nhiều lần, cho tới khi tăng tới một trăm mười bảylạng ba, thậm chí phải bỏ hết cả trâm, đinh hương, ngà voi, vòng nhẫn, lãoBình vẫn khăng khăng đòi đúng bốn trăm lạng, không thiếu một li. Tham lam nhưng không được, Tất Vinh rất buồn. Tất Vinh có mộtngười cháu ngoại, tên là Tuyên Anh được cử trông coi việc lễ. Thấy lãoBình cứ một mục khăng khăng như thế, Tuyên Anh chẳng nghĩ gì đến tìnhthân, bàn với Tất Vinh chờ sang năm. Tới mùa đông năm sau, trời rét buốt, lão Tất nói với Tuyên Anh: - Ngày mai ta đến nhà thông gia cúng, cháu hãy mượn giúp ta chiếcmũ ấy. Lão Bình đành phải cho mượn. Quả nhiên chiều hôm sau lại mang tớitrả. Ai ngờ, Tuyên Anh là một tên xỏ lá. Cách đó nửa năm hắn đã đệ đơn lênhuyện, khai mất chiếc mũ. Sử Bi là quan xử kiện, người Quảng Tây, xuấtthân từ tiến sĩ. Sử Bi cũng là một tên tham của. Trước tiên ông ta cho phépTuyên Anh đi tìm. Một hôm lão Bình đội chiếc mũ đi nghênh ngang ngoàiphố, Tuyên Anh nhìn thấy túm lấy áo, kêu toáng lên: - Cướp cướp làng nước ơi, cướp, cướp! Hai người cãi nhau, giằng co mãi, rồi đưa nhau lên huyện. Lão Bìnhcứ kêu oan. Quan huyện thét. - Bắt lấy, đưa vào đây! Hai người quỳ trước huyện đường. Tuyên Anh bẩm rằng: - Năm ngoái tôi bị mất mũ, đã từng đệ đơn kêu lên huyện. Chiếc mũấy làm bằng da lông chồn trắng. Song vẫn chưa tìm thấy. Nay, lưới trời lồnglộng, lại thấy ...

Tài liệu được xem nhiều: