Danh mục

Đoán Án Kỳ Quan - Chương 4 (A)

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.49 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thơ rằng: Ai bảo kết giao dễ, Kết giao thật khó thay. Kết vàng hơn kết ngãi, Kết mặt khó kết lòng. Dương Tá không xuất hiện, Phạm Trương chẳng thấy đâu. Thường thì rượu thịt, tối mắt lại, Hễ thấy tiền bạc lòng nhuốc nhơ. Luôn luôn lật lọng như sóng vỗ,Biết bao bè bạn thành kẻ thù. Xin anh hãy rót cho tràn chén, Lắng nghe tôi kể chuyện đời nay. Bài thơ này nói về lòng dạ người đời thật khó lường. Việc kết giao bè bạn khó vô cùng. Tình bằng hữu là một trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 4 (A) Đoán Án Kỳ Quan Chương 4 (A)Kết Nghĩa Thật, Triệu Tương Gửi Mẹ Và Gửi Vợ Giả Can Trường, Tưởng Vân Cửa Phật Trộm Phấn Son Thơ rằng: Ai bảo kết giao dễ, Kết giao thật khó thay. Kết vàng hơn kết ngãi, Kết mặt khó kết lòng. Dương Tá không xuất hiện, Phạm Trương chẳng thấy đâu. Thường thì rượu thịt, tối mắt lại, Hễ thấy tiền bạc lòng nhuốc nhơ. Luôn luôn lật lọng như sóng vỗ, Biết bao bè bạn thành kẻ thù. Xin anh hãy rót cho tràn chén, Lắng nghe tôi kể chuyện đời nay. Bài thơ này nói về lòng dạ người đời thật khó lường. Việc kết giao bèbạn khó vô cùng. Tình bằng hữu là một trong năm mối quan hệ của conngười. Sĩ, nông, công, thương là căn cứ vào sự giống nhau mà xếp ra từngloại. Song bản thân những người cùng loại ấy rất hiếm khi trở thành bạn bèthân thiết. Chỉ thấy đạo của người xưa ngày càng suy vi, nhân tình ngàycàng kiêu bạc. Những người trọng nghĩa khinh tài, hào hiệp cứu giúp ngườihoạn nạn quá ít. Những người dựa vào tiền của nhiều hay ít mà thân thiếthay lạnh nhạt lại nhiều. Bởi thế, mối giao lưu giữa nhũng người giàu sangvới nhau thì lâu bền, còn mối tình giữa những người giàu sang với ngườinghèo thì đứt đoạn. Trước cao sang, sau nghèo hèn cũng đứt đoạn. Khi họthành đạt và giàu có ngang nhau thì họ thân thiết hòa hợp, nhận nhau nhưruột thịt. Lúc đầu còn hơn cả Quản, Bão(1). Đến khi gặp nạn, đột nhiên khốnkhó, mong được bạn bè giúp đỡ thì họ trở mặt, coi như người xa lạ. Thậmchí sợ tai họa liên lụy tới mình, gặp bạn lại nói xưa nay không hề quen biết,đó lại là loại người vô đạo đúc. Song trên đời này, những bọn hiểm độc luônluôn thừa lúc bạn bè hoạn nạn, bề ngoài thì tỏ ra hào hiệp, nhưng ngấmngầm dựa vào đó để kiếm lợi. Họ vờ vịt thề bồi, nhưng chỉ chờ bạn lâm nạn,rồi ra tay vơ vét. Có ruộng vườn của cải thì họ bòn rút, có vợ đẹp thì họchiếm đoạt. Tình nghĩa bạn bè như thế há chẳng đau lòng sao. Bởi thế, xưakia Chu Mục đã viết bài luận bàn về sự tuyệt giao tại cửa dinh thự ĐịchCông. Đỗ Công Bộ(2), khi còn ở Trường An, mỗi khi bị bạn bè cũ bạc tình,ông làm một bài cổ thi, trong đó có đoạn: Tay ngửa thành mây úp thành mưa Cuộc đời giở mặt đến thế ư? Quản, Bão thân nhau dù nghèo xác Tình nghĩa ngày nay vứt bỏ rồi. (1) Quản, Bão: Quản Trọng, Bão Thúc Nha thời Xuân Thu. Hai ngườirất thân thiết với nhau. (2) Đỗ Công Bộ: Đỗ Phủ thời Đường. Theo bài thơ ta thấy thói đời bạc ác, tình bạn đâu còn thủy chung. Từxưa tới nay phần lớn đều như vậy. Tuy nói thế, song lẽ nào trên thế giankhông còn đấng trượng phu nào, biết giữ lời hứa, quả cảm, trọng nghĩakhinh tài? Trong quan hệ bạn bè kẻ hại bạn thì nhiều, làm lợi cho bạn thì ít,nên khi kết bạn cũng phải tìm hiểu người ấy có tốt không, sau đó mới kếtnghĩa bạn bè. Đừng nhẹ dạ cả tin mà bị người lừa dối, trước mặn mà, sau thìhiềm khích, đến lúc hối hận cũng không kịp. Gần đây có một chàng trai,cũng vì cả tin mà chơi thân với bọn trộm cướp, về sau vợ chồng lìa bỏ nhau,bản thân bị tù tội, tánh mạng khó bảo toàn. Chuyện này xảy ra tại huyện Hoa Đình phủ Tùng Giang. Người ấy làTriệu Tương, hiệu Quân Phủ. Cha mất từ lúc mười hai tuổi. Mẹ là Vương thịlúc đó mới hai mươi bảy tuổi, phải vất vả, lo toan nuôi nấng con nên người.Đến tuổi trưởng thành, anh lấy Phùng thị, một người vợ có nhan sắc. Bangười đều sống dựa vào gia tài của ông cha để lại. Một người láng giềng tênlà Đổng Cận Tuyền làm nghề thợ may, hễ trong làng có việc ma chay hoặccưới xin... đều thấy có mặt ông ta. Dựa vào tuổi cao, Đổng Cận Tuyềnthường đứng ra thu tiền mua sắm lễ vật. Đây là việc chung của mọi người,nhưng vì sao Đổng Cận Tuyền lại một mình chịu vất vả như thế? Số tiềnmừng hay phúng viếng, có khi chỉ thu một đồng, nếu lễ hậu thì thu hai đồng.Làm người đứng đầu, không những mình không phải nộp, mà số người đónggóp đông lên thì có thể bớt xới được chút ít cho riêng mình. Khi chủ nhàchuẩn bị cỗ bàn, ngoài việc được ăn cỗ ra, hôm sau dọn dẹp nhà cửa cũngphải mời ông ta tới ăn. Vì béo bở như thế, nên Đổng Cận Tuyền thường dòhỏi xem nhà nào mừng thọ, nhà nào sinh con... thế rồi ông bỏ việc nhà, luitới nhà đó bắt thân. Một lần ông ta tất tả đến nhà Triệu Tương nói: - Nhà họ Lí bán rượu phía đông làng, đêm qua đã dọn đi rồi. Tối naysẽ có một người họ Tưởng từ Nam Môn dọn nhà tới đó. Nghe nói anhTưởng tuy tuổi không cao, nhưng rất hiểu đời. Mấy nhà chúng ta góp mỗingười một ít tiền để mừng anh ấy, xin anh góp một phần. - Việc này ta nên làm. - Triệu Tương nói. - Nhưng mỗi người phải bỏra bao nhiêu mới đáng. - Theo mọi người thì ta nên bỏ ra trước mỗi người một đồng rưỡi. -Đổng Cận Tuyền nói. - Đến khi xong xuôi hãy tính toán. Thế rồi Cận Tuyền thu tiền ngay, tự đi mua sắm lễ vật, không cần tínhtoán chi li. Người họ Tưởng, tên húy là Vân, thuộc ...

Tài liệu được xem nhiều: