Danh mục

Đoán Án Kỳ Quan - Chương 5 (A)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.80 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thơ rằng: Tài mệnh gắn liền nhau, Người xưa thường dạy thế. Tử sinh, biết bao người liên lụy, Mới tin rằng tiền tài như phân, đất mà thôi. Nước uống cơm ăn tùy phận, Nhà ở ba gian, giường tre một chiếc. Việc chi phải lụy đến ngàn vàng. Đáng buông tay, xin hãy buông tay, Đừng cố bám mà thành oan nghiệt.Bốn chữ tiền, tài, phân, đất trong bài từ thật là có ý nghĩa. Vì sao ngày nay người ta cứ chê câu nói ấy mà chỉ nói tới những hành vi của bọn phá gia...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 5 (A) Đoán Án Kỳ Quan Chương 5 (A)Trương Xương Bá Thương Người Nên Thoát Nạn Thơ rằng: Tài mệnh gắn liền nhau, Người xưa thường dạy thế. Tử sinh, biết bao người liên lụy, Mới tin rằng tiền tài như phân, đất mà thôi. Nước uống cơm ăn tùy phận, Nhà ở ba gian, giường tre một chiếc. Việc chi phải lụy đến ngàn vàng. Đáng buông tay, xin hãy buông tay, Đừng cố bám mà thành oan nghiệt. Bốn chữ tiền, tài, phân, đất trong bài từ thật là có ý nghĩa. Vì saongày nay người ta cứ chê câu nói ấy mà chỉ nói tới những hành vi của bọnphá gia chi tử? Hoàn toàn không biết câu nói này có thể làm người ta nênngười. Vì sao vậy? Phải biết rằng cái nuôi người thứ nhất trong thiên hạ,chẳng gì bằng đất; cái nuôi vật thứ nhất trong thiên hạ chẳng gì bằng phân.Vậy thì phân và đất là gốc rễ của sinh sôi nẩy nở, là nguồn gốc của mạngsống, nó quả là cái đáng quý trong trời đất. Nó được giải thích, cũng giốngnhư cách giải thích của chữ tài là nguồn gốc của sự nuôi dưỡng sinh mệnh.Song một đằng là, công năng của nó cực lớn, dùng nó phải thật phù hợp.Chẳng hạn, thời tiết trồng mạch thì không trồng được lúa, nếu trồng lúa,không những không có lợi cho lúa mà lại còn có hại cho lúa mạch. Thời tiếttrồng lúa thì không được trồng đậu, nếu trồng đậu, không những không cóích cho đậu, mà lại còn có hại cho lúa. Bởi vậy phải theo thời tiết mà cày cấy,thì tự nhiên thu lợi cả đôi đàng. Phân là cái rất có ích, nhưng có cái phù hợpvới nước mà không phù hợp với phân, phù hợp với phân mà lại không phùhợp với nước. Nên ta phải xem thời tiết mà định liệu, không thể cứ khăngkhăng theo ý riêng mình. Bởi thế cũng là dùng tiền tài, nhung dùng nó đểđánh bạc chơi gái phè phỡn, dùng tiền của không đúng chỗ thì nhất định sẽdẫn đến du đãng, hư hỏng, làm nhục tổ tông. Còn dùng tiền tài để cứu người,làm lợi cho vật thì đó là cái đáng dùng, như thế không những sẽ được tiếnglà đạo đức, mà còn đem lại nhiều lợi ích khác, vừa được hưởng cuộc sống annhàn, của cải lại sinh sôi nẩy nở. Những kẻ không biết cày cấy, mà dốc hếttiền của phung phí vào việc chơi bời, ta chẳng nói đến làm gì, song ngay cảnhũng kẻ keo kiệt không dám nhổ một chiếc lông chân để cứu người, thìcuối cùng cũng chẳng nên người. Vì sao vậy? Phàm là tiền của phải lưuthông trên đời, một người không thể vơ vét hết được. Nếu như nghĩ ra trămphương ngàn kế, được một lại muốn mười, được mười lại muốn trăm, nhấtđịnh sẽ bị người đời oán hận, và sẽ có ngày thân bại danh liệt, tan cửa nátnhà. Thế mới biết câu tiền tài như phân đất nhằm dạy người ta phải biết chitiêu, chẳng khác nào như phân đất sinh sôi phát triển vô cùng tận, đó chínhlà bí quyết xây dựng gia đình. Bởi thế không nói tiền tài như gạch đá, mà chỉso sánh nó với phân đất. Người ngày nay không hiểu được ý nghĩa ấy, mà lạicoi mấy chữ phá gia chi tử để chỉ kẻ hoang phí tài sản, đồng thời lại dùng ẩnngữ ôm nỗi oan thiên cổ mà không sao rửa được để đả kích, thì quả thật đólà điều đáng tiếc. Câu chuyện dưới đây rất sát với câu châm ngôn, qua đâychúng ta phần nào chặn đứng được những việc xấu xa, tiêu diệt căn bệnhkeo kiệt đến mức không muốn mất một chiếc lông chân để làm lợi cho thiênhạ. Câu chuyện rất có ích cho mỗi chúng ta. Thời Vạn Lịch triều Minh, ở huyện Trường Châu, phủ Tô Châu, cómột vị quan tên là Trương Quốc Thụy, tự là Xương Bá, vợ là Dư thị. Vốn làmột gia đình Nho gia, song từ khi bỏ việc học hành, mở cửa hàng vải, chaXương Bá trở thành phú ông, nổi tiếng giàu có. Đến đời Xương Bá, nối chícha, Xương Bá còn giàu có gấp mấy cha, và vẫn giữ được danh hiệu phú ông. Một hôm đang ngồi trong cửa hàng, Xương Bá thấy một người đi qua,rồi lại quay lại đứng trước cửa nhìn vơ vấn. Xương Bá đang định hỏi anh ta,thì thấy có người tới mua vải. Vì bận việc, nên ông không để ý tới nữa. Tốiđến ông đóng cửa hàng, nghỉ ăn cơm, sau đó lại tính toán sổ sách, xong việcthì đã tới canh hai. Vừa cởi áo lên giường, còn đang nằm chưa ngủ, thì thấyngoài cửa có tiếng động. Xương Bá định dậy xem sao, song nghĩ, người nhàđã ngủ, nếu dậy sẽ làm mọi người thức giấc, thật bất tiện. Hơn nữa cửa đãđóng cẩn thận, chắc chẳng việc gì, bởi thế ông cũng không để ý tới nữa.Song, tiếng động ngoài cửa vẫn cứ vọng vào. Xương Bá đành phải lặng lẽngồi dậy, rón rén nấp sau cánh cửa. Thấy trong bóng đêm, một người đi tớiXương Bá nhanh tay lôi lại, gọi người nhà dậy, châm đèn soi. Rất mừng thấykhông mất gì, bên ngoài cũng không có ai. Người này đúng là người sángnay đứng vơ vẩn trước cửa hàng. Lúc ấy người nhà định đánh song XươngBá quát, ngăn lại nói: - Đừng đánh, anh ta có lấy gì đâu! Thấy thế, người ấy cho rằng ông chủ này là một người rất dễ dãi, bènvội quỳ xuống nói: - Con không còn gì để nuôi mẹ già, nên bất đắc dĩ phải làm việc này.Hơn nữa, đây là lần đầu, mong ông tha cho, lần sau con không dám đếnquấy rầy ông nữa. - Anh ạ, tôi cũng ...

Tài liệu được xem nhiều: