Doanh nghiệp nhà nước trước làn sóng mua bán và sáp nhập tại Việt Nam: Thời cơ và thách thức
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 544.15 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo "Doanh nghiệp nhà nước trước làn sóng mua bán và sáp nhập tại Việt Nam: Thời cơ và thách thức" cho thấy sự thiếu đồng bộ và hoàn thiện của khung khổ pháp lý về M&A là một rào cản vĩ mô mà mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt. Đối với các DNNN, xây dựng chiến lược cổ phần hóa và thoái vốn; lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; định giá doanh nghiệp là những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia M&A. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp nhà nước trước làn sóng mua bán và sáp nhập tại Việt Nam: Thời cơ và thách thức DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRƯỚC LÀN SÓNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM: THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC Hồ Quỳnh Anh* 1 Tóm tắt: Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam trong những năm gần đây có sự gia tăng mạnh mẽ. Năm 2017 đánh dấu sự phát triển nhảy vọt về số lượng các thương vụ cũng như giá trị giao dịch của thị trường M&A, cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động M&A, đặc biệt là thương vụ tỷ đô SABECO. Gia nhập vào sân chơi M&A sẽ trở thành xu hướng tất yếu với các doanh nghiệp nhà nước. Trong bài báo này, tác giả làm rõ những thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia vào thị trường M&A tại Việt Nam. Trên cơ sở sử dụng số liệu điều tra sơ cấp của KPMG và việc nghiên cứu tình huống tại Vinamilk và Sabeco, bài báo cho thấy sự thiếu đồng bộ và hoàn thiện của khung khổ pháp lý về M&A là một rào cản vĩ mô mà mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt. Đối với các DNNN, xây dựng chiến lược cổ phần hoá và thoái vốn; lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; định giá doanh nghiệp là những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia M&A. Từ khoá: M&A, doanh nghiệp nhà nước, cơ hội, thách thức I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thị trường mua bán, sáp nhập Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong vòng 5 năm trở lại đây, từ một thị trường với quy mô 4 tỷ đô năm 2013 đã tăng lên 8,6 tỷ đô năm 2017 (KPMG, 2018). Việt Nam đã tăng 34 bậc trên bản đồ năng lực cạnh tranh thế giới, từ thứ 91 năm 2013 lên thứ 55 năm 2018 (Số liệu từ diễn đàn kinh tế thế giới). Cùng với đó là sự đổ bộ của làn sóng FDI vào thị trường Việt Nam, từ 8,9 tỷ đô năm 2013 tăng lên đến 14,1 tỷ đô năm 2017, với tốc độ tăng 58%. Những con số trên đây cho thấy Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Việt Nam cũng đang được đánh giá là một trong những thị trường M&A hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Những yếu tố quan trọng dẫn đến sự tăng trưởng của thị trường M&A trong thời gian qua phải kể đến những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách thể chế và lành mạnh hoá môi trường kinh doanh. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam cho thấy thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô là những chỉ tiêu đã có sự cải thiện liên tục trong vòng 5 năm gần đây. Việc chính phủ tích cực đẩy nhanh chương trình cổ phần hoá và thoái vốn tại các DNNN, đặc biệt từ năm 2015, cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện những cam kết về DNNN tại các FTAs cũng như việc xây dựng và duy trì một sân chơi bình đẳng và hiệu quả cho tất cả các chủ thể của nền kinh tế. Sự xoá bỏ dần những đặc quyền dành cho khối DNNN cũng như đa dạng hoá cơ cấu sở hữu tại các DN này không những tạo động lực cạnh tranh cho các DNNN mà còn cung cấp ra thị trường những tín hiệu tích cực về điều hành vĩ mô của chính phủ Việt Nam. Đây là nhân tố rất quan trọng để duy trì và tăng cường dòng vốn * Học viện Tài chính, 59 Lê Văn Hiến, Hà Nội, Việt Nam 752 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đem theo nó là thị phần, năng lực quản trị, công nghệ, và sự thay đổi đội ngũ lao động. Cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước, bán phần vốn nhà nước tại các DN có vốn đầu tư nhà nước là những tiền đề quan trọng nhằm đưa DNNN đến với hoạt động M&A chuyên nghiệp và tháo gỡ những rào cản hiện tại của khối DN này. Hoạt động M&A tại Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu song số lượng công bố còn hạn chế và chỉ tập trung nghiên cứu vào một số khía cạnh nhất định của hoạt động M&A. Có thể kể ra một số nội dung chính của các nghiên cứu về hoạt động M&A tại Việt Nam bao gồm: Một, xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết cho M&A tại Việt Nam với nghiên cứu của Vương Hoàng Quân, Trần Trí Dũng, Nguyễn Thị Châu Hà (2009); Nguyễn Hoà Nhân (2009); Trần Phi Hùng (2011); Nguyễn Mạnh Thái (2009); Bùi Thanh Lam (2009). Hai, vấn đề khung khổ pháp lý cho M&A tại Việt Nam của Trần Đình Cung & Lưu Minh Đức (2010); Gregoty Crovo (2012). Ba, những nhân tố tác động đến hoạt động M&A, gồm những nghiên cứu của Trịnh Thị Phan Lan & Nguyễn Thuỳ Linh (2010); Nguyễn Thị Minh Huyền (2009). Bốn, vấn đề định gía doanh nghiệp trong M&A với nghiên cứu tiêu biểu thuộc về Tào Minh Dương (2008); Nguyễn Thường Lạng và Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008). Năm, quy trình và nội dung hoạt động M&A với nghiên cứu của Vũ Anh Dũng (2012). Nhìn chung, những nghiên cứu về M&A tại Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng về cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động M&A tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một hoạt động tài chính còn khá mới, đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, với những triển vọng lớn trong tương lai tại Việt Nam nên rất cần có những nghiên cứu về M&A mang tính chất đặc thù cho ngành và loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt là những nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước trong làn sóng M&A gắn với bối cảnh Chính phủ đang tích cực đẩy nhanh chương trình cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước. Mặt khác, đa dạng hoá phương pháp nghiên cứu về M&A tại thị trường Việt Nam cũng là một nội dung cần xem xét đến bởi phần lớn các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm làm sáng tỏ những nội dung lý thuyết. Trong bài viết này, tác giả làm rõ những cơ hội và thách thức đối với các DNNN khi tham gia vào thị trường M&A t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp nhà nước trước làn sóng mua bán và sáp nhập tại Việt Nam: Thời cơ và thách thức DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRƯỚC LÀN SÓNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM: THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC Hồ Quỳnh Anh* 1 Tóm tắt: Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam trong những năm gần đây có sự gia tăng mạnh mẽ. Năm 2017 đánh dấu sự phát triển nhảy vọt về số lượng các thương vụ cũng như giá trị giao dịch của thị trường M&A, cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động M&A, đặc biệt là thương vụ tỷ đô SABECO. Gia nhập vào sân chơi M&A sẽ trở thành xu hướng tất yếu với các doanh nghiệp nhà nước. Trong bài báo này, tác giả làm rõ những thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia vào thị trường M&A tại Việt Nam. Trên cơ sở sử dụng số liệu điều tra sơ cấp của KPMG và việc nghiên cứu tình huống tại Vinamilk và Sabeco, bài báo cho thấy sự thiếu đồng bộ và hoàn thiện của khung khổ pháp lý về M&A là một rào cản vĩ mô mà mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt. Đối với các DNNN, xây dựng chiến lược cổ phần hoá và thoái vốn; lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; định giá doanh nghiệp là những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia M&A. Từ khoá: M&A, doanh nghiệp nhà nước, cơ hội, thách thức I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thị trường mua bán, sáp nhập Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong vòng 5 năm trở lại đây, từ một thị trường với quy mô 4 tỷ đô năm 2013 đã tăng lên 8,6 tỷ đô năm 2017 (KPMG, 2018). Việt Nam đã tăng 34 bậc trên bản đồ năng lực cạnh tranh thế giới, từ thứ 91 năm 2013 lên thứ 55 năm 2018 (Số liệu từ diễn đàn kinh tế thế giới). Cùng với đó là sự đổ bộ của làn sóng FDI vào thị trường Việt Nam, từ 8,9 tỷ đô năm 2013 tăng lên đến 14,1 tỷ đô năm 2017, với tốc độ tăng 58%. Những con số trên đây cho thấy Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Việt Nam cũng đang được đánh giá là một trong những thị trường M&A hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Những yếu tố quan trọng dẫn đến sự tăng trưởng của thị trường M&A trong thời gian qua phải kể đến những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách thể chế và lành mạnh hoá môi trường kinh doanh. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam cho thấy thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô là những chỉ tiêu đã có sự cải thiện liên tục trong vòng 5 năm gần đây. Việc chính phủ tích cực đẩy nhanh chương trình cổ phần hoá và thoái vốn tại các DNNN, đặc biệt từ năm 2015, cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện những cam kết về DNNN tại các FTAs cũng như việc xây dựng và duy trì một sân chơi bình đẳng và hiệu quả cho tất cả các chủ thể của nền kinh tế. Sự xoá bỏ dần những đặc quyền dành cho khối DNNN cũng như đa dạng hoá cơ cấu sở hữu tại các DN này không những tạo động lực cạnh tranh cho các DNNN mà còn cung cấp ra thị trường những tín hiệu tích cực về điều hành vĩ mô của chính phủ Việt Nam. Đây là nhân tố rất quan trọng để duy trì và tăng cường dòng vốn * Học viện Tài chính, 59 Lê Văn Hiến, Hà Nội, Việt Nam 752 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đem theo nó là thị phần, năng lực quản trị, công nghệ, và sự thay đổi đội ngũ lao động. Cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước, bán phần vốn nhà nước tại các DN có vốn đầu tư nhà nước là những tiền đề quan trọng nhằm đưa DNNN đến với hoạt động M&A chuyên nghiệp và tháo gỡ những rào cản hiện tại của khối DN này. Hoạt động M&A tại Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu song số lượng công bố còn hạn chế và chỉ tập trung nghiên cứu vào một số khía cạnh nhất định của hoạt động M&A. Có thể kể ra một số nội dung chính của các nghiên cứu về hoạt động M&A tại Việt Nam bao gồm: Một, xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết cho M&A tại Việt Nam với nghiên cứu của Vương Hoàng Quân, Trần Trí Dũng, Nguyễn Thị Châu Hà (2009); Nguyễn Hoà Nhân (2009); Trần Phi Hùng (2011); Nguyễn Mạnh Thái (2009); Bùi Thanh Lam (2009). Hai, vấn đề khung khổ pháp lý cho M&A tại Việt Nam của Trần Đình Cung & Lưu Minh Đức (2010); Gregoty Crovo (2012). Ba, những nhân tố tác động đến hoạt động M&A, gồm những nghiên cứu của Trịnh Thị Phan Lan & Nguyễn Thuỳ Linh (2010); Nguyễn Thị Minh Huyền (2009). Bốn, vấn đề định gía doanh nghiệp trong M&A với nghiên cứu tiêu biểu thuộc về Tào Minh Dương (2008); Nguyễn Thường Lạng và Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008). Năm, quy trình và nội dung hoạt động M&A với nghiên cứu của Vũ Anh Dũng (2012). Nhìn chung, những nghiên cứu về M&A tại Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng về cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động M&A tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một hoạt động tài chính còn khá mới, đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, với những triển vọng lớn trong tương lai tại Việt Nam nên rất cần có những nghiên cứu về M&A mang tính chất đặc thù cho ngành và loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt là những nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước trong làn sóng M&A gắn với bối cảnh Chính phủ đang tích cực đẩy nhanh chương trình cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước. Mặt khác, đa dạng hoá phương pháp nghiên cứu về M&A tại thị trường Việt Nam cũng là một nội dung cần xem xét đến bởi phần lớn các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm làm sáng tỏ những nội dung lý thuyết. Trong bài viết này, tác giả làm rõ những cơ hội và thách thức đối với các DNNN khi tham gia vào thị trường M&A t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Doanh nghiệp nhà nước Làn sóng mua bán và sáp nhập Hoạt động mua bán và sáp nhập Thị trường M&A Khung khổ pháp lý về M&A Business management in the context of globalisationGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
10 trang 123 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 122 0 0 -
Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay?
6 trang 111 0 0 -
18 trang 107 0 0
-
Factors affecting consumers' decision to use e-wallets in Ho Chi Minh city
17 trang 107 0 0 -
4 trang 103 0 0
-
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt nam qua các giai đoạn phát triển
10 trang 100 0 0 -
Forecasting model of Vietnamese consumers' purchase behavior of domestic products
9 trang 100 0 0 -
8 trang 99 0 0
-
Thúc đẩy thực hiện cơ chế một cửa quốc gia – Đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp
7 trang 94 0 0