Danh mục

Doanh nghiệp căn cơ với lãi suất

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.13 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Do lãi suất cao, doanh nghiệp này phải khá vất vả để đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận khoảng 10% trong năm 2010. Tuy nhiên, trong số các doanh nghiệp niêm yết, Nagakawa Việt Nam vẫn còn khá may mắn khi đạt được mức tăng trưởng này.Trong số hơn 330 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn Hà Nội và TP HCM công bố kết quả kinh doanh năm 2010 (tính đến 25/2), có đến 126 doanh nghiệp báo cáo giảm lợi nhuận so với 2009 (tương khoảng 37%), trong đó có 8 doanh nghiệp phải chịu lỗ.Tình trạng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp căn cơ với lãi suất Doanh nghiệp căn cơ với lãi suấtDo lãi suất cao, doanh nghiệp này phải khá vất vả để đạt được mức tăng trưởng lợinhuận khoảng 10% trong năm 2010. Tuy nhi ên, trong số các doanh nghiệp niêmyết, Nagakawa Việt Nam vẫn còn khá may mắn khi đạt được mức tăng trưởngnày.Trong số hơn 330 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn Hà Nội và TP HCM công bốkết quả kinh doanh năm 2010 (tính đến 25/2), có đến 126 doanh nghiệp báo cáogiảm lợi nhuận so với 2009 (tương khoảng 37%), trong đó có 8 doanh nghiệp phảichịu lỗ.Tình trạng nêu trên của các doanh nghiệp còn do tác động khác như thị trườngquốc tế khó khăn, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng… Nhưng theo ông TrầnVăn Can, Giám đốc Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 5 (Handico 5), lãisuất vẫn là nguyên nhân chính. “Với tình hình tăng giá chóng mặt như hiện nay,nhiều doanh nghiệp đang lỗ nặng. Lãi suất tăng cao đến 18-20% thì đương nhiêndoanh nghiệp sẽ càng lỗ”, ông Can khẳng định.Trong khi đó, một doanh nghiệp chuyên sản xuất vật liệu xây dựng và bất độngsản tại TP HCM cho biết, tiền thuê kho bãi, nhà xưởng, nhân công… của đơn vịnày hiện chiếm khoảng 30% chi phí sản xuất. Nếu cộng th êm 20% lãi suất ngânhàng nữa thì chi phí đối với sản phẩm sẽ bị đội lên khoảng 50%.“Ở thời điểm hiện tại, lĩnh vực kinh doanh nào cho lợi nhuận được đến 20% làmừng lắm rồi, nói gì đến 50%. Thế nên nếu lãi suất ngân hàng cứ cao như vậy thìchắc khó có doanh nghiệp nào dám đầu tư, Giám đốc công ty này chia sẻ.Để đối phó phó với tình trạng giá vốn tăng cao, theo Phó tổng giám đốc một côngty niêm yết lớn trên sàn TP HCM, doanh nghiệp của ông đang phải cân nhắc rất kỹcác dự án sắp triển khai trước khi tìm tới ngân hàng vay vốn.“Thực ra ngoài chuyện lãi suất vay là bao nhiêu, quyết định có vay vốn ngân hànghay không còn phụ thuộc lớn vào khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tỷ suất lợinhuận, thời điểm bán hàng vào lúc nào…”, vị Phó tổng giám đốc này chia sẻ.“Nếu doanh nghiệp vẫn có thể tìm thấy khả năng kiếm lợi thì họ vẫn vay vốn bìnhthường. Còn khi khả năng sinh lời quá thấp thì doanh nghiệp cũng không nên vayvốn đầu tư trong thời điểm hiện nay vì có thể tạo ra rủi ro cao, mà lại góp phầnthúc đẩy lạm phát”, ông nói thêm.Một doanh nghiệp khác cho biết, ngay từ đầu năm, lãnh đạo của công ty đã phảibỏ nhiều công sức, tiến hành đàm phán với các đối tác quốc tế nhằm tranh thủnguồn vốn rẻ hơn từ bên ngoài cũng như đề nghị họ cho phép ổn định tỷ giá trongsuốt cả năm. “Có như vậy chúng tôi mới hạn chế được những rủi ro bất ngờ khi thịtrường trong nước có biến động về lãi suất hay tỷ giá”, đại diện công ty này chobiết.Ngoài ra, một giải pháp khác cũng được nhiều doanh nghiệp tính tới trong điềukiện hiện nay là tăng cường huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Một doanhnghiệp niêm yết trên sàn Hà Nội vừa tăng 35% vốn điều lệ trong năm 2010 chobiết họ đang dự định tiếp tục tăng gần gấp đôi mức vốn hiện tại trong năm nay đểchủ động hơn trong các kế hoạch sản xuất kinh doanh.Giải pháp này cũng được một chuyên gia cao cấp trong ngành ngân hàng ủng hộ.Theo ông này thì ngân hàng không phải là kênh duy nhất cung cấp vốn cho nềnkinh tế: “Về chức năng, ngân hàng chỉ là nơi cung cấp cho nền kinh tế nguồn vốnngắn hạn. Thị trường vốn nói chung, trong đó có kênh huy động qua thị trườngchứng khoán mới là nơi cung ứng vốn quan trọng hơn cả cho nền kinh tế”.

Tài liệu được xem nhiều: