Danh mục

Doanh nghiệp gia đình – những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.12 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tổng hợp các nghiên cứu định nghĩa doanh nghiệp gia đình theo nhóm các cách tiếp cập để thấy được sự đa dạng trong nghiên cứu cũng như những đặc điểm của doanh nghiệp gia đình. Trên cơ sở quá trình phát triển của doanh nghiệp gia đình trên thế giới và những điển hình doanh nghiệp gia đình cho thấy những thuận lợi và khó khăn để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gia đình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp gia đình – những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ FAMILY BUSINESS – SOME ISSUES IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTERGRATION ThS. Cao Thị Vân Anh Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Doanh nghiệp gia đình (DNGĐ) là một loại hình doanh nghiệp lâu đời và phổ biến nhất trên thế giới không phân biệt quy mô hoạt động ở các ngành nghề và các nước khác nhau. Ở nhiều quốc gia, tỷ trọng các công ty gia đình chiếm đến 70% tổng số doanh nghiệp và đóng vai trò chính trong tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm (IFC, 2008). Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều nghiên cứu học thuật về DNGD và ngay cả ở Việt Nam, trong các văn bản pháp lý cũng chưa có một định nghĩa cụ thể nào về DNGĐ.Bài viết tổng hợp nghiên cứu, bàn luận về các cách tiếp cận định nghĩa DNGD cũng như sự phát triển của DNGĐ ở các quốc gia trên thế giới và phân tích những thuận lợi, khó khăn của loại hình doanh nghiệp này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị DNGĐ ở Việt Nam. Từ khóa: Quản trị công ty, doanh nghiệp gia đình, thành viên gia đình Abstract: Family business is one of the oldest and most popular businesses in the world, regardless of the scale of activity in different industries and countries. In many countries, the proportion of family companies accounts for 70% of all businesses and plays a major role in economic growth and employment (IFC, 2008). However, there are still a lot of academic studies on DNGD and even in Viet Nam, there are no specific definitions of DNGĐ in legal documents. The paper synthesizes the study, discusses approaches to the definition of DNGD as well as the development of crime in countries around the world and analyzes the advantages and disadvantages of this type of enterprise in the context of association. Enter the international economy. On that basis, the author proposes some recommendations to improve the effectiveness of DNGĐ in Vietnam. Keywords: corporate governance, family owned business, family member 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, sự phát triển của doanh nghiệp gia đình là chìa khoá thành công cho nhiều quốc gia đặc biệt là những doanh nghiệp có nguồn gốc từ gia đình đã tồn tại từ hàng trăm năm. Tỷ trọng doanh nghiệp gia đình ở nhiều nước chiếm đến hơn 70% tổng số doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc cho người lao động, đóng góp một tỷ trọng lớn vào GDP của các quốc gia trên thế giới (Keanon Alderson 2011, Phụ lục). Các doanh nghiệp gia đình bao gồm tất cả các loại hình 246 công ty từ quy mô nhỏ, vừa cho đến các tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng ở nhiều ngành nghề khác nhau và ở nhiều nước khác nhau. Rất nhiều công ty thành công cũng có nguồn gốc từ các doanh nghiệp gia đình nổi tiếng, điển hình là Wal-Mart, Bertelsmann và Bombardier ở Bắc Mỹ và châu Âu; các “chaebol” được biết đến là tập đoàn lớn ở Hàn Quốc, Zaibetsu ở Nhật Bản và “grupo” ở châu Mỹ La Tinh. Cơ cấu sở hữu của các công ty niêm yết tại Mỹ có đến 47,9% là các công ty có sở hữu gia đình (Fred R. Kaen, 2003). Ở những nước đang phát triển có nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam, các công ty và các tập đoàn lớn như Kinh Đô, Biti’s, Thép Việt - Pomina, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát, Vingroup, Tập đoàn Hoàn Cầu, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, Tập đoàn Doji… gắn liền với các tên tuổi gia đình. Tuy nhiên, sự phát triển của các công ty gia đình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt trước áp lực cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong cộng đồng kinh tế ASEAN đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty do Ngân hàng phát triển châu Á đánh giá tình hình thực hiện quản trị công ty của các nước ASEAN cho thấy điểm số của Việt Nam luôn thấp nhất trong số 6 quốc gia được đánh giá là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Điểm bình quân của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam năm 2012 và 2013 là 28,42 và 33,87 trên tổng số 100 điểm bằng một nửa so với điểm bình quân toàn khu vực ADB (2014). Quá trình toàn cầu hóa đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung cũng như các công ty gia đình Việt Nam cần phải hiện đại hóa quản trị công ty theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do những đặc trưng về sở hữu gia đình và sự tham gia của các thành viên trong gia đình vào hoạt động kinh doanh nên DNGĐ vừa có những ưu thế vượt trội vừa phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức cần phải tìm ra những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình doanh nghiệp này. Và để thống nhất về thuật ngữ, theo quan điểm của IFC (2008) trong cuốn “Cẩm nang về quản trị doanh nghiệp gia đình”, các thuật ngữ “doanh nghiệp gia đình”, “công ty gia đình”, “doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình”, “công ty thuộc sở hữu gia đình”, “công ty do gia đình kiểm soát” sẽ được sử dụng thay thế cho trong bài với cùng một ý nghĩa là “doanh nghiệp gia đình”. Bài viết tổng hợp các nghiên cứu định nghĩa DNGĐ theo nhóm các cách tiếp cập để thấy được sự đa dạng trong nghiên cứu cũng như những đặc điểm của DNGĐ. Trên cơ sở quá trình phát triển của DNGĐ trên thế giới và những điển hình DNGĐ cho thấy những thuận lợi và khó khăn để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNGĐ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Định nghĩa doanh nghiệp gia đình Trong nghiên cứu về DNGD, các câu hỏi liệu một công ty có phải là một doanh nghiệp gia đình hay không là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu. Việc đưa ra đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: