Danh mục

Doanh nghiệp thế kỷ 21 - Tại sao mọi mặt của công ty bạn sắp sửa thay đổi

Số trang: 8      Loại file: docx      Dung lượng: 54.52 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hãy tưởng tượng về một nền kinh tế không có ma sát - một thế giới mới trong đó lao động, thông tin và tiền bạc di chuyển một cách dễ dàng, với chi phí thấp và hầu như ngay lập tức. Suỵt, thế giới đó đang ở đây rồi. Công ty bạn đã sẵn sàng chưa?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp thế kỷ 21 - Tại sao mọi mặt của công ty bạn sắp sửa thay đổi Doanh nghiệp thế kỷ 21 ­ Tại sao mọi mặt của công ty bạn sắp sửa thay đổi 27/11/2015 Dịch từ bài viết “The 21st Century Corporation – Why every aspect of your business is about to   change” của tác giả Geoff Colvin đăng trên Tạp chí Fortune số ra tháng 10/2015. Hãy tưởng tượng về một nền kinh tế không có ma sát ­  một thế giới mới trong đó lao động,  thông tin và tiền bạc di chuyển một cách dễ dàng, với chi phí thấp và hầu như ngay lập tức.   Suỵt, thế giới đó đang ở đây rồi. Công ty bạn đã sẵn sàng chưa? Xe hơi bốc cháy không bao giờ  là một chuyện hay ho. Do vậy khi chiếc Telsa Model S cán  phải một mảnh kim loại ở thành phố Kent, bang Washington vào tháng 10/2013 và bốc cháy,  các chủ xe, khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư và lãnh đạo của hãng xe này rất lo lắng. Khi   việc tương tự lại tiếp diễn vài tuần sau đó tại Smyrna, Tennessee, các nhà quản lý liên bang   mở cuộc điều tra. Tất cả chúng ta đều biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó: hãng xe cho thu hồi  xe ồ ạt, sửa chữa đắt đỏ  tại các đại lý xe trên toàn quốc, và một cú giáng tài chính đau đớn   cho nhà sản xuất. Nhưng những chuyện đó đã không xảy ra. Do Model S có thể  hạ  thấp  gầm xe khi di chuyển với tốc độ  cao nhằm đạt hiệu suất khí động học tốt hơn, và nếu có   mảnh vỡ va chạm bất lợi vào hệ thống pin của xe, thì xe có thể bắt lửa. Do vậy Telsa cập   nhật một phần mềm mới vào các xe bị  ảnh hưởng qua mạng di động để  nâng độ  cao cách   đất của gầm xe thêm 1 inch khi chạy với tốc độ cao. Vấn đề được xử lý. Chỉ 4 tháng sau khi  mở cuộc điều tra, các nhà quản lý cho khép lại vấn đề.    Bằng việc sử dụng phần mềm và mạng điện thoại di động, Telsa đã không cần phải thu hồi  xe. Họ cũng chẳng có đại lý nào; khách hàng có thể lựa chọn và đặt xe qua mạng, và lái thử  tại các phòng trưng bày của công ty. Công nghệ điện năng tiên tiến của Telsa đơn giản hơn   so với công nghệ  xăng dầu, do vậy họ  có thể  chế  tạo xe với ít nhân công và ít vốn hơn.   Tổng hợp các yếu tố này lại và chúng ta có kết quả sau: General Motors tạo ra khoảng 1,85   USD giá trị thị trường trên 1 USD tài sản hữu hình, trong khi Telsa tạo ra được 11 USD. GM  tạo ra 240.000 USD giá trị thị trường trên mỗi nhân công, còn Telsa lại tạo ra đến 2,9 triệu  USD. Khác biệt này không phải chỉ do Telsa làm việc hiệu quả hơn. Dù làm cùng ngành với   GM nhưng Telsa là một ý tưởng khác hoàn toàn về căn bản.  GM đang thay đổi, nhưng cho đến nay họ vẫn chỉ là một doanh nghiệp thuộc thế kỷ 20. Còn   Telsa là một doanh nghiệp thuộc thế  kỷ  21, được gầy dựng theo những thực tế  hoàn toàn  mới làm thay đổi các quy luật thành công. Chủ đề lớn ở đây chính là sự ra đời của nền kinh   tế không ma sát đã được dự báo trước từ lâu, một thế giới mới mà trong đó lao động, thông  tin, và tiền bạc di chuyển một cách dễ dàng, với chi phí thấp và hầu như ngay lập tức. Các  doanh nghiệp đang hình thành các mối quan hệ  hoàn toàn mới, êm ái hơn với khách hàng,   người lao động, và giới chủ; xem xét lại vai trò của vốn (theo cách hiểu truyền thống), nhận   ra rằng họ có thể phát triển trong khi sở hữu ngày càng ít vốn; đang tạo ra giá trị  bằng các   cách làm mới khi họ thay đổi hẳn hoạt động Nghiên cứu & Phát triển và tiếp thị; và đang đo   lường hiệu quả hoạt động của họ dựa trên các tiêu chí mới vì các tiêu chí cũ không còn nắm   bắt được những yếu tố quan trọng. Không phải tất cả  các doanh nghiệp thế  kỷ  21 đều là các công ty khởi nghiệp xinh đẹp  ở  Thung lũng Silicon. Họ có thể ở bất kỳ độ tuổi nào và làm bất kỳ ngành nghề nào (bao gồm   cả ô tô). Nike là một doanh nghiệp thế kỷ 21, mạnh dạn làm mới sản xuất với công nghệ in  3D và khôn ngoan sử dụng mạng xã hội để tiếp thị. General Electric cũng đang trở thành một   công ty như vậy, một phần do tâm trạng thất vọng của cổ đông và áp lực từ bên ngoài. Mọi  công ty đều nên trở thành một công ty thuộc thế kỷ 21. Thực tế mới bắt nguồn từ nền tảng của Chủ nghĩa Tư bản, tức là vốn. Trong một nền kinh   tế  không có ma sát, thì một công ty không cần nhiều vốn như trước đây. Hãy xem Apple ­   công ty có giá trị lớn nhất thế giới. Khác với Google và Microsoft, các công ty có giá trị  lớn  thứ  hai và thứ  ba, hầu hết doanh thu của Apple đến từ  việc bán các sản phẩm hữu hình.  Nhưng công ty tuyên bố rằng “coi như tất cả” sản phẩm của họ là do các công ty khác sản  xuất. Bởi vì họ có thể điều phối các chuỗi cung ứng vô cùng phức tạp trên toàn thế giới, họ  có thể trả tiền cho các công ty này, chủ yếu là Foxconn, sản xuất sản phẩm cho họ và giao   hàng kịp thời đến nơi họ cần. Apple thuê cả server của các công ty khác chứa dịch vụ iCloud  của họ để  họ  có thể  dễ  dàng thêm hoặc bớt dung lượng, và chỉ  phải trả  tiền cho những gì  họ cần. Chính phủ  Hoa Kỳ  phân loại Apple là một nhà sản xuất, và với khoảng 500 cửa hàng hữu   hình trên toàn cầu, tổng vốn của Apple ­ 172 tỉ USD theo công ty tư vấn EVA Dimentions ­ là  rất lớn. Nhưng nếu theo các mô hình truyền thống thì Apple lẽ  ra còn cần nhiều vốn hơn   nữa. Thành tựu của Apple là dùng số vốn đó vô cùng hiệu quả, tạo ra đến 639 tỉ USD giá trị  thị trường. Nếu so sánh thì Exxon Mobil dùng nhiều vốn hơn nhiều, đến 304 tỉ USD, để tạo   ra 330 tỉ USD giá trị thị trường, tức chỉ bằng khoảng phân nửa của Apple. Đó là những công ty sản xuất và bán các sản phẩm hữu hình. Một nền kinh tế không ma sát  cũng giúp các công ty hầu như không có vốn hữu hình có thể cạnh tranh mạnh mẽ  với các   đối thủ lâu đời sử  dụng nhiều vốn. Mọi người thường ngạc nhiên vì Alibaba là nhà bán lẻ  có giá trị lớn nhất thế giới nhưng lại không có kho hàng, Airbnb là nhà cung ứng chỗ ở lớn   nhất thế giới nhưng lại không sở hữu bất kỳ bất động sản nào, Uber là công ty dịch vụ ô tô  lớn nhất thế giới nhưng cũng không có chiếc ô tô nào. Các công ty này đã tìm ra những lối đi  tài tình nhằm bỏ ma sát khỏi ngành nghề của họ, liên kết người mua và người bán trực tiếp  và tiện lợi, tạo ra các mô hình kinh doanh mới hầu nh ...

Tài liệu được xem nhiều: