Danh mục

Doanh nghiệp Việt cần chủ động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.28 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do. Hàng hóa Việt đứng trước cơ hội được tiếp cận nhiều thị trường quy mô lớn với mức thuế ưu đãi, cùng với đó cũng phải đối mặt với vô vàn thách thức. Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong các hoạt động thương mại quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và không ngừng nâng cao năng lực phòng vệ thương mại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp Việt cần chủ động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTATAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Taäp 05/2021 Doanh nghiệp Việt cần chủ động nâng cao năng lực phòng vệ thương mạitrong bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA Nguyễn Thị Hương - CQ56/21.18N ền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do. Hàng hóa Việt đứng trước cơ hội được tiếp cận nhiều thị trường quy mô lớn với mức thuế ưu đãi, cùng với đó cũng phải đối mặt vớivô vàn thách thức. Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong các hoạt động thươngmại quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và không ngừng nângcao năng lực phòng vệ thương mại. Đôi nét về Hiệp định EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (viết tắt: EVFTA) làmột thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. Đây là mộthiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng mà Việt Nam tham gia. Việc kết thúcđàm phán, ký kết và tiến tới phê chuẩn hiệp định là một chặng đường dài với sự nỗ lựccủa Đảng và Nhà nước cũng như sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp, cácngành với mục tiêu nâng cao mối quan hệ song phương Việt Nam - Liên minh châu Âulên một tầm cao mới, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Hiệpđịnh chính thức có hiệu lực sau khi được Quốc hội của hai bên phê chuẩn vào ngày 1tháng 8 năm 2020. EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cânbằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Hiểu biết cơ bản về phòng vệ thương mại Trong quá trình hội nhập kinh tế, các quốc gia cam kết cắt giảm những rào cảnthương mại để hàng hóa có thể lưu thông một cách tối đa qua biên giới các nước. Tuynhiên, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng một số biện pháp phòngvệ thương mại trong những trường hợp hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không công bằng,gây thiệt hại đáng kể. Phòng vệ thương mại là những thủ tục pháp lý cho phép các quốcgia thực hiện những biện pháp hạn chế nhập khẩu tạm thời mà không ảnh hưởng tớinhững cam kết mở cửa thị trường của mình. Các biện pháp phòng vệ thương mại vớimục đích bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những thiệt hại và điều kiện nhất địnhmà không ảnh hưởng tới nghĩa vụ thương mại và cam kết mở cửa thị trường của quốcgia. Một số biện pháp phòng vệ thương mại như: biện pháp tự vệ, biện pháp chống bánphá giá, biện pháp trợ cấp Chính phủ - biện pháp đối kháng,... Các biện pháp phòng vệthương mại có sự khác nhau về cơ sở pháp lý, thời điểm áp dụng và nguyên tắc áp dụng. 53 Sinh viªnTaäp 05/2021 TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực phòng vệthương mại trong bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bốicảnh thực hiện hiệp định EVFTA do một số nguyên nhân cơ bản sau: Nguyên nhân thứ nhất, nhiều mặt hàng của Việt Nam thường xuyên phải đối mặtvới các vụ khởi xướng điều tra về phòng vệ thương mại. Theo ông Chu Thắng Trung -Phó Cục trưởng Cục PVTM, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị tập huấn “Công tácphòng vệ thương mại trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA”: Cho đến tháng 8/2020,Bộ Công Thương đã tiếp nhận và xử lý 189 vụ việc nước ngoài khởi xướng điều tra, ápdụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm:107 vụ việc chống bán phá giá, 21 vụ việc chống trợ cấp, 38 vụ việc tự vệ và 23 vụ việcchống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, các ngành sản xuất trong nướccũng phải chịu sức ép cạnh tranh không nhỏ với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào.Để đảm bảo quyền và lợi ích cần sự chủ động của cả doanh nghiệp, các hiệp hội lẫn cơquan quản lý của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực phòng vệ thương mại. Nguyên nhân thứ hai, trong bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại tự donói chung và hiệp định EVFTA nói riêng, hàng hóa Việt đối mặt với các thị trường lớn,trình độ, năng lực sản xuất lớn dẫn đến tình trạng một số sản phẩm sản phẩm dư thừa,cạnh tranh gay gắt về giá cả là khởi nguồn cho các nguy cơ gian lận thương mại. Nguyên nhân thứ ba, thương mại quốc tế diễn biến phức tạp, số vụ điều tra gianlận xuất xứ với hàng nhập khẩu ở Việt Nam có xu hướng gia tăng. Cần kiên quyết ngănchặn việc giả mạo, gian lận xuất xứ và vận chuyển bất hợp pháp; xử lý nghiêm minh,triệt để và không có ngoại lệ. Nguyên nhân thứ tư, hiểu biết của các doanh nghiệp Việt về phòng vệ thương mạicòn tương đối hạn chế. Trừ những ngành đã từng đối mặt với các biện pháp phòng vệ thươngmại tại thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp khác chưa thực sự quan tâm đến các biện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: