Đôi điều trao đổi về thành Bình Ngô
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 158.07 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong cuốn kỷ yếu “Thanh Chương: Đất và Người” xuất bản năm 2005 có bài “Thanh Chương như tôi biết” của GS. Ninh Viết Giao. Trong bài này tôi đặc biệt chú ý đến chi tiết “Nhiều dấu vết lịch sử đã bị thời gian vùi vào quên lãng hay thiên nhiên tàn phá. Như Thành Bình Ngô do Lê Lợi xây dựng lên vào năm 1425 ở Phuống, sông Lam đã cuốn trôi mất rồi”. Phải chăng Thành Bình Ngô được xây dựng ở Phuống (xã Thanh Giang - huyện Thanh Chương) và đã bị sông Lam cuốn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi điều trao đổi về thành Bình Ngô Đôi điều trao đổi về thành Bình NgôTrong cuốn kỷ yếu “Thanh Chương: Đất và Người” xuất bản năm 2005 có bài“Thanh Chương như tôi biết” của GS. Ninh Viết Giao. Trong bài này tôi đặc biệtchú ý đến chi tiết “Nhiều dấu vết lịch sử đã bị thời gian vùi vào quên lãng haythiên nhiên tàn phá. Như Thành Bình Ngô do Lê Lợi xây dựng lên vào năm 1425ở Phuống, sông Lam đã cuốn trôi mất rồi”. Phải chăng Thành Bình Ngô được xâydựng ở Phuống (xã Thanh Giang - huyện Thanh Chương) và đã bị sông Lam cuốntrôi? Hai bên bờ sông Lam cứ cách một quãng lại có một ngọn núi nhô ra tận bờsông và ở nơi đó dòng chảy đổi hướng, gây nên sạt lở ở bờ phía bên kia nhưng lạibồi đắp và bảo vệ bãi phù sa phía dưới bên này sông. Núi Ngọc Sơn (Rú Nguộc)và Núi Hà (Rú Hà) là những ví dụ điển hình. Chính nhờ Núi Hà nhô ra tận bờ sôngở phía trên mà bãi bồi xã Thanh Giang và th ậm chí cả Bãi Triều không bị sạt lởxuống sông. Nhờ vậy chợ Phuống tuy nằm sát bờ sông nhưng cũng không bị sạt lở(cũng có thể chợ Phuống nằm trên một mỏm đá ngầm bắt nguồn từ Núi Phướn nênvẫn đứng vững). Vậy nên nếu Thành Bình Ngô được xây lên ở Phuống thì khôngthể nào bị sông Lam cuốn trôi. Có chăng nếu thành đắp bằng đất thì có thể bị ngậpnước và bị xói lở mà mất hết dấu vết vì Phuống là vùng đất thấp, hàng năm thườngbị ngập lụt. Thành Bình Ngô là “chỗ đứng chân” đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn ở đấtNghệ An, sau khi đánh một trận “Bồ Đằng sấm vang chớp giật” và chiến thắngvang dội khiến “Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”. “Chỗ đứng chân” tức là căn cứđịa vững chắc để từ đó xuất quân đánh bại kẻ địch. Đã là căn cứ địa thì phải cóthành quách, doanh trại, kho tàng, địa bàn luyện quân, trại ngựa, trại voi… chứkhông đơn thuần chỉ có mỗi thành. Vậy xét về mặt địa hình, Phuống không đủđiều kiện để xây dựng “chỗ đứng chân”! Tôi lại xem kỹ tấm bản đồ “Núi Thiên Nhẫn và Thành Lục Niên” của GS. PhanHuy Lê và GS. Phan Đại Doãn in trong cuốn “Danh tướng Lam Sơn” của tác giảNguyễn Khắc Thuần (NXB Giáo dục năm 2001). Ở góc trái trên bản đồ có ghi chúhai chữ “Thanh Bích”. Phía dưới đó, chếch về phía phải có một hình vuông nhỏ,có ghi chú ba chữ “Thành Bình Ngô”. Vậy, Thành Bình Ngô được xây dựng ở xãThanh Bích chứ không phải ở xã Thanh Giang, nghĩa là không phải ở Phuống màở xã Thanh Lâm vì xã Thanh Bích đã giải thể và sáp nhập vào xã Thanh Lâm vàođầu thập niên 60, thế kỷ. Theo bản đồ thì thành nằm ở phía trái một nhánhsôngnhỏ không tên nhưng dễ dàng xác định được đó là nhánh sông nhỏ từ trong xãThanh Lâm và xã Thanh Xuân chảy qua Cầu Kho rồi uốn lượn qua giữa Bãi Triềuvà Đồng Mụa trước khi đổ vào sông Lam ở chỗ Đuồi Kia. Nghĩa là thành nằm ởvùng Bãi Triều mà Bãi Triều cũng là vùng đất thấp, hàng năm thường bị ngập lụtsâu. Vậy nên Bãi Triều cũng không có đủ điều kiện để xây dựng “chỗ đứng chân”của nghĩa quân. Nhớ lại hồi còn nhỏ ở quê, tôi đã được nghe người ta hát đố rằng: - Hỏi người ở đất Bình Ngô Thành ông Lê Lợi ở mô (1) rứa hè(2)? - Ở mô có hố(3) chim kêu Là nơi Lê Lợi cắm nêu đắp thành - Đá mô là đá cấm cày, Hỏi em có biết chuyện này hay không? - Cấm cày là bởi đá thiêng Vua cho gom lại dành riêng xây thành - Trại tuần ai đặt rứa em? Rậm Nhe, Quân Hội có tên răng dừ(4) - Quân Hội là chỗ hội binh Rậm Nhe lính tập, Trại tuần lính canh Từ khi Vua đến xây thành Có tên gọi rứa(5), bây giờ gọi theo. Có thể phân tích câu đố sau: “Ở mô có hố chim kêu Là nơi Lê Lợi cắm nêu đắp thành” “Hố” tiếng địa phương có nghĩa là con suối cạn, dốc, hẹp, nằm giữa hai sườnnúi. Khi trời mưa to, nước từ trên đỉnh núi chảy xuống hợp thành một dòng nướcchảy xiết nhưng tạnh mưa một lúc là suối hết nước trở thành hố cạn. Chỉ nhữngchỗ bị xói sâu thành hố thì còn nước. Ở những chỗ đó thường là vực sâu, hai bênsuối cây cối mọc um tùm, rậm rạp, là nơi trú ngụ của muông thú, chim chóc. Vậy,tìm đâu ra “hố chim kêu” ở Phuống? Còn các địa danh được nhắc tới trong các câuhát đố nói trên như “Rậm Nhe”, “Quân Hội”, “Đá cấm cày” là những địa điểmthuộc xã Thanh Lâm, chứ đâu phải ở Phuống (Thanh Giang). Đó là chưa kể nhữngđịa danh khác như “Cầu Kho” tức là cầu bắc qua suối để vào khu vực kho tàngcủa nghĩa quân (hàm ý nghĩa quân Lam Sơn) cũng thuộc địa bàn xã Thanh Lâm. Vừa qua tôi được anh Đinh Nho Bình - Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm, anhTính - xóm trưởng xóm Quân Hội và anh Đặng Văn Tiến - giáo viên Lịch sửtrường THCS xã Thanh Lâm dẫn đi tham quan lũy núi Triều, xóm Quân Hội, ĐềnRậm Nhe, Đá cấm cày, Mả Voi (đây là voi tướng quân, voi chiến nên ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi điều trao đổi về thành Bình Ngô Đôi điều trao đổi về thành Bình NgôTrong cuốn kỷ yếu “Thanh Chương: Đất và Người” xuất bản năm 2005 có bài“Thanh Chương như tôi biết” của GS. Ninh Viết Giao. Trong bài này tôi đặc biệtchú ý đến chi tiết “Nhiều dấu vết lịch sử đã bị thời gian vùi vào quên lãng haythiên nhiên tàn phá. Như Thành Bình Ngô do Lê Lợi xây dựng lên vào năm 1425ở Phuống, sông Lam đã cuốn trôi mất rồi”. Phải chăng Thành Bình Ngô được xâydựng ở Phuống (xã Thanh Giang - huyện Thanh Chương) và đã bị sông Lam cuốntrôi? Hai bên bờ sông Lam cứ cách một quãng lại có một ngọn núi nhô ra tận bờsông và ở nơi đó dòng chảy đổi hướng, gây nên sạt lở ở bờ phía bên kia nhưng lạibồi đắp và bảo vệ bãi phù sa phía dưới bên này sông. Núi Ngọc Sơn (Rú Nguộc)và Núi Hà (Rú Hà) là những ví dụ điển hình. Chính nhờ Núi Hà nhô ra tận bờ sôngở phía trên mà bãi bồi xã Thanh Giang và th ậm chí cả Bãi Triều không bị sạt lởxuống sông. Nhờ vậy chợ Phuống tuy nằm sát bờ sông nhưng cũng không bị sạt lở(cũng có thể chợ Phuống nằm trên một mỏm đá ngầm bắt nguồn từ Núi Phướn nênvẫn đứng vững). Vậy nên nếu Thành Bình Ngô được xây lên ở Phuống thì khôngthể nào bị sông Lam cuốn trôi. Có chăng nếu thành đắp bằng đất thì có thể bị ngậpnước và bị xói lở mà mất hết dấu vết vì Phuống là vùng đất thấp, hàng năm thườngbị ngập lụt. Thành Bình Ngô là “chỗ đứng chân” đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn ở đấtNghệ An, sau khi đánh một trận “Bồ Đằng sấm vang chớp giật” và chiến thắngvang dội khiến “Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”. “Chỗ đứng chân” tức là căn cứđịa vững chắc để từ đó xuất quân đánh bại kẻ địch. Đã là căn cứ địa thì phải cóthành quách, doanh trại, kho tàng, địa bàn luyện quân, trại ngựa, trại voi… chứkhông đơn thuần chỉ có mỗi thành. Vậy xét về mặt địa hình, Phuống không đủđiều kiện để xây dựng “chỗ đứng chân”! Tôi lại xem kỹ tấm bản đồ “Núi Thiên Nhẫn và Thành Lục Niên” của GS. PhanHuy Lê và GS. Phan Đại Doãn in trong cuốn “Danh tướng Lam Sơn” của tác giảNguyễn Khắc Thuần (NXB Giáo dục năm 2001). Ở góc trái trên bản đồ có ghi chúhai chữ “Thanh Bích”. Phía dưới đó, chếch về phía phải có một hình vuông nhỏ,có ghi chú ba chữ “Thành Bình Ngô”. Vậy, Thành Bình Ngô được xây dựng ở xãThanh Bích chứ không phải ở xã Thanh Giang, nghĩa là không phải ở Phuống màở xã Thanh Lâm vì xã Thanh Bích đã giải thể và sáp nhập vào xã Thanh Lâm vàođầu thập niên 60, thế kỷ. Theo bản đồ thì thành nằm ở phía trái một nhánhsôngnhỏ không tên nhưng dễ dàng xác định được đó là nhánh sông nhỏ từ trong xãThanh Lâm và xã Thanh Xuân chảy qua Cầu Kho rồi uốn lượn qua giữa Bãi Triềuvà Đồng Mụa trước khi đổ vào sông Lam ở chỗ Đuồi Kia. Nghĩa là thành nằm ởvùng Bãi Triều mà Bãi Triều cũng là vùng đất thấp, hàng năm thường bị ngập lụtsâu. Vậy nên Bãi Triều cũng không có đủ điều kiện để xây dựng “chỗ đứng chân”của nghĩa quân. Nhớ lại hồi còn nhỏ ở quê, tôi đã được nghe người ta hát đố rằng: - Hỏi người ở đất Bình Ngô Thành ông Lê Lợi ở mô (1) rứa hè(2)? - Ở mô có hố(3) chim kêu Là nơi Lê Lợi cắm nêu đắp thành - Đá mô là đá cấm cày, Hỏi em có biết chuyện này hay không? - Cấm cày là bởi đá thiêng Vua cho gom lại dành riêng xây thành - Trại tuần ai đặt rứa em? Rậm Nhe, Quân Hội có tên răng dừ(4) - Quân Hội là chỗ hội binh Rậm Nhe lính tập, Trại tuần lính canh Từ khi Vua đến xây thành Có tên gọi rứa(5), bây giờ gọi theo. Có thể phân tích câu đố sau: “Ở mô có hố chim kêu Là nơi Lê Lợi cắm nêu đắp thành” “Hố” tiếng địa phương có nghĩa là con suối cạn, dốc, hẹp, nằm giữa hai sườnnúi. Khi trời mưa to, nước từ trên đỉnh núi chảy xuống hợp thành một dòng nướcchảy xiết nhưng tạnh mưa một lúc là suối hết nước trở thành hố cạn. Chỉ nhữngchỗ bị xói sâu thành hố thì còn nước. Ở những chỗ đó thường là vực sâu, hai bênsuối cây cối mọc um tùm, rậm rạp, là nơi trú ngụ của muông thú, chim chóc. Vậy,tìm đâu ra “hố chim kêu” ở Phuống? Còn các địa danh được nhắc tới trong các câuhát đố nói trên như “Rậm Nhe”, “Quân Hội”, “Đá cấm cày” là những địa điểmthuộc xã Thanh Lâm, chứ đâu phải ở Phuống (Thanh Giang). Đó là chưa kể nhữngđịa danh khác như “Cầu Kho” tức là cầu bắc qua suối để vào khu vực kho tàngcủa nghĩa quân (hàm ý nghĩa quân Lam Sơn) cũng thuộc địa bàn xã Thanh Lâm. Vừa qua tôi được anh Đinh Nho Bình - Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm, anhTính - xóm trưởng xóm Quân Hội và anh Đặng Văn Tiến - giáo viên Lịch sửtrường THCS xã Thanh Lâm dẫn đi tham quan lũy núi Triều, xóm Quân Hội, ĐềnRậm Nhe, Đá cấm cày, Mả Voi (đây là voi tướng quân, voi chiến nên ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam tỉnh nghệ an nhân vật lịch sử Danh thần xứ Nghệ văn hóa tỉnh nghệGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
69 trang 84 0 0
-
Quyết định số 71/2012/QĐ-UBND
3 trang 84 0 0 -
Quyết định số 73/2012/QĐ-UBND
8 trang 75 0 0 -
11 trang 69 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 56 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0