Danh mục

Đôi điều về các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.88 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm “ước tính kế toán” đề cập tới các khoản mục trên báo cáo tài chính (BCTC) mà giá trị của chúng được ước tính chứ không thể đo lường một cách chính xác bằng các công thức toán học
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi điều về các ước tính kế toán trong báo cáo tài chínhĐôi điều về các ước tính kế toántrong báo cáo tài chínhKhái niệm “ước tính kế toán” đề cập tới các khoản mục trên báocáo tài chính (BCTC) mà giá trị của chúng được ước tính chứkhông thể đo lường một cách chính xác bằng các công thức toánhọc Ví dụ về các khoản ước tính kế toán gồm có khấu hao tàisản cố định, dự phòng phải thu khó đòi, các phương pháp hạchtoán hàng tồn kho, ước tính giá trị lợi thế thương mại… Để đưara các ước tính này, người lập BCTC phải sử dụng các “xét đoánnghề nghiệp”. Vì là các xét đoán nên mang nặng tính chủ quan,khó có một tiêu chuẩn nào để đánh giá tính hợp lý cả. Chính vìvậy, tính tin cậy của các ước tính kế toán là một vấn đề đượcngười sử dụng báo cáo tài chính đặc biệt quan tâm. Trên thực tế tồn tại một quan điểm cho rằng việc cho phépngười lập BCTC sử dụng các xét đoán chủ quan khi lập báo cáosẽ làm giảm độ tin cậy của thông tin tài chính, vì có khả năngngười lập BCTC sẽ tìm cách che giấu những thông tin quan trọngnếu những thông tin đó có ảnh hưởng không tốt đến quyền lợicủa họ. Lập luận này không hẳn là không có lý, thực tế đã chứngminh “nỗ lực” phù phép báo cáo tài chính là có thực và ngày càngtinh vi hơn[1]. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng cầnphải hạn chế, thậm chí loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng các xétđoán chủ quan khi lập BCTC. Bất chấp những chỉ trích này, việcsử dụng các ước tính kế toán trong BCTC không những không bịloại bỏ mà còn có chiều hướng ngày càng gia tăng với việc kếtoán theo “giá trị hợp lý” ngày càng lấn lướt kế toán theo “giágốc”.Sự cần thiết phải có các ước tính kế toánRõ ràng nguy cơ sử dụng các ước tính kế toán để phản ánh sailệch thông tin tài chính là có thực, vậy mà người ta vẫn không tìmcách loại bỏ chúng. Điều đó cho thấy việc sử dụng các ước tínhnày hẳn là có mang lại những lợi ích nhất định. Dưới đây là mộtsố nguyên nhân vì sao xét đoán chủ quan vẫn được sử dụngrộng rãi trong lập BCTC, bất chấp những lo ngại về khả năng“phù phép” báo cáo tài chính. Thứ nhất, việc loại bỏ hoàn toàn các ước tính chủ quan làkhông khả thi và thiếu hiệu quả kinh tế.Thử tưởng tượng nếu chúng ta không cho phép các doanhnghiệp được tự xác định tỷ lệ khấu hao tài sản của mình. Khi đóchế độ kế toán sẽ phải cực kỳ chi tiết, liệt kê tất cả các tình huốngcó thể và xác định tỷ lệ khấu hao tương ứng để các doanh nghiệptheo đó mà áp dụng. Điều này là không khả thi cả về mặt kinh tếlẫn kỹ thuật. Giả sử về mặt kỹ thuật ta có thể xây dựng được mộtchế độ kế toán chi tiết như vậy thì các doanh nghiệp cũng gặp rấtnhiều khó khăn trong việc áp dụng. Tình hình kinh doanh thay đổitheo từng ngày, các doanh nghiệp sẽ phải luôn đối chiếu vớinhững quy định chi tiết trong luật để thay đổi tỷ lệ khấu hao chokịp thời. Các cơ quan hành pháp cũng sẽ rất vất vả để bảo đảmcác doanh nghiệp tuân thủ đúng chế độ (luật phức tạp như vậymà không có hệ thống hành pháp tốt thì chắc chắn sẽ khôngdoanh nghiệp nào tuân theo). Mới chỉ có khấu hao tài sản mà đãphức tạp như vậy, nếu xây dựng một hệ thống luật chi tiết cho tấtcả các khoản mục khác trên BCTC thì rõ ràng là không khả thi vàkhông hiệu quả.Ngoài các chi phí trực tiếp như trên, chí phí gián tiếp còn có thểlớn hơn nhiều lần. Một chế độ kế toán “cứng” (không có chỗ chocác xét đoán chủ quan khi lập BCTC) có thể có ảnh hưởng tiêucực tới các chính sách sản xuất, đầu tư, tài chính của doanhnghiệp. Ví dụ, việc yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải ghi nhậnchi phí nghiên cứu phát triển (R&D) ngay khi phát sinh có thểkhiến nhiều doanh nghiệp không có động lực tiến hành các hoạtđộng R&D, nếu điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinhdoanh, qua đó tác động xấu tới giá cổ phiếu. Hơn nữa, đặc tínhcủa kinh doanh là luôn tiềm ẩn yếu tố bất định, vì vậy sự linh hoạtcủa người quản lý doanh nghiệp là rất quan trọng để đối phó vớicác tình huống phát sinh. Một chế độ kế toán máy móc có thể sẽhạn chế sự linh hoạt cần thiết này. Thứ hai, việc cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoánchủ quan trong lập BCTC cũng mang lại nhiều lợi ích.Lý thuyết đại diện (agency theory) chỉ ra rằng tình trạng thông tinkhông cân xứng (information asymmetry) giữa nhà quản lý doanhnghiệp và các cổ đông khiến cho rủi ro thông tin tăng lên, theo đócác nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỷ lệ lợi tức cao hơn để bù đắpcho rủi ro. Hệ quả là doanh nghiệp bị đánh giá thấp hơn giá trịthực của nó. Để hạn chế ảnh hưởng này, BCTC của doanhnghiệp cần cung cấp những thông tin phù hợp để cổ đông có thểđánh giá chính xác hơn giá trị doanh nghiệp. Việc cho phép cácnhà quản lý sử dụng những xét đoán nghề nghiệp một cách linhhoạt sẽ giúp cho thông tin BCTC đáp ứng tốt hơn yêu cầu này(báo cáo theo GAAP không phải khi nào cũng phản ánh hợp lýcác thông tin tài chính của doanh nghiệp)[2]. Lợi ích chính củaviệc cho phép sử dụng các ước t ...

Tài liệu được xem nhiều: