Đôi điều về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục hiện nay
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 190.26 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung vào ba vấn đề chính: Bản chất của công tác đảm bảo chất lượng, sự khác biệt giữa đảm bảo chất lượng nói chung và đảm bảo chất lượng trong giáo dục, thực trạng hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục, một số góp ý nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động này ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi điều về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục hiện nay TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 28/2018 39 ĐÔI ĐIỀ ĐIỀU VỀ VỀ CÔNG TÁC ĐẢ ĐẢM BẢ BẢ O CHẤ CHẤT LƯỢ LƯỢNG GIÁO DỤ DỤC HIỆ HIỆN NAY Vũ Công Hảo Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắ tắt: Song hành với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, công tác đảm bảo chất lượng giáo dục được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, liệu công tác này thời gian qua đã được thực hiện đúng vai trò, chức năng và nhiệm vụ của nó? Bài viết tập trung vào ba vấn đề chính: Bản chất của công tác đảm bảo chất lượng, sự khác biệt giữa đảm bảo chất lượng nói chung và đảm bảo chất lượng trong giáo dục; thực trạng hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục; một số góp ý nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động này ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện nay. Từ khóa: khóa Đảm bảo chất lượng giáo dục, khảo thí, kiểm định chất lượng Nhận bài ngày 11.10.2018; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 15.12.2018 Liên hệ tác giả: Vũ Công Hảo; Email: vchao@hnmu.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Giáo dục Việt Nam đã có cả một quá trình phát triển với rất nhiều cải cách, thay đổi, tạo nên một diện mạo mới, bước đầu định hình một hệ thống giá trị mới phù hợp xu thế thời đại, từng bước đáp ứng những yêu cầu của xã hội trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn thẳng vào thực tế, hệ thống giáo dục của nước ta, đặc biệt là giáo dục đại học, sự thay đổi, đáp ứng nhu cầu xã hội này, sự tự đổi mới mình này còn quá chậm. Giáo dục đại học, trên thực tế, cần đi trước, đóng vai trò định hướng, đề xuất các thay đổi về chiến lược giáo dục con người, qui chuẩn hệ thống nhân cách và kĩ năng nghề nghiệp phù hợp với tiêu chí của từng ngành nghề mà xã hội đòi hỏi chứ không phải chạy theo một cách “thụ động” các chủ trương đổi mới hiện nay. Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, do đó, càng cần được chú trọng và phải đi trước một bước. 2. NỘI DUNG 2.1. Bản chất của công tác đảm bảo chất lượng, đảm bảo chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục là niềm tự hào của các quốc gia tiên tiến, bởi nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu phát triển dân trí hiện tại, mà còn đáp ứng một cách tương đối các đòi hỏi, xu 40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI thế phát triển của con người trong tương lai. Được hưởng thụ một nền giáo dục tốt là mong ước của mọi người, mọi nhà, của thế hệ trẻ ở bất cứ quốc gia, dân tộc nào. Thời xưa, gửi con cái cho các cụ đồ là yên tâm vì các cụ vừa dạy chữ, vừa dạy cái đạo làm người; còn ngày nay, trước sự lên ngôi của vật chất và công nghệ, trước cách giải quyết lúng túng giữa đạo và đời, giữa tri thức kinh viện và kĩ năng sống thực tiễn, trước sự đối phó yếu ớt trước sức tấn công ồ ạt của các quan điểm, lối sống thực dụng chủ nghĩa…, giáo dục cần phải làm gì, thay đổi thế nào để giữ được chất lượng và… đảm bảo chất lượng? Trong sản xuất hàng hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm là mục đích, nhiệm vụ sống còn của các nhà sản xuất, bởi không bán được hàng, không tiêu thụ được sản phẩm, nhà sản xuất sẽ thua lỗ, phá sản, bị triệt tiêu. Để điều này không thể xảy ra, nhà sản xuất một mặt, phải không ngừng đầu tư các dây chuyền công nghệ mới, hiện đại; mặt khác, phải bảo đảm quy trình chế tạo sản phẩm, tăng cường kiểm tra, kiểm định, bảo đảm chất lượng đầu vào của nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm. Trong chừng mực nào đó, nhà sản xuất chỉ cần chú ý đến kỉ luật lao động, phát huy sáng kiến, xây dựng các tiêu chí cụ thể và giám sát ngặt nghèo qui trình tổ chức, cơ chế vận hành, quản lí quá trình sản xuất hàng hóa và phân phối sản phẩm, như thế, đủ để bảo đảm thương hiệu và lợi nhuận. Song, giáo dục khác với sản xuất kinh doanh, hàng hóa khác với con người. Qui trình sản xuất các sản phẩm hàng hóa khác với qui trình giáo dục, đào tạo, giáo dưỡng con người. Sản phẩm hàng hóa mang tính chuyên biệt, có thời hạn, còn con người là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, nó không chấp nhận mặc nhiên qui luật nghiệt ngã bị loại bỏ do lạc hậu, lỗi thời, kém cả về hình thức, mẫu mã bên ngoài lẫn chất liệu bên trong. Trong sản xuất hàng hóa, người ta quan tâm trước hết đến nguồn nguyên liệu, nghĩa là đầu vào; sau đó đến sản phẩm đưa ra thị trường, nghĩa là đầu ra, kiên quyết thải loại các phế phẩm méo mó về hình thức, không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định. Vấn đề là ở chỗ, cả cái đầu vào, đầu ra lẫn cái dây chuyền, công nghệ sản xuất ấy đều có thể nhìn thấy, sờ thấy, lựa chọn, địn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi điều về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục hiện nay TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 28/2018 39 ĐÔI ĐIỀ ĐIỀU VỀ VỀ CÔNG TÁC ĐẢ ĐẢM BẢ BẢ O CHẤ CHẤT LƯỢ LƯỢNG GIÁO DỤ DỤC HIỆ HIỆN NAY Vũ Công Hảo Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắ tắt: Song hành với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, công tác đảm bảo chất lượng giáo dục được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, liệu công tác này thời gian qua đã được thực hiện đúng vai trò, chức năng và nhiệm vụ của nó? Bài viết tập trung vào ba vấn đề chính: Bản chất của công tác đảm bảo chất lượng, sự khác biệt giữa đảm bảo chất lượng nói chung và đảm bảo chất lượng trong giáo dục; thực trạng hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục; một số góp ý nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động này ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện nay. Từ khóa: khóa Đảm bảo chất lượng giáo dục, khảo thí, kiểm định chất lượng Nhận bài ngày 11.10.2018; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 15.12.2018 Liên hệ tác giả: Vũ Công Hảo; Email: vchao@hnmu.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Giáo dục Việt Nam đã có cả một quá trình phát triển với rất nhiều cải cách, thay đổi, tạo nên một diện mạo mới, bước đầu định hình một hệ thống giá trị mới phù hợp xu thế thời đại, từng bước đáp ứng những yêu cầu của xã hội trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn thẳng vào thực tế, hệ thống giáo dục của nước ta, đặc biệt là giáo dục đại học, sự thay đổi, đáp ứng nhu cầu xã hội này, sự tự đổi mới mình này còn quá chậm. Giáo dục đại học, trên thực tế, cần đi trước, đóng vai trò định hướng, đề xuất các thay đổi về chiến lược giáo dục con người, qui chuẩn hệ thống nhân cách và kĩ năng nghề nghiệp phù hợp với tiêu chí của từng ngành nghề mà xã hội đòi hỏi chứ không phải chạy theo một cách “thụ động” các chủ trương đổi mới hiện nay. Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, do đó, càng cần được chú trọng và phải đi trước một bước. 2. NỘI DUNG 2.1. Bản chất của công tác đảm bảo chất lượng, đảm bảo chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục là niềm tự hào của các quốc gia tiên tiến, bởi nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu phát triển dân trí hiện tại, mà còn đáp ứng một cách tương đối các đòi hỏi, xu 40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI thế phát triển của con người trong tương lai. Được hưởng thụ một nền giáo dục tốt là mong ước của mọi người, mọi nhà, của thế hệ trẻ ở bất cứ quốc gia, dân tộc nào. Thời xưa, gửi con cái cho các cụ đồ là yên tâm vì các cụ vừa dạy chữ, vừa dạy cái đạo làm người; còn ngày nay, trước sự lên ngôi của vật chất và công nghệ, trước cách giải quyết lúng túng giữa đạo và đời, giữa tri thức kinh viện và kĩ năng sống thực tiễn, trước sự đối phó yếu ớt trước sức tấn công ồ ạt của các quan điểm, lối sống thực dụng chủ nghĩa…, giáo dục cần phải làm gì, thay đổi thế nào để giữ được chất lượng và… đảm bảo chất lượng? Trong sản xuất hàng hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm là mục đích, nhiệm vụ sống còn của các nhà sản xuất, bởi không bán được hàng, không tiêu thụ được sản phẩm, nhà sản xuất sẽ thua lỗ, phá sản, bị triệt tiêu. Để điều này không thể xảy ra, nhà sản xuất một mặt, phải không ngừng đầu tư các dây chuyền công nghệ mới, hiện đại; mặt khác, phải bảo đảm quy trình chế tạo sản phẩm, tăng cường kiểm tra, kiểm định, bảo đảm chất lượng đầu vào của nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm. Trong chừng mực nào đó, nhà sản xuất chỉ cần chú ý đến kỉ luật lao động, phát huy sáng kiến, xây dựng các tiêu chí cụ thể và giám sát ngặt nghèo qui trình tổ chức, cơ chế vận hành, quản lí quá trình sản xuất hàng hóa và phân phối sản phẩm, như thế, đủ để bảo đảm thương hiệu và lợi nhuận. Song, giáo dục khác với sản xuất kinh doanh, hàng hóa khác với con người. Qui trình sản xuất các sản phẩm hàng hóa khác với qui trình giáo dục, đào tạo, giáo dưỡng con người. Sản phẩm hàng hóa mang tính chuyên biệt, có thời hạn, còn con người là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, nó không chấp nhận mặc nhiên qui luật nghiệt ngã bị loại bỏ do lạc hậu, lỗi thời, kém cả về hình thức, mẫu mã bên ngoài lẫn chất liệu bên trong. Trong sản xuất hàng hóa, người ta quan tâm trước hết đến nguồn nguyên liệu, nghĩa là đầu vào; sau đó đến sản phẩm đưa ra thị trường, nghĩa là đầu ra, kiên quyết thải loại các phế phẩm méo mó về hình thức, không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định. Vấn đề là ở chỗ, cả cái đầu vào, đầu ra lẫn cái dây chuyền, công nghệ sản xuất ấy đều có thể nhìn thấy, sờ thấy, lựa chọn, địn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đảm bảo chất lượng giáo dục Kiểm định chất lượng Giáo dục Việt Nam Hệ thống giáo dục Chiến lược phát triển giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 237 1 0 -
Tiểu luận: So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
0 trang 139 0 0 -
19 trang 136 0 0
-
Tiểu luận: GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA
24 trang 100 0 0 -
Xác định, thông báo và đánh giá mục tiêu bài học trong dạy nghề: Thực trạng và giải pháp
7 trang 61 0 0 -
Vấn đề hướng nghiệp nhìn từ nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
9 trang 48 0 0 -
Giải pháp quản lý hồ sơ minh chứng phục vụ công tác kiểm định chất lượng đào tạo theo chuẩn AUN - QA
10 trang 46 0 0 -
Quản lý chất lượng: Nghề mới trong trào lưu ISO 9000
3 trang 44 0 0 -
Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
164 trang 43 0 0 -
Giáo trình Xã hội học giáo dục: Phần 1
86 trang 42 0 0