Danh mục

Đôi điều về giải thích pháp luật theo nghĩa rộng

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.13 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyên tắc bắt buộc đối với công việc giải thích pháp luật là phải mang đến được cho văn bản pháp luật một nghĩa chứa đựng trong ngôn ngữ của văn bản đó. Ở một góc độ khác, hoạt động giải thích pháp luật có thể đưa ra cho văn bản một nghĩa xa hơn ý nghĩa ngôn ngữ của nó, một nghĩa mở rộng hoặc hạn chế hơn nghĩa mà ngôn ngữ của văn bản có thể mang. 1. Giải thích pháp luật theo nghĩa rộng là gì? Giải thích pháp luật là cách thức làm cho việc hiểu,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi điều về giải thích pháp luật theo nghĩa rộng Đôi điều về giải thích pháp luật theo nghĩa rộngNguyên tắc bắt buộc đối với công việc giải thích pháp luật là phải mang đến đượccho văn bản pháp luật một nghĩa chứa đựng trong ngôn ngữ của văn bản đó. Ở mộtgóc độ khác, hoạt động giải thích pháp luật có thể đưa ra cho văn bản một nghĩa xahơn ý nghĩa ngôn ngữ của nó, một nghĩa mở rộng hoặc hạn chế hơn nghĩa màngôn ngữ của văn bản có thể mang. 1. Giải thích pháp luật theo nghĩa rộng là gì? Giải thích pháp luật là cách thức làm cho việc hiểu, thực hiện pháp luật trongcuộc sống được thống nhất, hợp pháp và hợp lý. Giải thích pháp luật là một cấuthành tất yếu của pháp luật, một bảo đảm đối với pháp luật. Việc tạo lập một c ơchế thích đáng cho giải thích pháp luật là mục tiêu và yêu cầu của mỗi hệ thốngpháp luật, mỗi quốc gia. Giải thích pháp luật trong thực tế được tiếp cận dưới nhiều góc độ. Ở góc độphổ biến, thông thường, góc độ hẹp hiện nay, giải thích pháp luật được xem là:“một hoạt động có lý trí đưa ra nghĩa của một văn bản pháp luật”1; là “hoạt độngliên quan với việc xác định thông điệp có tính quy phạm mà nó xuất hiện từ vănbản”2; là “hoạt động để tìm ra nghĩa và hiểu rõ mục đích của tác giả văn bản phápluật”3…(Từ đây, xin gọi giải thích pháp luật theo nghĩa hẹp, nghĩa thông th ườnglà giải thích pháp luật, để định rõ và phân biệt với giải thích pháp luật theo nghĩarộng sẽ bàn đến sau). Nguyên tắc bắt buộc đối với công việc giải thích pháp luật là phải mang đếnđược cho văn bản pháp luật một nghĩa chứa đựng trong ngôn ngữ của văn bản đó.Đây là điều kiện cần và đủ đối với một hệ thống giải thích pháp luật hiện tại. Bảnthân hoạt động giải thích được giới hạn bằng giới hạn của văn bản, và giới hạn củavăn bản phải đặt trong giới hạn của ngôn ngữ. Một hoạt động là giải thích nếu nóđưa ra nghĩa trên văn bản phù hợp với một nghĩa (rõ ràng hoặc ẩn) trong ngôn ngữ(cộng đồng hoặc cá nhân) của văn bản. Giải thích pháp luật có tác dụng trong cácgiới hạn của ngôn ngữ. Nó truyền đạt cho văn bản một nghĩa mà ngôn ngữ có thểmang. Hoạt động giải thích sẽ kết thúc tại “điểm cuối” của ngôn ngữ4. Ở một góc độ khác, giải thích pháp luật được tiếp cận rộng hơn gấp nhiều lầnvà khác cơ bản so với giải thích pháp luật thông thường. Dưới góc độ này, hoạtđộng giải thích có thể đưa ra cho văn bản một nghĩa xa hơn ý nghĩa ngôn ngữ củanó, một nghĩa mở rộng hoặc hạn chế hơn nghĩa mà ngôn ngữ của văn bản có thểmang. Để làm được điều đó, người giải thích có thể tiến hành hàng loạt các thaotác mà nó sẽ trái, thậm chí phá vỡ các luật lệ của giải thích pháp luật thông thường(sẽ phân tích sau)… Đó chính là giải thích pháp luật theo nghĩa rộng. Một số họcgiả còn gọi cách tiếp cận giải thích pháp luật theo nghĩa rộng là một học thuyết -học thuyết không giải thích (Non-interpretive Doctrines).5 Giải thích pháp luật theo nghĩa rộng vượt ra ngoài ngôn ngữ của văn bản,chúng mang đến cho văn bản một sự hợp lý nhất định mà đôi khi, sự hợp lý đókhông có cơ sở vững chắc trong ngôn ngữ của văn bản (tất nhi ên, “chuẩn mực”của sự hợp lý phụ thuộc vào truyền thống của mỗi hệ thống pháp luật, vào cơ chếgiải thích pháp luật của mỗi quốc gia, và vào tính mục đích, tài năng của bản thânmỗi chủ thể giải thích pháp luật…) Nói giản đ ơn, công việc của giải thích theonghĩa hẹp đưa đến nghĩa một cái gì “là”; còn giải thích theo nghĩa rộng sẽ đưađến nghĩa từ cái gì “là” đến cái gì “không là”. Ở giải thích theo nghĩa rộng, sự“có” của văn bản có thể được suy ra sự “không” của vấn đề khác. Lấy ví dụ, mộtmâu thuẫn giữa hai đạo luật, giải thích theo nghĩa hẹp sẽ quyết định ý nghĩa củamỗi đạo luật, rút ra hiệu lực của chúng từ các quy tắc giải thích, c òn giải thíchtheo nghĩa rộng đưa đến cách giải quyết mâu thuẫn đó, đến khu vực chứa đựng sựmâu thuẫn. Trong lịch sử các hệ thống pháp luật truyền thống, giải thích theo nghĩa rộng l àmột phần của giải thích (thông thường), mặc dù nó đi xa và vượt khỏi giới hạn củasự giải thích. Ví dụ, trong hệ thống pháp luật Anh, thẩm phán có quyền thay đổimột văn bản - để tránh những điều ngớ ngẩn - được coi là một phần của hoạt độnggiải thích pháp luật của thẩm phán. Trong truyền thống pháp luật Đức thì lấp đầymột khoảng trống cũng được coi là hoạt động giải thích (theo nghĩa rộng). 2. Nội dung của giải thích pháp luật theo nghĩa rộng Giải thích pháp luật theo nghĩa rộng là một hoạt động đa dạng và phức tạp. Sựđa dạng, phức tạp chứa đựng ngay trong nội dung của nó. Lấp đầy các khoảng trống trong văn bản Lấp đầy các kẽ hở trong văn bản là hoạt động khác biệt cơ bản so với giải thíchpháp luật thông thường. “Giải thích là cung cấp nghĩa cho các quy phạm, còn lấpđầy kẽ hở là thêm ngôn ngữ vào văn bản, thêm quy phạm cho văn bản”6. Trên thếgiới, cách tiếp cận với các văn bản là đối tượng của giải thích pháp luật tương đốibao quát, nó có thể là hiến pháp, các đạo luật, các văn bản dưới luật, di chúc, hợpđ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: