Nhiều người nói anh Nguyễn Văn Triểm ở ấp Bình Hòa (xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) lãng phí đất khi dành cả hàng ngàn mét vuông đất để trồng ổi ruột hồng và ổi su. Tuy nhiên, anh có lý do của riêng mình. Anh nói: “Cũng giống như con người, cây có không gian sống thì mới cho trái nhiều, trái to và mang lại cho mình hiệu quả kinh tế cao”. Trước kia, cũng trên mảnh đất ấy, anh Triểm trồng đủ các loại cây màu luân canh, hết hành tới cải, ngò gai (mùi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi đời nhờ ổi ruột hồng & ổi suĐổi đời nhờ ổi ruột hồng & ổi su Nhiều người nói anh Nguyễn Văn Triểm ở ấp Bình Hòa (xã BìnhThành, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) lãng phí đất khi dành cả hàngngàn mét vuông đất để trồng ổi ruột hồng và ổi su. Tuy nhiên, anh có lýdo của riêng mình. Anh nói: “Cũng giống như con người, cây có khônggian sống thì mới cho trái nhiều, trái to và mang lại cho mình hiệu quảkinh tế cao”. Trước kia, cũng trên mảnh đất ấy, anh Triểm trồng đủ các loại câymàu luân canh, hết hành tới cải, ngò gai (mùi tàu) rồi lại khổ qua (mướpđắng), dưa leo... Quanh năm đầu tắt mặt tối nhưng số lãi thu được cũng chỉđủ ăn. Năm 2007, anh quyết định chuyển toàn bộ 6.000 mét vuông vườn củamình, lên liếp trồng 900 gốc ổi ruột hồng và ổi su. Sau 9 tháng trồng, cây bắtđầu cho thu hoạch. Anh vui mừng nói: “Đến nay vườn ổi đã 17 tháng tuổi.Thu hoạch hơn 6 tấn trái. Thời điểm đầu giá còn thấp, chỉ 7.000 - 8.000 đ/kgnhưng từ đầu năm đến nay giá tăng cao, bán xô tại vườn là 11.000 đ/kg, với10 tấn trái tôi thu về 110 triệu đồng”. Ngoài bán trái, hàng năm anh Triểm còn “hốt bạc” từ việc bán bầunhánh, năm 2008, anh thu khoảng 14 - 15 triệu đồng. Năm nay do giá trái ổnđịnh và có chiều hướng tăng, anh Triểm dưỡng cây chiết nhánh ít hơn nhưngvẫn giao theo đơn đặt hàng, hiện đã thu khoảng 10 triệu đồng từ bán nhánh. Được hỏi về cách trồng, chăm sóc, bón phân, anh Triểm cho biết:“Khi bón phân tôi tận dụng phân hữu cơ (hạn chế phân hóa học) để giúp đấttơi xốp, màu mỡ. Biện pháp chính vẫn là tỉa cành, loại trừ sâu bệnh, khốngchế chiều cao và tỉa lá, giúp cây ra bông, đậu trái nhiều hơn. Đồng thời, đểtrái tránh được những tác động của sâu đục trái, tránh dùng thuốc bảo vệthực vật, tôi áp dụng biện pháp bao trái. Nhờ vậy mà ổi bán được giá, thu lợinhuận cao”. Ngoài ra anh Triểm còn cho biết thêm, lúc mới đem ổi ruột hồng và ổisu về trồng, anh cũng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật như thời gian bónphân, cho ổi ra hoa... Sau đó nhờ học hỏi, tham quan các mô hình hiệu quảkhác và ứng dụng khoa học kỹ thuật, vườn ổi của anh luôn xanh tốt, ít bị sâubệnh tấn công và lúc nào cũng sai trái.