Đổi mới chất lượng đào tạo đại học trước bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 340.81 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đổi mới chất lượng đào tạo đại học trước bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" tập trung chủ yếu phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp đào tạo trước bối cảnh chuyển đổi số và tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới chất lượng đào tạo đại học trước bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ĐỔI MỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRƯỚC BỐI CẢNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thu Hà Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Tri thức con người là một nguồn lực không bao giờ cạn và được tái sinh với chất lượng ngày càng cao hơn. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà những nhà quản trị nguồn nhân lực hàng đầu thế giới cho rằng: “Con người là tài sản quan trọng nhất của chúng ta” (Susan R. Meisinger, 2011) và “Lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất trong tương lai chính là nguồn nhân lực” (Kathleen Barclau - Thomas Thivierge, 2007). Điều này xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của nguồn nhân lực, đây được xem là động lực phát triển của địa phương, là nhân tố đáp ứng yêu cầu cải cách công vụ, công chức cũng như việc tinh giản bộ máy hành chính. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa đã mang lại những thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống của chúng ta, đặt ra những thách thức to lớn trong các khía cạnh xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế và môi trường. Vì vậy, đổi mới chất lượng giáo dục tại các trường đại học sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng, đào tạo ra một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho xã hội. Bài viết dưới đây sẽ tập trung chủ yếu phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp đào tạo trước bối cảnh chuyển đổi số và tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ khóa: nguồn nhân lực, giáo dục đại học, Cách mạng công nghiệp 4.0 1. Đặt vấn đề Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại những thay đổi to lớn trong đời sống xã hội, từ đó đặt ra những yêu cầu mới trong việc đổi mới phương pháp đào tạo, giáo dục. Trong đó, vai trò của các trường đại học sẽ đóng vai trò quan trọng, không chỉ đơn thuần là cơ sở đào tạo, giảng dạy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, mà phải nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực của người học. Giáo dục phải tạo cơ hội để người học tiếp cận và trau dồi các kỹ năng sống, nuôi dưỡng các giá trị và thái độ để hướng đến một tương lai tốt hơn cho tất cả mọi người, đồng thời thúc đẩy đổi mới và sáng tạo cho người học, đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho công dân trong thời đại mới. Cách tiếp cận này không chỉ liên quan đến cá nhân, mà cả cộng động, xã hội và toàn cầu. Thực tiễn cho thấy, quá trình đào tạo tại một số trường đại học đang thiếu những kỹ năng mềm. Kiến thức (lý thuyết, lý luận) có thể giỏi, nhưng kiến thức thực tiễn, kỹ năng diễn đạt, diễn thuyết, hợp tác làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, làm việc dưới áp lực lớn, kỹ năng thực hành, làm việc theo quy trình còn hạn chế. Do đó, hiệu quả công việc chưa cao, mất đi nhiều cơ hội, không có khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực nước ngoài (những vị trí quan trọng như: quản lý, vị trí có thu nhập cao). Điều này xuất phát từ mô hình, mục tiêu và phương pháp đào tạo, một số cơ sở đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành - kỹ năng, ít chú trọng hình thành các kỹ năng, nhất là các kỹ năng mềm, khi ra trường, người lao động thiếu kỹ năng, doanh nghiệp sử dụng phải mất thời gian đào tạo thêm (thậm chí là đào tạo lại). Do đó, công 175 tác đào tạo đại học trong thời gian tới cần phải được đặt trong môi trường, điều kiện thực tiễn và yêu cầu của sự phát triển chung của ngành và xã hội. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng công nghệ số nhằm xây dựng thế giới siêu kết nối và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Những công nghệ đột phá, tiên tiến nhất hiện nay là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Công nghệ in 3D, Xe tự lái, Người máy cao cấp, Internet kết nối vạn vật (IoT), Công nghệ nano, Công nghệ vật liệu mới và cảm biến, Công nghệ sinh học... Thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo cơ hội cũng như đặt ra yêu cầu tất yếu phải xây dựng nền giáo dục 4.0 [2]. Theo đó, giáo dục trở thành một hệ sinh thái mà mọi người có thể cùng học tập mọi lúc, mọi nơi với các thiết bị được kết nối. Các trường đại học, các tổ chức giáo dục trở thành một hệ sinh thái tạo sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể, với kiến thức và năng lực đổi mới, sáng tạo riêng của cá nhân. Các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong nền kinh tế tri thức, nhân lực chính là nguồn tài nguyên vô tận. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực, là những người có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực, có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, có khả ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới chất lượng đào tạo đại học trước bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ĐỔI MỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRƯỚC BỐI CẢNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thu Hà Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Tri thức con người là một nguồn lực không bao giờ cạn và được tái sinh với chất lượng ngày càng cao hơn. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà những nhà quản trị nguồn nhân lực hàng đầu thế giới cho rằng: “Con người là tài sản quan trọng nhất của chúng ta” (Susan R. Meisinger, 2011) và “Lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất trong tương lai chính là nguồn nhân lực” (Kathleen Barclau - Thomas Thivierge, 2007). Điều này xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của nguồn nhân lực, đây được xem là động lực phát triển của địa phương, là nhân tố đáp ứng yêu cầu cải cách công vụ, công chức cũng như việc tinh giản bộ máy hành chính. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa đã mang lại những thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống của chúng ta, đặt ra những thách thức to lớn trong các khía cạnh xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế và môi trường. Vì vậy, đổi mới chất lượng giáo dục tại các trường đại học sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng, đào tạo ra một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho xã hội. Bài viết dưới đây sẽ tập trung chủ yếu phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp đào tạo trước bối cảnh chuyển đổi số và tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ khóa: nguồn nhân lực, giáo dục đại học, Cách mạng công nghiệp 4.0 1. Đặt vấn đề Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại những thay đổi to lớn trong đời sống xã hội, từ đó đặt ra những yêu cầu mới trong việc đổi mới phương pháp đào tạo, giáo dục. Trong đó, vai trò của các trường đại học sẽ đóng vai trò quan trọng, không chỉ đơn thuần là cơ sở đào tạo, giảng dạy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, mà phải nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực của người học. Giáo dục phải tạo cơ hội để người học tiếp cận và trau dồi các kỹ năng sống, nuôi dưỡng các giá trị và thái độ để hướng đến một tương lai tốt hơn cho tất cả mọi người, đồng thời thúc đẩy đổi mới và sáng tạo cho người học, đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho công dân trong thời đại mới. Cách tiếp cận này không chỉ liên quan đến cá nhân, mà cả cộng động, xã hội và toàn cầu. Thực tiễn cho thấy, quá trình đào tạo tại một số trường đại học đang thiếu những kỹ năng mềm. Kiến thức (lý thuyết, lý luận) có thể giỏi, nhưng kiến thức thực tiễn, kỹ năng diễn đạt, diễn thuyết, hợp tác làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, làm việc dưới áp lực lớn, kỹ năng thực hành, làm việc theo quy trình còn hạn chế. Do đó, hiệu quả công việc chưa cao, mất đi nhiều cơ hội, không có khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực nước ngoài (những vị trí quan trọng như: quản lý, vị trí có thu nhập cao). Điều này xuất phát từ mô hình, mục tiêu và phương pháp đào tạo, một số cơ sở đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành - kỹ năng, ít chú trọng hình thành các kỹ năng, nhất là các kỹ năng mềm, khi ra trường, người lao động thiếu kỹ năng, doanh nghiệp sử dụng phải mất thời gian đào tạo thêm (thậm chí là đào tạo lại). Do đó, công 175 tác đào tạo đại học trong thời gian tới cần phải được đặt trong môi trường, điều kiện thực tiễn và yêu cầu của sự phát triển chung của ngành và xã hội. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng công nghệ số nhằm xây dựng thế giới siêu kết nối và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Những công nghệ đột phá, tiên tiến nhất hiện nay là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Công nghệ in 3D, Xe tự lái, Người máy cao cấp, Internet kết nối vạn vật (IoT), Công nghệ nano, Công nghệ vật liệu mới và cảm biến, Công nghệ sinh học... Thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo cơ hội cũng như đặt ra yêu cầu tất yếu phải xây dựng nền giáo dục 4.0 [2]. Theo đó, giáo dục trở thành một hệ sinh thái mà mọi người có thể cùng học tập mọi lúc, mọi nơi với các thiết bị được kết nối. Các trường đại học, các tổ chức giáo dục trở thành một hệ sinh thái tạo sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể, với kiến thức và năng lực đổi mới, sáng tạo riêng của cá nhân. Các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong nền kinh tế tri thức, nhân lực chính là nguồn tài nguyên vô tận. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực, là những người có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực, có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, có khả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Hội thảo khoa học Quản lý và hỗ trợ người học Giáo dục đại học Cách mạng công nghiệp 4.0 Đổi mới chất lượng đào tạo đại học Đào tạo nguồn nhân lựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 433 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 317 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 291 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 221 0 0 -
10 trang 221 1 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 220 0 0 -
171 trang 215 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 212 0 0 -
6 trang 210 0 0