Danh mục

Đổi mới chương trình đào tạo bậc đại học ngành kế toán và kiểm toán theo hướng tích hợp chứng chỉ quốc tế tại các trường đại học Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 416.66 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đổi mới chương trình đào tạo bậc đại học ngành kế toán và kiểm toán theo hướng tích hợp chứng chỉ quốc tế tại các trường đại học Việt Nam" sẽ cung cấp thực tế việc triển khai chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế tại các trường đại học Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới chương trình đào tạo bậc đại học ngành kế toán và kiểm toán theo hướng tích hợp chứng chỉ quốc tế tại các trường đại học Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỨNG CHỈ QUỐC TẾ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAMINNOVATION OF UNIVERSITY TRAINING PROGRAMS IN ACCOUNTING AND AUDIT: INTEGRATED WITH INTERNATIONAL CERTIFICATE PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh Trường Đại học Kinh tế Quốc dânNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Hội nhập kinh tế và Cách mạng công nghệ 4.0 mang lại nhiều cơ hội và thách thức với lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ nhằm hội tụ được kiến thức cập nhật quốc tế, kỹ năng phân tích, tổng hợp, thực hành kế toán, cũng như năng lực ngoại ngữ, tin học thật tốt. Một trong những hướng đi mà các cơ sở đào tạo đang hướng tới là việc tích hợp chứng chỉ quốc tế vào trong chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán của mình. Trên thế giới, các trường đại học đã triển khai thực hiện hình thức này từ lâu. Đối với Việt Nam, đây đang là xu hướng mới trong chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán. Bài viết này sẽ cung cấp thực tế việc triển khai chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế tại các trường đại học Việt Nam hiện nay Từ khóa: chương trình tích hợp, chứng chỉ quốc tế, kế toán, kiểm toán ABSTRACT Economic integration and Technology Revolution 4.0 bring many opportunities and challenges to accounting and auditing. Human resources for accounting and auditing need to undergo a drastic change in order to acquire up-to-date international knowledge, soft skill, as well as foreign language and computer skills. One of the directions is the integration of international certificates into their accounting and auditing training programs. Around the world, universities have long implemented this form. For Vietnam, this is a new trend in accounting and auditing training programs. This article will provide the practical implementation of the international certificate integration program at Vietnamese universities. Key words: integrated program, international certificate, accounting, auditing1. Thực trạng đào tạo kế toán, kiểm toán tại các trường đại học Việt Nam Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản tự do thương mại được dỡ bỏ, thị trườngdịch vụ kế toán, kiểm toán sẽ được mở cửa. Thị trường dịch vụ lao động kế toán, kiểm toán tạiViệt Nam hiện nay đang dư thừa lao động phổ thông nhưng nguồn lao động chất lượng cao thì cònđang thiếu hụt. Đặc biệt với ảnh hưởng không nhỏ của thời đại công nghệ 4.0, việc đào tạo nguồnnhân lực kế toán cần có sự đổi mới để cạnh tranh được với nguồn lao động du nhập từ nước ngoài.Với tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc di chuyển thể nhân, hướng tới tự do hóa lao động có kỹ năng. Là một trong tám ngành nghề 11 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021lao động được tự do di chuyển, lao động kế toán đang đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trongthời kỳ này. Sinh viên ra trường không chỉ cần được trang bị các kiến thức chuyên môn mà còn cần đượcrèn luyện kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ tốt, có đạo đức nghề nghiệp và khả năng thích ứngvới các yêu cầu nghề nghiệp hiện đại trong điều kiện 4.0. Hiểu được xu hướng này, việc đổi mớiphương pháp dạy học và chương trình đào tạo bậc cử nhân kế toán, kiểm toán đang rất được chútrọng ở các trường đại học Việt Nam hiện nay. Các trường đại học nếu không nâng cao chất lượngđào tạo và tìm ra một hướng đi mới để xây dựng chuẩn đầu ra có tính cạnh tranh trong khu vực,các cử nhân Việt Nam sẽ thất nghiệp ngay chính trên thị trường lao động trong nước vì khôngcạnh tranh được với các đồng nghiệp trong khu vực. Những năm gần đây, Bộ giáo dục, các cơ sở đào tạo, các hiệp hội hành nghề và doanh nghiệpđã có sự liên kết chặt chẽ hơn nhiều nhằm đổi mới chương trình đào tạo cũng như phương phápgiảng dạy để đáp ứng nhu cầu đặt ra của thị trường. Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định vàhướng dẫn về ban hành chuẩn chương trình đào tạo quốc gia, tiến tới có sự so sánh chương trìnhđào tạo vơi các quốc gia trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thừa nhận giáo dục giữa cáctrường đại học. Bên cạnh đó sự phối hợp liên tục và chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo kế toán, kiểmtoán cùng các Hiệp hội với những chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế và chương trình đàotạo của mình đang dần trở thành xu thế chung tại Việt Nam. Với khoảng 300 trường đang đào tạo kế toán và kiểm toán ở nhiều cấp bậc khác nhau, chươngtrình đào tạo của một số trường trong những năm gần đây có những cải tiến về nội dung và hìnhthức. Tuy nhiên, phần lớn nội dung của các môn kế toán tại các trường vẫn nặng về mặt kỹ thuậttính toán, ghi chép nghiệp vụ vào sổ sách kế toán và lập Báo cáo tài chính. Việc dựa chủ yếu nộidung môn học và VAS và các Chế độ kế toán Việt Nam từ trước tới nay khiến cho việc đưa IFRSvào Chương trình đào tạo của các trường đang gặp nhiều khó khăn. Hầu như các trường đại họcchưa triển khai việc đào tạo IFRS cho sinh viên một cách có hệ thống khiến sinh viên sau khi ratrường không có nhiều kiến thức về IFRS. Chính một số các chương trình đặc thù tích hợp chứngchỉ quốc tế như ICAEW, ACCA đang tiên phong trong việc triển khai giảng dạy chuẩn mực kếtoán quốc tế trong chương trình học của mình. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề VACPA năm 2020 cho thấycó tới 2/3 sinh viên tốt nghiệp phải qua đào tạo và hướng dẫn lại, đặc biệt là ở các doanh nghiệpnước ngoài. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do khả năng ngoại ngữ còn yếu kém; k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: