Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 546.05 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam" tập trung đánh giá thực trạng cơ cấu thu NSNN Việt Nam, nhận diện những bất cập, hạn chế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị đổi mới cơ cấu thu NSNN. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam ĐỔI MỚI CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Hoài*, Lý Phương Duyên** 1 2 Nguyễn Trọng Thản***, Chu Văn Hùng**** TÓM TẮT: Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước (NSNN) có mối liên hệ chặt chẽ đối với sự ổn định, bền vững của NSNN và có tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam tuy quy mô và tốc độ thu NSNN vẫn luôn có xu hướng tăng qua các năm, nhưng nguồn thu của NSNN vẫn còn thiếu tính bền vững do chưa hợp lý về cơ cấu thu. Để nâng cao tính bền vững của NSNN, điều cần thiết là xác định một cơ cấu thu ngân sách hợp lý, huy động được số thu cần thiết để vừa đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước và vừa phát huy được vai trò của thu NSNN nhằm điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng cơ cấu thu NSNN Việt Nam, nhận diện những bất cập, hạn chế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị đổi mới cơ cấu thu NSNN. Từ khóa: Thu Ngân sách nhà nước, cơ cấu thu ngân sách nhà nước, cơ cấu thu nội địa, tính bễn vững của ngân sách Nhà nước, mở rộng cơ sở thuế 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU THU NSNN Khi đề cập đến cơ cấu thu NSNN là nói đến các bộ phận hợp thành, cách thức tổ chức và sắp xếp các chỉ tiêu thu NSNN. Theo các tiêu thức khác nhau thì cơ cấu thu NSNN được chia thành các bộ phận hợp thành khác nhau. Nếu căn cứ theo nguồn hình thành, cơ cấu thu NSNN bao gồm: thu nội địa và thu từ nước ngoài. Nếu căn cứ theo nội dung thì thu NSNN bao gồm: thu từ thuế, phí, lệ phí; thu từ bán, cho thuê tài nguyên, tài sản quốc gia, thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; thu từ vay nợ và các khoản thu khác như viện trợ, đóng góp tự nguyện,... Căn cứ vào tác dụng của các khoản thu đối với quá trình cân đối ngân sách, thu ngân sách nhà nước được phân thành thu trong cân đối ngân sách và thu để bù đắp thiếu hụt NSNN. Nếu căn cứ theo phân cấp ngân sách thì thu NSNN bao gồm: thu ngân sách trung ương và thu ngân sách địa phương. Ngoài ra, thu NSNN còn có thể phân loại thu theo địa bàn lãnh thổ (thu từ các đơn vị lãnh thổ tỉnh, huyện, xã), ngành sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), và theo hình thức sở hữu hay khu vực kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)... Cơ cấu thu NSNN hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đảm bảm cho NSNN có số thu bền vững, mà còn ảnh hưởng tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu cơ cấu thu NSNN có ý nghĩa lớn trong xây dựng chính sách và chỉ đạo, điều hành quản lý thu NSNN nói riêng và quản lý NSNN nói chung. Từ số liệu về cơ cấu thu NSNN cho phép đánh giá được mức độ huy động các nguồn thu, đánh giá tính * Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam. ** Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam, Tel: +84976914979, email: lyphuongduyen@yahoo.com. *** Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam. **** Đại học Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 947 cân đối, bền vững, hợp lý về cơ cấu của các nguồn thu, từ đó có chính sách, biện pháp khai thác các nguồn thu, giúp cho việc hoạch định chính sách cũng như tổ chức điều hành thu chi NSNN phù hợp với các mục tiêu mà nhà nước theo đuổi trong từng thời kỳ. Trong những giai đoạn nhất định, xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhằm đảm bảo tính bền vững của thu NSNN, vấn đề tái cơ cấu thu NSNN được đặt ra. Tái cơ cấu thu NSNN là quá trình nhà nước chủ động sử dụng các công cụ chính sách hoặc các biện pháp về quản lý điều hành nhằm thay đổi cơ cấu các bộ phận trong tổng thu NSNN, đảm bảo cho NSNN ngày càng bền vững, an ninh tài chính quốc gia được đảm bảo phù hợp với những điều kiện cụ thể về phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Cơ cấu thu NSNN chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau, cụ thể: - Cơ cấu nền kinh tế: Các bộ phận cấu thành của GDP tạo nên các cơ sở mà dựa vào đó các sắc thuế khác nhau sẽ thu được. Sự biến động về kinh tế sẽ gây ra các thay đổi về cơ cấu, tỷ trọng của các thành tố cấu thành nên GDP. Vì vậy, kết quả chung là sẽ làm thay đổi số thuế sẽ thu được và làm thay đổi cơ cấu thu NSNN. Trong một thời gian nhất định, với chính sách thu và chất lượng công tác quản lý thu ổn định tương đối, thì GDP là tiền đề quan trọng nhất quyết định đến số thuế thu được và cơ cấu thu ngân sách của một quốc gia. - Cơ chế, chính sách thu: Chính phủ sử dụng các cơ chế, chính sách thu không chỉ đáp ứng yêu cầu tạo số thu NSNN cần thiết, mà còn để điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo định hướng chiến lược của mình. Vì vậy, khi một chính sách thu thay đổi có thể làm thay đổi quyết định đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế. Xét về mặt sản xuất, các nhà đầu tư sẽ chú trọng đầu tư vào các ngành được ưu đãi về thuế, rút dần khỏi các ngành phải chịu mức thuế cao; xét về mặt tiêu dùng, thuế sẽ phân bổ lại các nguồn lực trong xã hội. Tất cả những hiệu ứng đó sẽ tác động trực tiếp đến nguồn thu ngân sách, tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế và quay trở lại, tác động đến số thu ngân sách. Vì vậy, khi chính sách thu thay đổi, sẽ có tác động kép đến cơ cấu thu của các sắc thuế, ngành nghề, địa bàn và lĩnh vực thu. Ngoài ra, sự thay đổi của các chính sách khác cũng có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách, như chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, trong đó có miễn giảm thuế; chính sách hạn chế ô tô, xe máy ảnh hưởng đến thu lệ phí trước bạ,... - Nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia: ở nhiều quốc gia, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu Nhà nước, do vậy các nước có nhiều nguồn tài nguyên với tỷ trọng khai thác lớn và xuất khẩu cao t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam ĐỔI MỚI CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Hoài*, Lý Phương Duyên** 1 2 Nguyễn Trọng Thản***, Chu Văn Hùng**** TÓM TẮT: Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước (NSNN) có mối liên hệ chặt chẽ đối với sự ổn định, bền vững của NSNN và có tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam tuy quy mô và tốc độ thu NSNN vẫn luôn có xu hướng tăng qua các năm, nhưng nguồn thu của NSNN vẫn còn thiếu tính bền vững do chưa hợp lý về cơ cấu thu. Để nâng cao tính bền vững của NSNN, điều cần thiết là xác định một cơ cấu thu ngân sách hợp lý, huy động được số thu cần thiết để vừa đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước và vừa phát huy được vai trò của thu NSNN nhằm điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng cơ cấu thu NSNN Việt Nam, nhận diện những bất cập, hạn chế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị đổi mới cơ cấu thu NSNN. Từ khóa: Thu Ngân sách nhà nước, cơ cấu thu ngân sách nhà nước, cơ cấu thu nội địa, tính bễn vững của ngân sách Nhà nước, mở rộng cơ sở thuế 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU THU NSNN Khi đề cập đến cơ cấu thu NSNN là nói đến các bộ phận hợp thành, cách thức tổ chức và sắp xếp các chỉ tiêu thu NSNN. Theo các tiêu thức khác nhau thì cơ cấu thu NSNN được chia thành các bộ phận hợp thành khác nhau. Nếu căn cứ theo nguồn hình thành, cơ cấu thu NSNN bao gồm: thu nội địa và thu từ nước ngoài. Nếu căn cứ theo nội dung thì thu NSNN bao gồm: thu từ thuế, phí, lệ phí; thu từ bán, cho thuê tài nguyên, tài sản quốc gia, thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; thu từ vay nợ và các khoản thu khác như viện trợ, đóng góp tự nguyện,... Căn cứ vào tác dụng của các khoản thu đối với quá trình cân đối ngân sách, thu ngân sách nhà nước được phân thành thu trong cân đối ngân sách và thu để bù đắp thiếu hụt NSNN. Nếu căn cứ theo phân cấp ngân sách thì thu NSNN bao gồm: thu ngân sách trung ương và thu ngân sách địa phương. Ngoài ra, thu NSNN còn có thể phân loại thu theo địa bàn lãnh thổ (thu từ các đơn vị lãnh thổ tỉnh, huyện, xã), ngành sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), và theo hình thức sở hữu hay khu vực kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)... Cơ cấu thu NSNN hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đảm bảm cho NSNN có số thu bền vững, mà còn ảnh hưởng tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu cơ cấu thu NSNN có ý nghĩa lớn trong xây dựng chính sách và chỉ đạo, điều hành quản lý thu NSNN nói riêng và quản lý NSNN nói chung. Từ số liệu về cơ cấu thu NSNN cho phép đánh giá được mức độ huy động các nguồn thu, đánh giá tính * Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam. ** Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam, Tel: +84976914979, email: lyphuongduyen@yahoo.com. *** Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam. **** Đại học Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 947 cân đối, bền vững, hợp lý về cơ cấu của các nguồn thu, từ đó có chính sách, biện pháp khai thác các nguồn thu, giúp cho việc hoạch định chính sách cũng như tổ chức điều hành thu chi NSNN phù hợp với các mục tiêu mà nhà nước theo đuổi trong từng thời kỳ. Trong những giai đoạn nhất định, xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhằm đảm bảo tính bền vững của thu NSNN, vấn đề tái cơ cấu thu NSNN được đặt ra. Tái cơ cấu thu NSNN là quá trình nhà nước chủ động sử dụng các công cụ chính sách hoặc các biện pháp về quản lý điều hành nhằm thay đổi cơ cấu các bộ phận trong tổng thu NSNN, đảm bảo cho NSNN ngày càng bền vững, an ninh tài chính quốc gia được đảm bảo phù hợp với những điều kiện cụ thể về phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Cơ cấu thu NSNN chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau, cụ thể: - Cơ cấu nền kinh tế: Các bộ phận cấu thành của GDP tạo nên các cơ sở mà dựa vào đó các sắc thuế khác nhau sẽ thu được. Sự biến động về kinh tế sẽ gây ra các thay đổi về cơ cấu, tỷ trọng của các thành tố cấu thành nên GDP. Vì vậy, kết quả chung là sẽ làm thay đổi số thuế sẽ thu được và làm thay đổi cơ cấu thu NSNN. Trong một thời gian nhất định, với chính sách thu và chất lượng công tác quản lý thu ổn định tương đối, thì GDP là tiền đề quan trọng nhất quyết định đến số thuế thu được và cơ cấu thu ngân sách của một quốc gia. - Cơ chế, chính sách thu: Chính phủ sử dụng các cơ chế, chính sách thu không chỉ đáp ứng yêu cầu tạo số thu NSNN cần thiết, mà còn để điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo định hướng chiến lược của mình. Vì vậy, khi một chính sách thu thay đổi có thể làm thay đổi quyết định đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế. Xét về mặt sản xuất, các nhà đầu tư sẽ chú trọng đầu tư vào các ngành được ưu đãi về thuế, rút dần khỏi các ngành phải chịu mức thuế cao; xét về mặt tiêu dùng, thuế sẽ phân bổ lại các nguồn lực trong xã hội. Tất cả những hiệu ứng đó sẽ tác động trực tiếp đến nguồn thu ngân sách, tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế và quay trở lại, tác động đến số thu ngân sách. Vì vậy, khi chính sách thu thay đổi, sẽ có tác động kép đến cơ cấu thu của các sắc thuế, ngành nghề, địa bàn và lĩnh vực thu. Ngoài ra, sự thay đổi của các chính sách khác cũng có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách, như chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, trong đó có miễn giảm thuế; chính sách hạn chế ô tô, xe máy ảnh hưởng đến thu lệ phí trước bạ,... - Nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia: ở nhiều quốc gia, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu Nhà nước, do vậy các nước có nhiều nguồn tài nguyên với tỷ trọng khai thác lớn và xuất khẩu cao t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ngân sách nhà nước Cơ cấu thu ngân sách nhà nước Thu Ngân sách nhà nước Cơ cấu thu nội địa Cân đối ngân sách Business management in the context of globalisationGợi ý tài liệu liên quan:
-
51 trang 247 0 0
-
5 trang 228 0 0
-
200 trang 157 0 0
-
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công và những vấn đề đặt ra
4 trang 125 0 0 -
Hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
32 trang 123 0 0 -
Báo cáo tiểu luận công nghệ môi trường: Thuế ô nhiễm
18 trang 122 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 122 0 0 -
Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND
4 trang 121 0 0 -
Một số vấn đề đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
5 trang 111 0 0 -
Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay?
6 trang 111 0 0