Danh mục

Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 266.53 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đảm bảo triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả việc đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập và để thúc đẩy phát triển lĩnh vực sự nghiệp giáo dục đại học, nâng cao chất lượng dịch vụ trong thời gian tới, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lậpTÀI CHÍNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌCĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚICƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬPThS. LÊ THỊ MAI LIÊN - Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính)Quá trình triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biênchế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các cơ sở giáo dục đại học công lậpnói riêng thời gian qua cho thấy nhiều kết quả khả quan nhưng cũng còn nhiều khó khăn, tháchthức. Để đảm bảo triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả việc đổi mới cơ chế hoạtđộng đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập và để thúc đẩy phát triển lĩnh vực sự nghiệp giáo dụcđại học, nâng cao chất lượng dịch vụ trong thời gian tới, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ...Từ khóa: Tự chủ tài chính, cơ chế tài chính, giáo dục đại họcThe implementation of autonomy, selfresponsibility, organizing, staffs and financialmechanism for the state education institutionshas experienced positive results although therehave also been difficulties existed. To ensure theconsolidation, consistence and effectivenessin renovating operation mechanisms for theseinstitutions, it is essential to apply various ofsolutions.Keywords: Financial autonomy, financialmechanism, higher educationNgày nhận bài: 21/3/2017Ngày chuyển phản biện: 5/4/2017Ngày nhận phản biện: 25/4/2017Ngày chấp nhận đăng: 26/4/2017Cơ chế tự chủ tài chínhđối với cơ sở giáo dục đại học công lậpTheo Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13ngày 18/6/2012 thì cơ sở giáo dục đại học trong hệthống giáo dục quốc dân bao gồm các trường caođẳng; trường đại học, học viện; viện nghiên cứu khoahọc được đào tạo tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ViệtNam gồm cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáodục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học có vốnđầu tư nước ngoài. Trong đó, cơ sở giáo dục đại họccông lập là tổ chức thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhànước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất. Trong những36năm qua, các cơ sở giáo dục đại học công lập của ViệtNam được thành lập và quản lý ở nhiều cấp độ khácnhau. Chính phủ trực tiếp quản lý 02 đại học quốcgia, các cơ sở giáo dục đại học còn lại chịu sự quảnlý, chỉ đạo của các bộ, địa phương. Các cơ sở giáo dụcđại học công lập thuộc nhóm đơn vị sự nghiệp công,có chức năng cung cấp dịch vụ giáo dục đại học nêncơ chế tài chính và hoạt động của các cơ sở giáo dụcđại học công lập hiện nay được thực hiện theo cơ chếtự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệmvụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính đối với cácđơn vị sự nghiệp công lập.Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đốivới các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các cơsở giáo dục đại học công lập nói riêng hiện nay đượchình thành và khởi nguồn từ việc thực hiện thí điểmchế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thutrong giai đoạn 2002-2006 theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002, tiếp đến là Nghị định43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biênchế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.Trải qua hơn 10 năm thực hiện, Nghị định43/2006/NĐ-CP đã góp phần nâng cao tính chủđộng, sáng tạo của các cơ sở giáo dục đại học cônglập; huy động được sự đóng góp và tham gia tíchcực của cộng đồng xã hội cho phát triển hoạt độnggiáo dục đại học, nhờ đó làm tăng nguồn thu sựnghiệp và tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức; tínhcông khai, minh bạch và dân chủ trong các quyếtđịnh và hoạt động tại các cơ sở giáo dục đại họccông lập cũng được tăng cường.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũngcho thấy những hạn chế, bất cập của Nghị địnhTÀI CHÍNH - Tháng 5/201743/2006/NĐ-CP, cụ thể là:Thứ nhất, các cơ sở giáo dục đại học công lập đượcgiao tự chủ nhưng vẫn phải tuân thủ mức trần họcphí do Nhà nước quy định, trong khi mức học phído Nhà nước quy định chưa đảm bảo bù đắp đủ chiphí hoạt động cần thiết của cơ sở giáo dục đại họccông lập, chưa sát với yêu cầu chi phí đặc thù củatừng ngành, nghề đào tạo cũng như chưa gắn với yêucầu về chất lượng, thương hiệu của từng cơ sở giáodục đại học công lập. Điều này đã dẫn tới việc các cơsở giáo dục đại học công lập xé rào, ban hành nhiềukhoản thu ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai,minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu.Thứ hai, cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước(NSNN) cho các cơ sở giáo dục đại học công lập cònmang tính bình quân và dựa trên các yếu tố đầu vàomà chưa gắn với kết quả, hiệu quả hoạt động, chưakhuyến khích và thu hút người tài.Thứ ba, khó khăn trong việc triển khai thực hiệnxã hội hóa và liên doanh, liên kết do quy định cònchưa cụ thể, rõ ràng.Ngoài ra, do những bất cập trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP như phân cấp đầu tư, mua sắm tài sản cho cáccơ sở giáo dục đại học có sự khác nhau giữa các cơ sởgiáo dục đại học (ví dụ như Bộ Công thương cho phépcác cơ sở giáo dục đại học được phê duyệt dự án muasắm, sửa chữa có giá trị từ 500 triệu đồng trở xuốngtrong khi các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Giáo dụcvà Đào tạo (GD&ĐT) lại chỉ được phê duyệt dự án muasắm, sửa chữa có giá trị dưới 100 triệu đồng). Các cơ sởgiáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên vàchi đầu tư chưa được tự chủ trong sử dụng cơ sở vậtchất được giao (ví dụ không được sử dụng đất đai đểcho thuê, liên doanh, liên kết). Nhiều quy định về địnhmức, tiêu chuẩn về giờ giảng, chế độ thanh toán ngoàigiờ… còn chưa phù hợp với thực tế. Việc quy định trảthu nhập tăng thêm theo quý với mức tối đa 60% sốchênh lệch thu lớn hơn chi tiết kiệm được cũng ảnhhưởng tới thu nhập của cán bộ, viên chức hàng tháng.Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học còn bị ràng buộcmột số hạn chế về nhân sự do cấp trên vẫn giao chỉ tiêubiên chế sự nghiệp…Xuất phát từ những bất cập trên, Chính phủ đã banhành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thíđiểm đổi mới cơ chế h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: