Danh mục

Đổi mới công nghệ, thiết bị trong chế biến và bảo quản hạt giống lúa

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, giảm giá thành sản phẩm góp phần tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới công nghệ, thiết bị trong chế biến và bảo quản hạt giống lúa KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ TRONG CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG LÚA Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung Năm nghiệm thu: 2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung là một trong những đơn vị có uy tín về sản xuất và kinh doanh lúa giống không chỉ ở khu vực Miền Trung mà còn ở một số tỉnh Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, các công nghệ, thiết bị đang được công ty sử dụng chỉ là những máy móc đơn lẻ, không được đầu tư thành một hệ thống dây chuyền đồng bộ, do vậy không khai thác hết được công năng, hiệu suất của máy. Ở các công đoạn không được liên kết với nhau thành chuỗi, do vậy hao tốn nhiều nhân công lao động, thất thoát do rơi vãi khá nhiều. Thời vụ bán lúa giống tập trung trong 40 ngày, để chế biến được 800 tấn lúa giống/vụ theo dây chuyền cũ cần 180 ngày (đã tính tăng ca 1,5 lần), do vậy không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất khi vào mùa vụ. Chính từ những nhược điểm của công nghệ, thiết bị lạc hậu, dẫn đến những hao phí, thiệt hại nêu trên đã đặt ra yêu cầu Công ty phải đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, giảm giá thành sản phẩm góp phần tăng thu nhập cho doanh nghiệp. II. MỤC TIÊU Đổi mới thiết bị công nghệ trong chế biến và bảo quản hạt giống lúa công suất đạt 1.200 tấn lúa/năm nhằm duy trì chất lượng hạt giống, giảm chi phí nhân công, giảm hao hụt, đồng thời nâng cao công suất đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, góp phần tăng thu nhập cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý thành phẩm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Thiết bị, công nghệ được đầu tư - Máy làm sạch tinh LS2.0-CT: Công suất 16 tấn/ca. Năng suất: Q≥2 tấn/giờ - Hệ thống gầu tải nạp liệu, thành phẩm - Hệ thống cân điện tử đóng bao 2 phễu cân định lượng tự động kết hợp máy in phun Domino. 2. Qui trình công nghệ sau khi đầu tư Gầu tải nạp Sàng phân loại Gầu tải nạp Cân khối lượng thành phẩm tịnh tự động liệu (2 tấn/h) Lúa giống thành Máy in phun Máy may bao Cảm biến phẩm hoàn chỉnh date tự động tự động phát hiện bao Băng tải 176 LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 2.1. Sơ đồ quy trình 2.2. Thuyết minh qui trình - Nguyên liệu thô được cho vào thùng chứa của gầu tải nạp liệu, từ đây lúa giống nguyên liệu được gầu tải vận chuyển lên hệ thống máy làm sạch tinh LS02-CT. - Tại máy làm sạch tinh LS2.0-CT trải qua nhiều công đoạn lúa giống nguyên liệu được chế biến thành thành phẩm và cho vào thùng chứa tạm của gầu tải, lúa thành phẩm tiếp tục được gầu tải chuyển vào thùng cân điện tử đóng bao 2 phễu cân định lượng tự động. - Ở hệ thống cân điện tử đóng bao 2 phễu cân định lượng tự động, lúa thành phẩm được xả vào bao thông qua hai phễu cân cài đặt sẵn định mức khối lượng tịnh (bao được kẹp chặt vào phễu cân bằng hệ thống kẹp khí nén), sau đó bao thành phẩm được thả xuống băng tải tự động đưa vào đầu máy may bao tự động, sau khi hoàn tất quá trình may bao tự động bao tiếp tục được băng tải cho chạy qua máy in phun Domino in date lên bao thành phẩm hoàn chỉnh và được băng tải chuyển ra cuối dây chuyền. Kết thúc quá trình. (Để vận hành hệ thống cần 03 nhân công nạp liệu thô vào gầu tải và sắp xếp thành phẩm ở cuối dây chuyền, 01 nhân công cho bao vào phễu cân, 01 nhân công chỉnh miệng bao và cho miệng bao vào máy may bao). 2.3. So sánh quy trình chế biến cũ và quy trình công nghệ chế biến mới + Quy trình chế biến cũ: Nhược điểm: - Công nghệ đơn giản, không thành một hệ thống dây chuyền đồng bộ. - Chi phí nhân công cao: 183,750đ/kg - Hao hụt do rơi vãi: 27.240.000đ. - Hao hụt do lúa bị tróc vỏ: 27.240.000đ - Chi phí điện năng tiêu thụ cao: 26,29đ/kg lúa thành phẩm - Khả năng hút, sàng phân loại hạt theo trọng lượng không tốt nên không phân loại triệt để các hạt lép, lửng do vậy phải thực hiện 02 lần công đoạn sàng, xảy ra tình trạng hạt giống bị tróc vỏ trong quá trình làm sạch nên tốn khá nhiều thời gian và chi phí sản xuất. - Công suất thấp 3 tấn/ca nên không đáp ứng được nhu cầu sản xuất khi vào mùa vụ, lượng lúa giống bán ra chỉ đạt 800 tấn/năm - Gây bụi trong quá trình sàng. - Không kiểm soát được số lượng thành phẩm trong quá trình cân - Máy in hình ảnh xấu, tốn nhân công Ưu điểm: - Chi phí đầu tư ban đầu thấp: 20.690.000 đồng/năm - Cần 03 nhân công để vận hành. + Quy trình công nghệ chế biến mới Ưu điểm: LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 177 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 - Tích hợp thành hệ thống dây chuyền đồng bộ - Chi phí nhân công thấp: 56 đồng/kg - Hao hụt do rơi vãi: 0 đồng - Hao hụt do lúa bị tróc vỏ: 0 đồng - Chi phí điện năng tiêu thụ thấp: 13,36 đồng/kg lúa thành phẩm . - Khả năng hút, sàng phân loại hạt theo trọng lượng xử lý tốt nên chỉ cần sàng một lần đã loại bỏ toàn bộ hạt lửng, lúa không bị tróc vỏ, nên sức nảy mầm của lô hạt giống tăng cao do đó nâng uy tín của công ty. - Công suất cao 16 tấn/ca phục vụ kịp thời theo nhu cầu của mùa vụ, tăng số lượng lúa giống bán ra đạt ...

Tài liệu được xem nhiều: