Danh mục

Đổi mới thiết bị, công nghệ bảo quản hạt giống lúa

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 244.09 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới công nghệ bảo quản hạt lúa giống nhằm duy trì chất lượng hạt giống theo QCVN 01-54:2011/BNNPTNT, giảm tổn thất và đáp ứng được nhu cầu thị trường hạt giống lúa hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết này để nắm chi tiết hơn về công nghệ này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới thiết bị, công nghệ bảo quản hạt giống lúa KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ĐỔI MỚI THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG LÚA Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH Nông Lâm Nghiệp TBT Năm nghiệm thu: 2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công ty TNHH Nông Lâm Nghiệp TBT Quảng Ngãi được thành lập và đi vào hoạt động năm 2007. Công ty có chức năng chính chuyên sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông lâm nghiệp; nông sản, rau quả an toàn, chất lượng cao và vật tư, thiết bị khác phục vụ sản xuất ngành nông nghiệp. Trải qua 13 năm kinh nghiệm công ty TBT đã không ngừng nổ lực xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp -nhiệt huyết, ứng dụng- cải tiến công nghệ mới với vật tư trang thiết bị hiện đại để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời khẳng định được vị thế, uy tín của công ty. II. MỤC TIÊU Đổi mới công nghệ bảo quản hạt lúa giống nhằm duy trì chất lượng hạt giống theo QCVN 01-54:2011/BNNPTNT, giảm tổn thất và đáp ứng được nhu cầu thị trường hạt giống lúa hiện nay. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Thiết bị, công nghệ được đầu tư 1.1. Xây dựng kho chứa : Kho có sẵn, chỉ xử lý phần nền từ kho thường sang nền kho bê tông cách ẩm. Kho đạt tiêu chuẩn bảo quản hạt giống theo phương pháp thông thường, tổng dung tích kho: 522,5m3, sức chứa 200 tấn hạt giống lúa. Hai kho này nằm trong vùng kho 676 m2 kho dùng để bảo quản và tồn trữ hạt giống cho vụ sau năm sau, kho được xây tường gạch, mái tôn, có trần chống nóng, nền kho tráng xi măng, cao hơn ngoài kho. Cửa kho bằng sắt, ngăn ngừa được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Có các cửa thông gió, quạt thông gió. 1.2. Thiết bị được đầu tư: - Cụm máy nén lạnh model H1002CC, công suất: 10HP - Dàn ngưng tụ công nghiệp Meluck (Dàn nóng) tiêu chuẩn Châu Âu, model FN100, công suất: 13HP - Dàn bay hơi công nghiệp Meluck (Dàn lạnh) tiêu chuẩn Châu Âu, model DL12.5/402A, công suất: 15HP, có xả băng tự động. - Cụm máy nén lạnh, model H1501CC, kiểu máy nén: kán - kín, công suất: 15HP. - Dàn ngưng tụ công nghiệp Meluck (Dàn nóng) tiêu chuẩn Châu Âu, model FN150, công suất: 20HP LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 145 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 - Dàn bay hơi công nghiệp Meluck (Dàn lạnh) tiêu chuẩn Châu Âu, model DL14.5/402A, công suất: 15HP, có xả băng tự động… 2. Qui trình công nghệ sau khi đầu tư 2.1. Sơ đồ bảo quản kho mát Hạt giống thu hoạch (tháng 9) vụ Hè Thu 2017 Phơi, sấy Đạt tiêu chuẩn - Thủy phần bảo quản: 12% - Độ sạch 99% - Đóng gói bao 40 kg Đưa hạt giống và kho, bảo quản mát - Nhiệt độ cài đặt và duy trì ở mức 18-22oC - Ẩm độ ≤ 65% Kiểm tra chất lượng hạt giống trước khi xuất hàng - Thủy phần hạt duy trì 12 % (tiêu chuẩn cho phép ≤ 13,5 %) -Tỷ lệ nẩy mầm duy trì mức ≥ 90 % (tiêu chuẩn cho phép ≥ 80 %) Xuất hàng (tiêu chuẩn chất lượng giữ nguyên như ban đầu) 2.2 Thuyết minh quy trình - Hạt giống thu hoạch (tháng 9) từ vụ Hè Thu, được phơi sấy thủy phần 12%, sơ chế và đóng bao 40 kg, sau khi lắp đặt xong 2 kho mát, tiến hành đưa 200 tấn hạt giống vào bảo quản. - Khối lượng hạt giống đưa vào kho số 1: 90 tấn; kho số 2: 110 tấn - Bao hạt giống trong kho: được xếp thành từng lô giống, đặt trên kệ gỗ cao 15 cm, tạo rãnh thông thoáng, đảm bảo đi lại dễ dàng trong việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng và thuận lợi cho việc xử lý các tình huống khi có sự cố xảy ra. - Đóng kín cửa kho - Vân hành máy móc thiết bị làm mát hoạt động. - Chế độ cài đặt nhiệt độ trên bộ điều khiển tự động, mức nhiệt độ bảo quản mát được cài đặt ≤ 220C. - Theo dõi hoạt động hệ thống máy làm mát nhằm đảm bảo kho mát luôn được duy trì chế độ nhiệt độ là từ 18-220C, ẩm độ ≤ 65 %. - Thời gian hệ thống máy hoạt động trong ngày 8-9 giờ/24 giờ. 2.3 So sánh giữa qui trình bảo quản thông thường và bảo quản mát + Bảo quản thường bằng máy hút ẩm Ưu điểm: Chi phí đầu tư ban đầu thấp; Chi phí bảo quản thấp. 146 LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Nhược điểm: Chất lượng giống giảm; Hư hỏng nhiều, chuyển thóc thịt; Mọt gây hại thất thoát, xử lý thuốc gây độc và ô nhiễm; Gây lỗ, giảm uy tín thương hiệu . + Bảo quản kho mát T0 ≤ 220C Ưu điểm: Chất lượng giống ổn định, không hư hỏng, không bị chuyển thóc thịt; Hạn chế mọt gây hại, không xử lý thuốc, giảm ô nhiễm; Có lãi, tăng uy tín thương hiệu. Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cao; Chi phí bảo quản cao, tăng giá thành. 3. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường 3.1. Hiệu quả kinh tế Qua tính toán và so sánh về chi phí bảo quản, tổn thất trong bảo quản và giá trị thu hồi khi xuất kho với 2 phương pháp bảo quản mới và cũ, cho thấy: Chi phí bảo quản kho mát tăng cao hơn bảo quản thường: 173,704 triệu đồng, nhưng bù lại giảm tổn thất trong quá trình bảo quản so với bảo quản theo công nghệ cũ là: 305,6 triệu đồng. Giá trị thu hồi xuất bán 200 tấn hàng sau bảo quản: + Theo phương pháp bảo quản cũ giá trị thu hồi: 2,18 tỷ đồng; + Theo phương pháp bảo quản mới (BQ) giá trị thu hồi: 2,54 tỷ đồng; Giá trị thu hồi bảo quản mát tăng 360 triệu đồng so bảo quản cũ. Đồng thời, giảm tổn thất so với bảo quản cũ 382,717 triệu đồng. Như vậy, hạch toán phần thay đổi ...

Tài liệu được xem nhiều: