Danh mục

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng khu vực Tây nguyên

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.58 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của giáo dục đại học trong giaiđoạn hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp then chốt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng khu vực Tây nguyênNATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENTJournal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 9, pp. 32-41This paper is available online at http://naem.edu.vnĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊNCÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊNLữ Thị Hải Yến1Tóm tắt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng là một khâu quan trọng trong quy trình xây dựng và pháttriển đội ngũ giảng viên, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo đại học. Thựctế cho thấy, nội dung đào tạo, bồi dưỡng mà các trường cao đẳng đang thực hiện vẫn còn nặng vềhình thức tiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú trọng đúng mức việc nâng cao năng lực nghề nghiệp vàthực hành cho đội ngũ giảng viên. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của giáo dục đại học trong giaiđoạn hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp then chốt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng độingũ giảng viên các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên.Từ khóa: Đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ giảng viên.1. Mở đầuĐào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giáo dục đại họctrong giai đoạn hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Việc rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lựcnghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên như một đường xoáy trôn ốc theo chiều đi lên và tuyệt nhiênkhông có điểm dừng. Thực tế cho thấy, nội dung đào tạo, bồi dưỡng các trường đang thực hiện vẫncòn nặng về hình thức tiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao năng lựcnghề nghiệp và thực hành cho đội ngũ giảng viên. Hoạt động bồi dưỡng thông qua giao lưu khoahọc, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường được thực hiện rất ít. Các hoạt động dự giờ,thao giảng, tự bồi dưỡng hiệu quả chưa cao. Giảng viên hầu như không có thời gian thâm nhậpthực tế để nâng cao chất lượng giờ dạy. Đối với việc cử giảng viên đi học tập nâng cao trình độ,đa số các trường chưa có chế tài ràng buộc về mục tiêu và kết quả phải đạt được so với kinh phímà giảng viên được thụ hưởng. Chính vì lẽ đó, hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại cáctrường trong thời gian qua nhìn chung chưa đạt yêu cầu.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡngTrong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyêncần coi việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên là một giải pháp then chốt trong chiến lượcphát triển chung của các trường và là một hệ giải pháp toàn diện tác động trực tiếp đến chất lượngNgày nhận bài: 23/06/2017. Ngày nhận đăng: 24/08/2017.1Khoa Ngoại ngữ - Tin học - Kinh tế, Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk;e-mail: haiyen1973@gmail.com.32NGHIÊN CỨUJEM., Vol. 9 (2017), No. 9.giáo dục đại học. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên phải tập trung trên cácmặt: trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tiềm lực và phương pháp nghiên cứu khoahọc, ngoại ngữ, tin học, kiến thức lý luận chính trị và kiến thức quản lý.2.1.1. Trình độ chuyên mônĐối với một giảng viên, trình độ chuyên môn là yêu cầu bắt buộc phải cần đạt chuẩn. Vì vậy,cần đào tạo, bồi dưỡng tiềm lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trước mắt và tiêu chuẩnchất lượng theo chuẩn chức danh giảng viên. Khoa học, công nghệ thông tin đang phát triển vớinhịp độ cao, việc cập nhật tri thức mới là nhu cầu thường xuyên và không thể thiếu đối với giảngviên nhằm nâng cao trình độ, nâng cao khả năng giải quyết và xử lý những tình huống nảy sinhtrong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Thực tế cho thấytrừ khối sư phạm, rất ít người được đào tạo cơ bản về khoa học giáo dục. Đó cũng là một nguyênnhân dẫn đến sự bất cập trong việc đối mới phương pháp dạy học ở các trường đại học, cao đẳng.Do đó, nội dung bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ giảng viên hiện nay chủ yếu là kiến thức chuyênmôn, nghiệp vụ và khoa học giáo dục (phương pháp dạy học, phương pháp nghiên cứu...).Hai đối tượng cần được đào tạo nâng cao tiềm lực chuyên môn đó là đội ngũ giảng viên trẻ vàcác trưởng bộ môn chưa qua đào tạo sau đại học. Do vậy, các trường cần tập trung chỉ đạo làm tốtcác mặt sau:Thứ nhất, phải có quy định, quy chế về bằng cấp đối với giảng viên và cán bộ quản lý phải đạtđược. Muốn vậy, cần tạo điều kiện để họ được đi đào tạo như: hỗ trợ tài chính, bố trí người đảmnhận công việc thay thế ở Khoa, bộ môn.Thứ hai, chỉ đạo các đơn vị trong trường vừa tăng cường cử giảng viên đi đào tạo, vừa lựa chọnhình thức đào tạo sao cho phù hợp với hoàn cảnh công tác của giảng viên và điều kiện kinh phícủa nhà trường. Tận dụng tối đa chỉ tiêu và những chuyên ngành đào tạo đã có tại những trườngtrong khu vực. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học và tiết kiệm kinh phí. PhòngTổ chức cần thống kê lại số cán bộ lãnh đạo trong diện quy hoạch trình độ tiến sĩ để tăng cườngđào tạo nguồn cho tương lai.Thứ ba, bên cạnh việc đào tạo trong nước, cần tranh thủ tìm kiếm các nguồn học bổng đào tạo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: